SKKN Tổ chức các hoạt động thi đua cho học sinh trong lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 478
Lượt tải: 12
Số trang: 50
Tác giả: Lê Thị Minh Hương
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 2
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 50
Tác giả: Lê Thị Minh Hương
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 2
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Tổ chức các hoạt động thi đua cho học sinh trong lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh
– Đổi mới các tiêu chí thi đua theo hướng thiết thực hơn
– Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
– Tăng cường sự kết hợp giữa hoạt động thi đua của lớp với thi đua của Đoàn trường, thi thua của các tổ chức trong Nhà trường
– Kiện toàn ban cán sự lớp, nâng cao chất lượng hoạt động thi đua

 

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Đối tượng và sản phẩm của giáo dục là “Con người”. Ở đó bao gồm cả sự phát triển về trí tuệ và hoàn thiện đạo đức, nhân cách. Trong chiến lược phát triển Con người của xã hội hiện nay, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, kĩ năng, giáo dục thể chất thì giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi giáo dục đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách, tạo nền tảng phát huy những năng lực khác ở người học, giúp học sinh điều chỉnh nhận thức, lối sống và cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Từ đó, các em vượt qua được những khó khăn về tâm lí lứa tuổi, có được những kĩ năng mềm…tạo động lực để phát triển tốt về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách trong cuộc sống.
Trong các trường học hiện nay, ta dễ dàng bắt gặp câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” và Bác Hồ cũng từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng” đồng thời Người cũng định hướng cho giáo dục: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định…”. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Đó là nhiệm vụ hàng đầu trong chuỗi hoạt động giáo dục xưa và nay.
Song song với sự phát triển của xã hội thời 4.0, nền giáo dục cũng từng bước đổi mới và có những định hướng mới về đối tượng giáo dục. Học sinh bậc Trung học Phổ thông là một trong những đối tượng có nhiều chuyển biến về tâm lí, nhận thức cần được hỗ trợ, định hướng và quan tâm kịp thời. Bên cạnh những em là con ngoan, trò giỏi vẫn còn một số ít học sinh có biểu hiện lệch lạc trong đạo đức, lối sống. Vì vậy, giáo dục rất coi trọng vai trò của thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc dìu dắt, cảm hóa những học sinh gặp khó khăn về đạo đức.
Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của ngành, của trường THPT Quỳnh Lưu 4 và công tác dạy học, giáo dục tại các lớp tôi chủ nhiệm thì tôi đã tìm tòi và vận dụng các biện pháp giáo dục học sinh, đặc biệt là đối với học sinh gặp khó khăn về đạo đức. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Qua thực tế, với tư cách là một giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy cảm hóa, giáo dục học sinh gặp khó khăn về đạo đức là công việc không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ mà ở đó rất cần đến sự tận tâm, tận tình của thầy cô giáo. Thành công ở mỗi học sinh là dấu ấn của sự lan tỏa tình yêu thương và tôn trọng, dấu ấn của Nhân văn.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực chủ nhiệm lớp là: “Giáo dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về đạo đức bằng tình yêu thương tại trường THPT Quỳnh Lưu 4”.

1.2 Tính mới của đề tài
Trước hết đề tài góp phần xây dựng biện pháp để người giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh gặp khó khăn về đạo đức nói riêng nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục. Đồng thời, đề tài cũng có thể vận dụng được linh hoạt với từng trường hợp khác nhau của học sinh, khắc phục được hiện tượng vận dụng biện pháp giáo dục cứng nhắc, máy móc ở một số giáo viên mà học sinh vì thế phải chịu thiệt thòi hoặc mất đi cơ hội được thay đổi để phát triển bản thân.
Mặt khác, đề tài bám sát yêu cầu và mục tiêu cũng như đáp ứng nhu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay theo Nghị quyết 29 – NQ/TW; vận dụng thiết thực, hiệu quả tư tưởng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
Đề tài là những đúc rút từ kinh nghiệm thực tế trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân tôi, đặc biệt là từ 2 khóa học sinh (2016 – 2019) và (2019 -2022); tôi tự tìm tòi, vận dụng linh hoạt, phù hợp, sáng tạo trong từng trường hợp giáo dục cụ thể…
1.3 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh. Từ đó, bản thân cũng thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ trong công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời nhân rộng biện pháp, tăng hiệu quả giáo dục chung cho nhà trường và ngành Giáo dục.
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng
Biện pháp giáo dục đạo đức đối với học sinh gặp khó khăn về đạo đức.
1.4.2. Phạm vi
– Các hoạt động giáo dục học sinh nói chung và nội dung giáo dục học sinh gặp khó khăn về đạo đức tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng.
– Các hoạt động xã hội, các cuộc thi, hoạt động phong trào liên trường, trong huyện, tỉnh…
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Hỗ trợ, giúp đỡ học sinh lớp chủ nhiệm vượt qua khó khăn, tiến bộ về mọi mặt.
– Đề xuất một số biện pháp giáo dục góp phần xây dựng và phát huy môi trường giáo dục thân thiện, tốt đẹp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 và các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Tôi đã vận dụng các phương pháp để nghiên cứu đề tài, gồm:
– Quan sát hiện tượng.
– Nghiên cứu nội dung các tài liệu liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh cho học sinh.
– Lên kế hoạch thực hiện giáo dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về đạo đức tại lớp chủ nhiệm.
– Rút kinh nghiệm qua các trường hợp học sinh, các hoạt động giáo dục.
– Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.
– Tiến hành khảo sát học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 trước và sau khi áp dụng đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Khái niệm Đạo đức và Giáo dục đạo đức
2.1.1.1. Đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được biểu hiện dưới dạng các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với cộng đồng và với môi sinh.
Theo từ điển triết học: “Đạo đức là những quy tắc chung trong xã hội và hành vi của con người, quy định những nghĩa vụ của người này đối với người khác và đối với xã hội”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằn điều chỉnh các đánh giá, hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh truyền thống và sức mạnh dân tộc”.
Theo tác giả Trần Hậu Kiêm: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống, quan niệm, những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực đạo đức ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội. Nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội”
Như vậy, bản chất đạo đức là những qui tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, nó được hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện.
Ngày nay, phạm trù đạo đức còn bao hàm cả ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hòa bình và hợp tác cùng phát triển với các dân tộc khác. Đạo đức còn được hiểu là trách nhiệm của con người trong thực hiện nghĩa vụ công dân, được thể hiện ở thái độ, hành vi và hiệu quả học tập và rèn luyện trong lao động và hoạt động tập thể của mỗi cá nhân.
2.1.1.2. Giáo dục đạo đức
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”
Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc tiếp cận khái niệm giáo dục đạo đức trong mối quan hệ thống nhất giữa nhận thức – tình cảm – thái độ – hành vi cho rằng: “giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, xúc cảm, tỉnh cảm, niềm tin hành vi và thói quen đạo đức”
Dưới góc độ giáo dục học, giáo dục đạo đức là bộ phận hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên những hành vi và thói quen hành vi đạo đức của con người mới, xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những phẩm chất đạo đức.
Giáo dục hành vi đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.
Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa. giáo dục đạo đức chính là nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật.
2.1.2. Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức học sinh
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân….”
(Điều 23-Luật giáo dục).
Giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục trong nhà trường. Đó là quá trình giáo dục bộ phận trong tổng thể cả quá trình giáo dục và có quan hệ biện chứng với các bộ phận giáo dục khác như: giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Hồ Chủ Tịch đã nêu: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, lòng yêu nước,chủ nghĩa Mác – Lê nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học”. Chiến lược phát triển con người, yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với nhiều phương châm, như: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực; Lớp học hạnh phúc; Kỉ luật mềm, kỉ luật không nước mắt…Thực hiện chủ trương chung của ngành giáo dục, trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũng xây dựng kế hoạch giáo dục mở theo định hướng và mục tiêu của Nghị quyết 29-NQ/TW, trong đó đặt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Để giáo dục học sinh nói chung và học sinh gặp khó khăn về đạo đức nói riêng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp cần biết lựa chọn, vận dụng các biện pháp, cách thức giáo dục phù hợp, hiệu quả. Dù chọn biện pháp nào thì giáo viên cũng phải đảm bảo nguyên tắc trong tư vấn, hỗ trợ học sinh. Chuyên đề bồi dưỡng modull 5 bậc THPT, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng định hướng tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục đó là chủ thể giáo dục cần đảm bảo yêu cầu về đạo đức với ba yếu tố: bảo mật, tôn trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm; nội dung tư vấn, hỗ trợ gồm: tư vấn, hỗ trợ học tập, hướng nghiệp;tư vấn, hỗ trợ thiếtt lập mối quan hệ – giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè, giáo viên; tư vấn , hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân.
Đây là những định hướng cần thiết để giáo viên chủ nhiệm lớp vận dụng vào thực tiễn giáo dục học sinh hiện nay vừa đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và nhân văn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ song hành với nhiệm vụ giảng dạy của mỗi giáo viên. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp thì đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chủ nhiệm. Hiện nay, một bộ phận tuy ít học sinh nhưng cần sự quan tâm giáo dục kịp thời đó là những học sinh gặp khó khăn về đạo đức. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hiện tượng học sinh xô xát, ẩu đả, đánh nhau trong và ngoài nhà trường, thậm chí học sinh vi phạm pháp luật đến mức gây án, giết người …; học sinh vi phạm an toàn giao thông; nghiện game đến mức bỏ bê học tập, suy kiệt sức khỏe, tinh thần và dẫn đến những hành vi mất kiểm soát; học sinh bị tiêm nhiễm luồng văn hóa độc hại dẫn đến những cách giao tiếp, ứng xử “lệch chuẩn”; hiện tượng học sinh ăn chơi đua đòi, lười lao động, ngại học tập rèn luyện, sống thiếu lí tưởng, vô cảm…Đó là hiện trạng chung đáng báo động về đạo đức của học sinh trong các trường học trong đó có học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây của trường THPT Quỳnh Lưu 4, kết quả về xếp loại hạnh kiểm học sinh như sau: Năm học 2017-2018: Sĩ số 1331, Tốt:84.30%, Khá: 13.97%, Trung bình: 1.50%, Yếu: 0,23%; Năm học 2018-2019: Sĩ số: 1382, tốt: 85.89%, Khá 13.02%, Trunh bình 0,94%, Yếu:0,14%; Năm học 2019-2020: Sĩ số: 1402, Tốt 86,88%, Khá: 12,13%; Trung bình 0,93%, Yếu 0,07%: Năm học 2020-202: Sĩ số: 1494, Tốt: 87,48%; Khá: 10,71%; TB: 1,47%; Yếu: 0,33% và học kì I năm học 2021-2022: Tổng số HS (tính đến hết HK1): 1515, Tốt (85.61%); Khá (12.94%); TB (1.25%); Yếu (0.13%). Như vậy, hàng năm số học sinh gặp khó khăn về đạo đức (Loại khá trở xuống) của toàn trường chiếm khoảng từ 13% đến 17%.
Trong thời gian công tác, tôi nhận thấy sự bất cập, thiếu hiệu quả trong phương pháp giáo dục ở một số đồng nghiệp làm công tác chủ nhiệm lớp. Chẳng hạn, khi giáo dục những học sinh gặp khó khăn về đạo đức, lối sống một số thầy cô còn lúng túng, thể hiện sự bất lực, chán nản; một số giáo viên thiếu kiềm chế, ứng xử với học sinh chưa tế nhị, chưa hợp tình hợp lí thậm chí cực đoan, thô bạo…Điều đó cho thấy giáo viên chủ nhiệm đã vô tình tăng thêm cho các em những áp lực, dễ đem đến cho học sinh cần được giáo dục hai trạng thái tâm lí tiêu cực: hoặc là các em tự ti, mặc cảm hoặc là các em có phản ứng chống đối, ương bướng, lì lợm, bất chấp…Trong những hiện tượng học sinh có phản ứng cực đoan đó có những em đã phải bỏ học hoặc có hành vi phạm pháp rất đáng tiếc.
Thực tế tình hình các lớp tôi chủ nhiệm trong 21 năm công tác, đặc biệt hai khóa học sinh tôi đã và đang làm công tác giáo dục trong 6 năm trở lại đây là K42 (2016 – 2019 và K45 (2019 – 2022) tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 thực sự đem lại những kết quả tốt đẹp. Mặc dù, đặc thù lớp chủ nhiệm của tôi đa số là học sinh nữ, học khối khoa học xã hội nhưng không vì thế mà em nào cũng ngoan hiền, có ý thức ngay từ đầu lớp 10. Ở các khóa này, trong quá trình giáo dục chung, tôi gặp hiện tượng học sinh gặp khó khăn về đạo đức, lối sống xảy ra ở cả nam và nữ. Cụ thể các học sinh sau: Lớp A6 K42 gồm 2 em: Hồ Thị Thủy và Trần Quốc Tuấn; Lớp A6 K45 gồm 4 em: Phạm Thu Mai, Lê Thị Thanh, Nguyễn Văn Quyền, Bùi Thị Kiều My. Hiện tượng của các em gặp khó khăn về đạo đức với các biểu hiện sau:
– Em Hồ Thị Thủy (Lớp A6 K42) là một học sinh chuyển từ lớp khác sang lớp A6 vào đầu năm lớp 11 vì lí do bị hạ loại hạnh kiểm bởi thường xuyên không thực hiện đúng nội quy trường lớp, ương bướng, thậm chí vô lễ với giáo viên…
– Em Trần Quốc Tuấn (Lớp A6 K42), học kì II lớp 10 có biểu hiện chán nản, bỏ bê học tập, lên lớp ngủ, đi học giờ giấc tùy tiện, vắng học vô lí do thường xuyên tỏ thái độ chống đối và bất cần, muốn bỏ học khi được giáo viên nhắc nhở, trách phạt.
– Em Lê Thị Thanh (Lớp A6 K45) Học kì I lớp 10 đánh nhau với bạn nữ cùng lớp. Xuất phát từ một câu nói đùa mà hiểu nhầm rồi dẫn đến xích mích, hôm sau đi học Thanh đã đưa theo một đoạn tip sắt để đe dọa và hành hung, đuổi theo xe bạn về tận nhà. Hành vi của Thanh đã được các bạn trong lớp phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
– Em Nguyễn Văn Quyền (Lớp A6 K45) năm học lớp 10 nghiện game, thường xuyên nghỉ học, nói dối thầy cô, bố mẹ trốn học 3 đến 4 ngày liên tục để chơi ngoài quán internet; thường xuyên bỏ bài tập, không làm bài ở hầu hết các môn.
– Em Bùi Thị Kiều My (Lớp A6 K45) học kì II lớp 11, sa vào chuyện tình cảm, yêu đương quá giới hạn dẫn đến hiện tượng bỏ bê học tập, muốn bỏ học để kết hôn ( Phụ huynh em My chia sẻ).
– Em Phạm Thu Mai (Lớp A6 K45) lớp 10 nhiều lần nói dối bố mẹ, thầy cô trốn học, bỏ nhà đi theo nhóm bạn ngoài xã hội đi chơi, đi phượt suốt mấy ngày liền.
Hình ảnh Thu Mai đi hát karaoke theo nhóm bạn phượt (Ảnh do Thu Mai gửi cho bạn trong lớp)
Vì cuồng đi, Mai đã lựa lúc gia đình ngủ say, khoảng 2-3 giờ sáng, lén xuống bếp, mở cửa sau, bắc thang vượt tường rào đi chơi cùng hội phượt. Có lần, gia đình đã phải nhờ công an mới tìm được Mai về.
Những học sinh có biểu hiện trên về đạo đức đều để lại hậu quả nhất định như: ảnh hưởng xấu đến trường, lớp, bản thân các em đều bị hạ loại hạnh kiểm trong năm học, mất đi phẩm chất, đạo đức, danh dự của học sinh. Đây cũng chính là nguy cơ dẫn đến hiện tượng học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật….
Trước những thực trạng đó, tôi đã rất băn khoăn, trăn trở tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp giáo dục sao cho phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ các trường hợp học sinh như trên vượt qua được khó khăn, chăm lo học tập. Theo chia sẻ của các em cùng với sự tìm hiểu của bản thân, lắng nghe để tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh và xác minh, tôi biết được những khó khăn trên của các em là do một số nguyên nhân cơ bản. Đó là do tâm lí và nhận thức của lứa tuổi: thích thể hiện đẳng cấp, sự “sành điệu” của dân chơi, thể hiện cái tôi, cá tính bằng lối sống phá cách, mạo hiểm…; do áp lực từ gia đình; do sự tác động của môi trường xã hội với nhiều tệ nạn, cám dỗ; phương pháp giáo dục của gia đình và nhà trường cũng chưa trang bị kịp thời cho các em kĩ năng ứng phó, từ chối hay tự bảo vệ bản thân trong nhiều tình huống thực tế…Mỗi học sinh đã gặp phải một số khó khăn khác nhau. Vì vậy đòi hỏi thầy cô giáo cần có biện pháp giáo dục linh hoạt, đa dạng, hợp lí.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)