Logo Kiến Edu

SKKN Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) nhằm giáo dục tình yêu Biển – Đảo cho học sinh

Giá:
50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Địa lí
Lớp: 9
Bộ sách:
Lượt xem: 845
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
22
Lượt tải:
5

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) nhằm giáo dục tình yêu Biển – Đảo cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Giải pháp 1:Tạo điều kiện gần gũi giữa thầy và trò để hiểu thêm về tâm tư nguyện vọng của các em trong quá trình học môn Địa lí.
Giải pháp 2: Giáo dục cho các em hiểu môn Địa lí cũng quan trọng giống như các môn học khác. Hiểu Địa lí là hiểu được một phần của thế giới. Hiểu về biển là góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Giải pháp 3: Khuyến khích tinh thần và khả năng học tập của học sinh bằng cách tạo cho các em có cơ hội thể hiện mình trước tập thể lớp.
Giải pháp 4:Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng như ở nhà.

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

        Biển – Đảo Việt Nam là một bộ phận cơ bản, quan trọng của lãnh thổ nước ta. Từ ngàn xưa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì nhân dân ta đã hướng về biển, chinh phục biển nó được thể hiện: Con người sống trên biển, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, đi lại trên biển, giao thương buôn bán với nhiều nước trên Thế giới qua đường biển. Qua bao sự thăng trầm của dân tộc, biển đã góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước. Cũng vì thế, bao thế hệ cha ông đã đấu tranh để bảo vệ biển. Biển rất giàu và đẹp, đem lại cho nhân dân ta nhiều giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần, nuôi sống hàng triệu người Việt Nam và góp phần đưa Việt Nam hội nhập với Thế giới. Với giá trị to lớn đó, ai ai cũng hướng về Biển – Đảo.

       Thế nhưng để hiểu được sâu sắc về Biển thì không phải ai cũng biết, Biển Việt Nam rộng đến đâu? Gồm bao nhiêu bộ phận, mỗi bộ phận con người được khai thác – sử dụng – quản lí như thế nào? Tên các hòn đảo? Tên các loài thủy sản, các bãi biển, các loại khoáng sản, các tuyến giao thông biển, các cảng biển, các hòn đảo, các giá trị của biển? v.v và v.v…

       Với những kiến thức trên, học sinh có thể biết một cách khái quát. Hoặc nghĩ rằng biển rộng lớn bao la, sóng to, gió lớn, con người qúa nhỏ bé khi đứng trước biển .Nhưng không, biển tuy lớn nhưng trí tuệ của con người còn lớn hơn biển rất nhiều. Cần thay đổi suy nghĩ đó để các em hiểu được rằng: Biển chính là môi trường sống không thể tách rời của bộ phận lãnh thổ, con người Việt Nam.

        Là học sinh trường miền núi xa biển, các em biết đến Biển chủ yếu qua các kênh thông tin như đài, báo, ti vi, qua mạng internet. Chỉ một số em rất ít được đi tắm, ngắm biển một vài lần mà thôi. Làm sao để các em hiểu thật sâu sắc và chuyển thành tình yêu thực sự với biển là điều không hề đơn giản? Khi các em chưa hiểu sâu sắc về giá trị của biển thì làm sao các em yêu biển được.

       Trong chương trình Địa lí THCS nói chung, những nội dung bài học có kiến thức liên quan về biển nói riêng, Bộ giáo dục đã đề cập tích hợp dạy học và giáo dục học sinh về biển. Với tôi, qua nhiều năm giảng dạy đã vận dụng nhiều phương pháp nhưng kết qủa chưa được như mong muốn. Vì vậy, năm học ……….tôi đã thử “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) nhằm giáo dục tình yêu Biển -Đảo cho học sinh”, cung cấp cho các em không chỉ kiến thức về biển mà mong muốn qua đó giáo dục cho các em tình yêu với Biển -Đảo quê hương, khẳng định chủ quyền Biển -Đảo Việt Nam.

      Trên cơ sở kiến thức bài học, các em vận dụng một số trò chơi đơn giản, không tốn kém, không mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại cao. Qua các tiết dạy học năm ……….bước đầu đã đạt hiệu quả. Các em thích tham gia khám phá, tìm tòi, thích học môn Địa lí hơn, hiểu sâu sắc hơn về biển, mong muốn trong tương lai được tham gia các hoạt động có liên quan đến biển đặc biệt bảo vệ vùng biển – đảo Việt Nam vì thế hệ các em cần tiếp tục vươn ra biển lớn.

        Vì lý do trên, tôi đã lựa chọn “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) nhằm giáo dục tình yêu Biển – Đảo cho học sinh”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

– Một là, cung cấp cho các em kiến thức về biển trong phạm vi kiến thức THCS.

– Hai là, giáo dục tình yêu của các em với biển – đảo Việt Nam ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường THCS.

– Ba là, không chỉ biết, không chỉ hiểu mà cần phải có hành động ngay từ bây giờ và cả trong tương lai phải giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển – đảo Việt Nam bằng nhiều việc làm khác nhau như học để hiểu cũng là một cách góp phần bảo vệ chủ quyền biển – đảo.

– Bốn là, là học sinh THCS trên một đất nước có biển, không có lý do gì mà không hiểu về biển nước mình.

– Và thông qua một số trò chơi giúp các em có thêm kĩ năng suy nghĩ độc lập để tìm tòi, hợp tác.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

-Vận dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí nhằm giáo dục cho các em có tình yêu đối với biển – đảo Việt Nam.

-Đối tượng giáo dục là học sinh lớp 9 trường THCS Thị trấn Cành Nàng

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 

+Căn cứ vào các đơn vị kiến thức có liên quan đến biển ở phần phân hóa lãnh thổ.

+Căn cứ vào khả năng tìm tòi, tiếp thu kiến thức và tham gia của học sinh.

+Thông qua việc khảo sát thực tế 48 học sinh của 2 lớp 8A và 8B năm học ……….. Cụ thể thông qua các bài học Địa lí 8 các em đều có khả năng để trả lời:

Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam – trang 81 -> 86.

Bài 24. Vùng Biển Việt Nam   –  trang 87  -> 92.

Bài 37.  Đặc điểm sinh vật Việt Nam  – trang 97->99

Bài 41.Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ – trang 140 ->142

Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ – trang 144->147

Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ – trang 148-> 151.

Các bài học trên đều có một phần đơn vị kiến thức về biển.

          Đến năm học ………., học sinh lớp 8A lên 9A, 8B lên 9B tôi đã thống kê trong từng lớp học sẽ được tỉ lệ học sinh tham gia trò chơi là bao nhiêu; Có bao nhiêu bài; bao nhiêu nội dung có liên quan đến kiến thức về biển.

         Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về kiến thức trong bài học, khả năng học tập của học sinh tôi đã tiến hành “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ ) nhằm giáo dục học sinh với tình yêu Biển-Đảo”.

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

         Trong sách giáo khoa Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) có 6 vùng kinh tế giáp biển bao gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (riêng Tây Nguyên là vùng thứ 7 không giáp biển) và một nội dung về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển – Đảo..

         Khi học về 6 vùng kinh tế giáp biển, giáo viên và học sinh cần phải tìm hiểu các mục:

Mục I.Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ. Xem vị trí vùng kinh tế đó có giáp biển không, giáp biển ở phía nào; Lãnh thổ gồm mấy bộ phận (đất liền và biển); Có thể xác định một số đảo, quần đảo lớn trong vùng.

Mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có tìm hiểu nguồn tài nguyên về biển trong vùng: khoáng sản, thủy sản, du lịch…

Mục IV. Tình hình phát triển kinh tế. Trong đó ngành kinh tế nào phát triển dựa vào nguồn tài nguyên biển.

Mục V. Các trung tâm kinh tế. Trong đó tìm hiểu có trung tâm kinh tế nào ven biển không?

        Khi học về nội dung Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển – Đảo. Trên cơ sở các em đã được học về một số bài ở chương trình Địa lí lớp 8 như đã nói ở trên và một phần nhỏ kiến thức ở 6 vùng kinh tế nêu trên thì đến nội dung này, các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các bộ phận của vùng biển nước ta, các ngành kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

         Căn cứ vào nội dung kiến thức trên, mục tiêu bài học, thực tiễn trong quá trình dạy và học. Tôi đã “Vận dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) nhằm giáo dục học sinh với tình yêu Biển – Đảo”. Với trò chơi này không tốn kém về kinh tế, học sinh chỉ cần chuẩn bị: giấy trắng, bút dạ đen, kéo cắt giấy, lá cờ tổ quốc bằng giấy giấp cầm tay; Không mất nhiều thời gian tổ chức trò chơi, chỉ cần 5-7 phút là hoàn thành một đơn vị kiến thức; Phù hợp với khả năng học tập tiếp thu của các em nhưng đòi hỏi các em phải có trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ, khả năng tự tin trình bày trước tập thể lớp, tạo ra không khí lớp học sôi nổi mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức bài học, đáp ứng mục tiêu của bài.

2.2. Thực trạng khi chưa vận dụng “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 nhằm giáo dục tình yêu Biển-Đảo cho học sinh THCS thị trấn Cành Nàng ”

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Lớp 6
Địa lí
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)