SKKN Tổ chức hoạt động tự lực giải bài tập phần “Quang hình học” chương trình Vật Lí 9 nhằm phát triển năng lực tự học và tính tích cực cho HS
- Mã tài liệu: BM9286 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 896 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Đồng Khởi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Đồng Khởi |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức hoạt động tự lực giải bài tập phần “Quang hình học” chương trình Vật Lí 9 nhằm phát triển năng lực tự học và tính tích cực cho HS” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Định hướng sáng tạo: Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán và yêu cầu cả lớp giải bài tập trên theo các bước giải dưới đây. (Cách định hướng này giành cho đối tượng là những HS khá giỏi)
Bước 1: Dựa vào quá trình tạo ảnh của vật qua thấu kinh phân kỳ để vẽ hình.
Bước 2: Vận dụng các kiến thức hình học và đặc điểm của tật cận thị khi đeo thấu kính phân kỳ để tìm mối liên hệ giữa cái đã cho với cái phải tìm.
Bước 3: Luận giải ra kết quả
* Định hướng chương trình hóa: Với cách định hướng thứ nhất, ta chỉ thấy được một số HS có năng lực khá tốt mới hoàn thành yêu cầu, cho nên để đảm bảo được tất cả các em đều có thể làm bài ta tiếp tục hướng dẫn các em chưa biết làm giải bài tập bằng các câu hỏi định hướng dưới đây:
Bước 1. Hãy tóm tắt đầu bài? (Gọi một HS lên bảng tóm tắt đề bài, yêu cầu những HS khác theo dõi và cho ý kiến nhận xét)
Bước 2. Dự kiến những khó khăn mà HS gặp phải
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu.
I.1. Lý do chọn đề tài
Trong thực tế dạy học ở các trường trung học cơ sở, việc hướng dẫn HS giải bài tập Vật Lí chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được hết vai trò của bài tập Vật Lí trong dạy học. Hầu hết GV ít chú ý đến việc tổ chức hoạt động giải bài tập Vật Lí theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Đa số HS còn thụ động, chưa tích cực, tự lực trong học tập, trong việc giải bài tập Vật Lí. Vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan, những bài tập giải sẵn trong sách tham khảo…, làm cho HS học một cách thụ động, máy móc, ỉ lại, giải bài tập theo một lối mòn sẵn có mà ít tự mình nỗ lực tìm lời giải cho bài toán. Các em xem việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong học tập là sự bắt buộc và thường có tâm lí đối phó. Việc hướng dẫn HS giải bài tập theo các dạng bài tập để đạt điểm cao trong các kỳ thi, nên dẫn đến phần lớn các em có thói quen sau khi đọc đề bài toán xong thì áp dụng ngay công thức, đối chiếu các dạng bài tập đã được học giải bài tập mà không có sự phân tích để tìm ra ý nghĩa Vật Lí của bài toán, ít liên hệ với thực tiễn nên việc vận dụng những kiến thức Vật Lí vào đời sống thực tiễn chưa cao. Tình hình thực tế đó cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, phát triển tư duy của HS trong giải bài tập Vật Lí là vấn đề cần được quan tâm.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động tự lực giải bài tập phần “Quang hình học” chương trình Vật Lí 9 nhằm phát triển năng lực tự học và tính tích cực cho HS.”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu tìm các hình thức tổ chức, hướng dẫn cho HS tự lực giải bài tập phần “Quang hình học” nhằm phát triển năng lực tự học, tính tích cực cho HS.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Quá trình dạy học vật lý THCS. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình tổ chức HS giải bài tập Vật Lí phần “Quang hình học” lớp 9.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu : Tổ chức hoạt động tự lực giải bài tập phần “Quang hình học” nhằm phát triển năng lực tự học và tính tích cực cho HS. Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Lương thế vinh, thị trấn buôn trấp, huyện Krông ana, tỉnh Đắk Lắk.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng ba phương pháp để nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp điều tra –phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học.
II .Phần Nội Dung
II .1 Cơ Sở Lý Luận
Muốn tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, trước hết GV phải nắm bắt được thực trạng của tính tích cực nhận thức dựa vào những dấu hiệu, những biểu hiện cụ thể.
GV muốn phát hiện được HS có tính tích cực học tập hay không, cần dựa vào những dấu hiệu sau đây:
– HS có chú ý, tập trung tư tưởng học tập không.
– HS có hăng hái tự nguyện tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không.
– HS có đọc thêm, làm thêm bài tập khác không.
– HS có hay lui tới thư viện, cửa hàng sách hay không.
– Có biểu hiện hứng thú, say mê, có hoài bão học tập không.
– Có quyết tâm, có ý chí vượt khó trong học tập không.
– Có thể hiện sáng tạo trong học tập không.
Muốn dạy học có hiệu quả cao thì người giáo viên cần tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của học sinh theo chiến lược hợp lý sao cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, xây dựng tri thức cho bản thân và thông qua đó từng bước phát triển, hoàn thiện năng lực trí tuệ và cá nhân của bản thân.
Để tổ chức qua trình dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực , tự lực của HS cần xác định rõ mục tiêu dạy học một cách cụ thể, có phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thúc của HS một cách phù hợp. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và tự lực của HS thông qua rèn luyện giải BTVL như sau:
– Lựa chọn bài tập phù hợp, vừa sức với học sinh.
– Sử dụng phối hợp các phương pháp và các phương tiện dạy học hiện đại khi giải bài tập.
– tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực giải bài tập vật lý.
– Dạy bài tập cho HS theo hướng phát triển bài tập.
– Chú trọng rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình giải bài tập.
– Kiểm tra, đánh giá và khuyến khích sự tự kiểm tra, đánh giá HS khi giải bài tập.
II. 2 Thực Trạng
- Thuận lợi và khó khăn .
-
- Một số thuận lợi:
Đây là dịp phát huy tư duy trừu tượng, tính tích cực, tự lực cho HS rất có hiệu quả, nếu tận dụng được thời gian để cho HS làm các loại bài tập khác nhau.
GV sẽ phát huy được năng lực tự học của HS nếu tổ chức và hướng dẫn cho HS tự giải các bài tập .
1.2 Một số khó khăn:
GV cần tìm ra qui trình giải bài toán và các cách định hướng giải các bài tập quang hình vì SGK không giới thiệu.
HS gặp khó khăn khi giải các bài toán có liên hệ thực tế.
Kiến thức của HS còn thiếu tính hệ thống.
HS chưa phát triển được kỹ năng tư duy bậc cao, khả năng diễn đạt còn yếu.
- Thành công – Hạn chế.
2.1 Thành công.
– Rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình giải bài tập.
– Phát huy tư duy trừu tượng, tính tích cực, tự lực cho HS rất có hiệu quả, tận dụng được thời gian để cho HS làm các loại bài tập khác nhau.
2.2 Hạn chế.
– Cách giải bài tập giữa các giáo viên chưa có sự đồng bộ về phương pháp nên các em học sinh khó khăn trong việc thích nghi.
– HS gặp khó khăn khi giải các bài toán có liên hệ thực tế, Kiến thức của HS còn thiếu tính hệ thống. HS chưa phát triển được kỹ năng tư duy bậc cao, khả năng diễn đạt còn yếu.
- Mặt mạnh – Mặt yếu.
3.1 Mặt mạnh.
– GV đã biết cách kích thích khả năng tự học trong học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]