SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương
- Mã tài liệu: BM9174 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 729 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Yên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Yên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Nội dung của một buổi hoạt động ngoại khoá Ngữ văn địa phương chúng tôi xây dựng gồm có 5 phần cơ bản, được sắp xếp theo trình tự như sau:
Phần 1: Văn nghệ chào mừng
Phần 2: Kể tên đất và người quê hương Yên Định, Thanh Hóa qua tục ngữ, ca dao.
Phần 3: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương Thanh Hóa.
Phần 4: Phần thi năng khiếu: kể chuyện dân gian, ngâm một bài thơ hiện đại trong chương trình văn học địa phương.
Phần 5: Trò chơi dân gian: Kéo co
Xen kẽ giữa các phần thi là những câu hỏi dành cho khán giả.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Ngữ Văn là môn học có vị thế quan trọng trong chương trình phổ thông bởi môn học góp phần rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng nhân cách tốt đẹp cho các em, định hướng cho các em những tình cảm trong sáng đẹp đẽ nhất giúp các em luôn hướng đến lối sống đẹp có ích cho đời, biết yêu thương gia đình, yêu quê hương, tự hào vẻ đẹp truyền thống của đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách các em. Để làm được điều này thì một phần nhờ những tiết dạy chương trình địa phương trong môn Ngữ Văn.
Văn học địa phương có vị trí và vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học ở các địa phương khác nhau.Qua chương trình địa phương, học sinh được bổ sung vốn hiểu biết về Ngữ văn và Văn hóa địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương, với quê hương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời giáo dục ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa cũng như tinh thần, ý thức và hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh đang sinh sống
Nhưng trong thực tế dạy – học chương trình Ngữ văn từ trước đến nay, vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, từ nội dung đến cách thức tiến hành, trong đó khó khăn lớn nhất là nội dung dạy – học. Tài liệu phục vụ công tác dạy và học chưa phong phú. Học sinh không có điều kiện để sưu tầm tài liệu phục vụ cho tiết học của mình. Phần kiểm tra đánh giá còn nhẹ nên một phần nhỏ giáo viên có tư tưởng xem nhẹ các tiết dạy chương trình địa phương
Mặt khác trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã nỗ lực cố gắng kết hợp các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng nhưng bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì tiết học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết tính tích cực và khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của dạy và học, ảnh hưởng tới nhận thức hiểu biết và tinh thần, lòng tự hào của các em về truyền thống, về lịch sử, về phong tục tập quán, những thói quen, đặc điểm ngôn ngữ…..
Để đảm bảo cho việc nắm bắt những kiến thức về Văn học địa phương, khơi dậy niềm hứng thú với môn học, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là có sự hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương Yên Định nơi các em sinh ra và lớn lên, vì vậy bằng kinh nghiệm của bản thân tôi xin được trình bày sáng kiến “Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương”. Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện ở trường THCS Lê Đình Kiên trong năm học …………với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp. Mong rằng bằng một vài kinh nghiệm của mình sẽ góp phần nhỏ vào việc giảng dạy
chương trình địa phương Ngữ văn ở trường THCS .
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
– Nhằm giúp giáo viên và học sinh THCS có tài liệu tham khảo để hỗ trợ quá trình tiếp nhận và bổ sung kiến thức về chương trình địa phương Ngữ văn.
– Khơi gợi cho các em niềm hứng thú, say mê với môn Văn nói chung và chương trình Ngữ văn địa phương nói riêng
– Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: làm việc nhóm, kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sống ….
– Giúp học sinh biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh để giới thiệu về một di tích hoặc thắng cảnh của quê hương Yên Định nói riêng và quê hương Thanh Hóa nói chung.
– Bổ sung kiến thức đang học cho học sinh, thay đổi hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
– Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý, tự hào, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-Hoạt động ngoại khóa; các trò chơi dân gian; giới thiệu tục ngữ, ca dao – dân ca Thanh Hóa; viết bài giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh Thanh Hóa; tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn học ở Thanh Hóa và viết về Thanh Hóa sau năm 1975 và một số nội dung ở các phần đọc thêm cũng như những nội dung kiến thức bổ sung thêm về quê hương Yên Định, Thanh Hóa …..để trình bày trong sáng kiến này.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phân tích và tổng hợp
– Thống kê
– Sưu tầm tư liệu
– Trò chơi
– Và các phương pháp khác.
- NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN .
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định mục tiêu việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo: “ Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy- học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học”. Nghị quyết của Đảng cũng đã khẳng định: “Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục cũng phải đổi mới”. Chính vì vậy bản thân chúng ta cũng phải đổi mới chương trình cũng như phương pháp dạy học để tiết học phong phú, hấp dẫn hơn.
Đối với dạy văn học địa phương việc cung cấp cho học sinh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đầy đủ về các đối tượng học tập là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhất là các phương pháp mang tính hiện đại đổi mới như ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi nội dung, mỗi bài học cụ thể một cách hợp lí, sáng tạo và có hiệu quả cao.
Để phục vụ tốt công tác giảng dạy Văn học địa phương thì hoạt động bổ trợ có hiệu quả đó là hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực bổ ích và có hiệu quả nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học vì thế vừa là hoạt động giáo dục vừa là hoạt động thẩm mỹ “góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ đạo đức thể dục và mĩ dục” (Phan Trọng luận Phương pháp dạy văn Nxb Đại học Quốc gia 1996 Tr. 381).
Việc Bộ giáo dục đào tạo tiếp tục khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đã tạo tiền đề cho
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]