SKKN Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT
- Mã tài liệu: MT0131 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1896 |
Lượt tải: | 87 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 54 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tổ chức giải Việt dã
2. Tổ chức câu lạc bộ FC bóng đá của CBGVNV
3. Tổ chức Hội thi sáng tác thơ, văn dịp 20/11 của CBGVNV
4. Tuyên truyền, tư vấn về các bệnh không lây nhiễm thường gặp, tư vấn dinh dưỡng khoa học, kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân, kỹ năng ứng xử sư phạm cho CBGVNV
5. Tổ chức khám sức khoẻ thường xuyên và định kỳ cho CBGVNV
Mô tả sản phẩm
Phần mở đầu
Phần 1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Vốn quý nhất của mỗi con người chính là sức khoẻ. Có sức khoẻ sẽ có tất cả, sức khoẻ là vàng, có sức khoẻ chúng ta mới có thể làm việc hiệu quả để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khoẻ và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta”. Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu quốc (ngày 27/3/1946), Người đã nhấn mạnh tính tất yếu của việc rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho mỗi người và cho toàn dân: “ Ngày ngày tập luyện thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ…” và “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”.
Đối với nhà giáo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường hoặc giảng dạy, giáo dục học sinh với áp lực công việc rất nhiều đòi hỏi phải luôn có một trạng thái thể chất thật mạnh khoẻ để tinh thần luôn vui vẻ, phấn chấn, cảm xúc tích cực sẽ tác động tích cực đến quá trình dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đa số nhà giáo đã có sự quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, tuy vậy vì nghề giáo viên có những đặc thù phải nói nhiều, đứng nhiều, nghề đòi hỏi phải tư duy sáng tạo để đem đến những tiết dạy hấp dẫn cho học trò, ngoài thời gian công tác ở trường, ở nhà các cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV) còn phải dành nhiều thời gian cho việc soạn giáo án, và làm các loại hồ sơ theo quy định nên quỹ thời gian dành cho hoạt động thể dục thể thao bị hạn chế. Mặt khác, vì điều kiện kinh tế còn có những khó khăn nhất định hoặc tâm lý e ngại nên ít có thời gian luyện tập thể dục thể thao và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, một số CBGVNV tâm lý ngại vận động, ít hoặc không có thói quen khám sức khoẻ định kỳ, đến lúc phát hiện bệnh thì thường bệnh lý đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Sự hiểu biết kiến thức về bệnh tật, về dinh dưỡng khoa học, kiến thức kỹ năng về quản lý chăm sóc sức khoẻ bản thân, phòng chống bệnh tật còn hạn chế. Nghề nghiệp đòi hỏi phải huy động nhiều trí lực nên sức khoẻ các nhà giáo nhanh bị hao tổn, nghề dạy học phải đối mặt với nhiều áp lực nên nhà giáo dễ bị stress tâm lý, dẫn đến khả năng kiềm chế cảm xúc đôi khi thiếu tích cực. Nghề giáo viên đa số đến lúc tuổi nghề và tuổi đời đã cao thường dễ mắc các bệnh lý nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác.
Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) trong nhà trường sẽ có tác dụng rất tốt trong việc tạo môi trường văn hoá lành mạnh, sân chơi bổ ích, trí tuệ cho CBGVNV tham gia rèn luyện, biểu diễn, phát
triển các năng khiếu bản thân, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng về tâm lý, đặc biệt khi có sự tư vấn, chia sẽ hướng dẫn để mỗi CBGVNV hình thành được thói quen, kỹ năng rèn luyện, chăm lo bảo vệ sức khoẻ, thể chất, tinh thần sẽ giúp cho CBGVNV có được thể trạng sức khoẻ tốt góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Chăm lo phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có tính quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Nên đòi hỏi sự quan tâm của chính quyền và tổ chức công đoàn trong nhà trường.
Từ nhận thức và yêu cầu trách nhiệm là lãnh đạo đơn vị và là thành viên ban chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của CBGVNV và học sinh trong nhà trường. Từ thực tế tình hình sức khỏe của CBGVNV trong nhà trường trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Chúng tôi đã có trăn trở, nghiên cứu xây dựng kế hoạch, tìm ra những giải pháp để tổ chức thực hiện các hoạt động giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe và phòng chống bệnh tật cho CBGVNV, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao (VH-VNTDTT) xây dựng thành phong trào thi đua rèn luyện sức khoẻ thường xuyên, nâng cao ý thức chăm lo, rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ cho CBGVNV trong nhà trường có hiệu quả. Từ kinh nghiệm đó chúng tôi đã phát triển và đúc kết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Quỳnh Lưu 3”.
- Tính mới của đề tài
Đề tài đã trình bày được những giải pháp tổ chức các hoạt động VH-VNTDTT có hiệu quả trong nhà trường để nâng cao sức khoẻ, thể chất và tinh thần cho đội ngũ nhà giáo. Các giải pháp có tính hệ thống, có chiều rộng và chiều sâu phù hợp với thực tiễn và chiến lược bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho CBGVNV trong nhà trường THPT. Trong đó có các giải pháp sáng tạo như: Tuyên truyền, tư vấn kiến thức về các loại bệnh thường gặp phổ biến; dinh dưỡng khoa học hợp lý, khám sức khoẻ tổng quát định kỳ, tuyên truyền tư vấn các kĩ năng kiềm chế cảm xúc, ứng xử văn hóa nơi công sở; thành lập và phát triển các câu lạc bộ VH-VN-TDTT cho CBGVNV tham gia rèn luyện thích ứng, linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp và phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường là những giải pháp có tính mới và hiệu quả.
Các giải pháp trên giúp cho Hiệu trưởng nhà trường, Ban chấp hành Công đoàn có thêm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo của nhà trường hàng năm, cũng như xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường với tầm nhìn đến năm 2030, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thương hiệu của nhà trường.
Các giải pháp được nêu trong đề tài sẽ giúp nhà trường phổ thông thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
- Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp tổ chức các hoạt động VH-VN-TDTT để nâng cao sức khoẻ, thể chất, tinh thần cho CBGVNV ở trường THPT hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Từ phân tích, quan sát thực trạng hồ sơ sức khoẻ của CBGVNV qua khám định kỳ; hiệu quả, năng suất thực hiện nhiệm vụ được phân công của CBGVNV; thực tiễn tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để có kết luận về ảnh hưởng tích cực của các giải pháp đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của CBGVNV.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Từ nghiên cứu các tài liệu, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch nhiệm vụ của liên ngành, của ngành giáo dục và đào tạo về phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khoẻ, thể chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo để từ đó đề ra các giải pháp tuyên truyền, tư vấn, và t
Phần 2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm sức khoẻ, vai trò của sức khoẻ đối với CBGVNV
Sức khoẻ là trạng thái hoạt động thoải mái một cách toàn diện về thể chất, tinh thần, xã hội và không có bệnh tật.
Sức khoẻ thể chất: là sự sảng khoái và thoải mái của cơ thể con người, thể hiện ở sức lực của cơ thể, sự nhanh nhẹn dẻo dai, khả năng có thể chống lại các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng, thích nghi nhanh được với các yếu tố, điều kiện khắc nghiệt của môi trường tự nhiên và xã hội.
Sức khoẻ tinh thần: là cảm xúc tích cực và trạng thái tâm lý tốt nhất của mỗi cá nhân.
Sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ, mật thiết. Người xưa vẫn thường nói: “Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể cường tráng” và để có một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh thì nhất thiết phải rèn luyện thân thể. Trên thế giới, nhiều lãnh tụ cách mạng và nhiều nhà tư tưởng lớn trước đây rất coi trọng việc rèn luyện thân thể, họ cho rằng: “Con người phát triển toàn diện là con người được phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao động”. Trong số các danh nhân văn hóa thế giới được Liên hợp quốc suy tôn thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về rèn luyện thân thể. Tấm gương của Người luôn được nhân dân ta và thế hệ trẻ noi theo.
2.1.2. Quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Ngày 25.10.2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Nghị quyết này đã nêu 5 quan điểm, 9 nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 67 năm; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số. Tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35%; tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với 12 loại Vắc xin. Tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%…
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030 đã đề ra chỉ tiêu về xã hội, trong đó tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
Phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” và “Nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Để thực hiện quan điểm chỉ đạo này, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Đảng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục. Đại hội XIII nhấn mạnh: “Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục. Chất lượng đội ngũ nhà giáo ngoài các năng lực chuyên môn và kĩ năng sư phạm thì chất lượng đó còn phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ, thể chất, tinh thần của nhà giáo để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Trên cơ sở căn cứ các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của sở giáo dục và đào tạo, của công đoàn ngành giáo dục để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục và các đoàn thể xây dựng chương trình hoạt động phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]