SKKN Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Sinh hoạt dưới cờ)
- Mã tài liệu: MT0369 Copy
Môn: | CHỦ NHIỆM |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 552 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | PTTHSP Tràng An. |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | PTTHSP Tràng An. |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Sinh hoạt dưới cờ)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Một số trò chơi được sử dụng trong tiết sinh hoạt dưới cờ
* Đuổi hình bắt chữ
* Đấu trường trí tuệ/ Ai là nhà thông thái:
* BINGO
* Vua tiếng Việt
* Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm/ Viết thư/ Trò chơi phản xạ
* Truyền điện
* Trắc nghiệm tâm lí
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
– Tên sáng kiến: “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Tiết sinh hoạt dưới cờ)”
– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiết sinh hoạt dưới cờ – Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2022 – 2023
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Giải pháp cũ thường làm
Tiết học mang nội dung nghi thức “chào cờ”, sơ kết tuần, triển khai công tác tuần mới. Do đó thường là có lệ, có thể được rút ngắn thời gian. Tiết học có nội dung khen thưởng, biểu dương nhưng còn rất ít. Và thông thường hay dùng để nhắc nhở, khiển trách học sinh vi phạm; nhắc nhở học sinh tự giác rèn luyện và học tập.
Tiết học có thể được lồng ghép các nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức thông qua giáo dục nêu gương các tấm gương tiêu biểu
Phát động các phong trào thi đua, tình nguyện, thiện nguyện
Ngoài ra còn một số hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa văn nghệ
Giải pháp cũ thường làm có những ưu nhược điểm như sau: + Ưu điểm:
– Học sinh biết được tình hình thi đua của các lớp trong tuần trước; các công tác cần triển khai trong tuần.
– Là tiết học mang tính giáo dục cao. Với việc lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tấm gương tiêu biểu, hướng học sinh tới lối sống lành mạnh, nhân ái, có ý thức tự chủ, kỉ luật cao .
– Là khoảng thời gian học sinh được thư giãn, tạo tâm thế mới cho tuần học.
+ Nhược điểm
– Một số nội dung mang tính hình thức, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Học sinh bị thụ động trong cách tiếp thu các kiến thức.
– Chỉ chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, chưa chú trọng nhiều trong việc rèn luyện năng lực cho học sinh.
– Tính định hướng hướng nghiệp cho học sinh chưa rõ ràng .
2.2. Giải pháp mới cải tiến
a. Mô tả bản chất của giải pháp mới
Tiết học sinh hoạt dưới cờ được xây dựng theo hướng định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Về nội dung của tiết học hướng vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, tiết học tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
Việc thiết kế các trò chơi đưa vào trong tiết học giúp học sinh tăng sự tương tác với nhau, đồng thời giúp các em không chỉ là rèn luyện mà còn phát huy được hết các năng lực vốn có của bản thân; có được định hướng rõ ràng hơn trong tương lai, từ đó có kế hoạch học tập và rèn luyện theo hướng nghề nghiệp đã chọn. Ngoài ra còn tăng hứng thú trong tiết học, khởi động tâm thế hứng khởi cho một tuần học mới.
Một số trò chơi được sử dụng trong tiết sinh hoạt dưới cờ
* Đuổi hình bắt chữ
+ Các phẩm chất và năng lực được hình thành và rèn luyện: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học + Đối tượng áp dụng: Hoạt động khởi động trước khi vào chủ đề.
+ Cách thức tổ chức: Người quản trò đưa ra các bức tranh/ câu đố yêu cầu học sinh chỉ ra từ khóa. Từ khóa thường là những từ liên quan đến nội dung của chủ đề cần trao đổi của tiết học.
Ví dụ: Chủ đề tình bạn – tình yêu – gia đình:
* Đấu trường trí tuệ/ Ai là nhà thông thái:
+ Các phẩm chất, năng lực được hình thành và rèn luyện: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học + Đối tượng áp dụng: Các tiết sinh hoạt có nội dung giáo dục hướng tới các kiến thức lịch sử, kinh tế, xã hội, pháp luật. Ví dụ: Tìm hiểu về truyền thống nhà trường, Nói chuyện về Phụ nữ Việt Nam, Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, Truyền thống cách mạng,
Covid và ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội…. + Cách thức tổ chức:
Người quản trò xây dựng hệ thống câu hỏi, thông thường là những câu trắc nghiệm với 4 đáp án.
Các lớp sẽ cử đại diện thành lập đội chơi hoặc chơi theo hình thức cá nhân. Hình thức chơi có thể giống các chương trình “đấu trường 100”, “ai là triệu phú”, “đường lên đỉnh olympia”…
Với trò chơi này có thể chơi theo hình thức truyền thống, người quản trò đưa câu hỏi, học sinh đưa đáp án. Hoặc có thể áp dụng các công cụ công nghệ như Kahoot!, Quizziz…; với việc áp dụng phần mềm vào thì tất cả học sinh đều được tham gia,
Ví dụ: Với chủ đề “Nói chuyện về người phụ nữ Việt Nam”, chúng tôi xây dựng trò chơi “Ai là nhà thông thái” với 10 câu hỏi nhằm đưa các thông tin cho các em. Khi câu hỏi được đưa ra ai là người giờ tay nhanh nhất sẽ là người giành được quyền trả lời. Sau khi trả lời xong người quản trò sẽ chia sẻ thêm một số thông tin liên quan.
* BINGO
+ Các phẩm chất, năng lực được hình thành và rèn luyện: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học + Đối tượng áp dụng: Các tiết sinh hoạt có nội dung giáo dục hướng tới các kiến thức lịch sử, kinh tế, xã hội, pháp luật. Ví dụ: Tìm hiểu về truyền thống nhà trường, Nói chuyện về Phụ nữ Việt Nam, Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, Truyền thống cách mạng,
Covid và ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội….
+ Cách thức tổ chức: Trò chơi này là biến thể với trò đấu trường trí tuệ/ ai là nhà thông thái
Người quản trò xây dựng hệ thống câu hỏi, thông thường là những câu trắc nghiệm với 4 đáp án.
Các lớp sẽ cử đại diện thành lập đội chơi.
Cách thức chơi giống trò BINGO mà các em hay chơi. Chỉ khác, khi thành viên chơi sau khi trả lời được câu hỏi của ban tổ chức đưa ra mới được gọi ra con số mình lựa chọn. Đội nào hoàn thành được cụm từ BINGO trước thì hô to và giành chiến thắng.
* Vua tiếng Việt
+ Các phẩm chất và năng lực được hình thành và rèn luyện: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học
+ Đối tượng áp dụng: Hoạt động khởi động trước khi vào chủ đề, hoạt động nối tiếp
(có thể kết hợp với một trò chơi khác). Tất cả các chủ đề đều có thể áp dụng trò chơi vào.
+ Cách thức tổ chức:
Người quản trò yêu cầu 5 đến 10 học sinh lên chơi.
Người chơi lần lượt nối câu theo yêu cầu của người quản trò, câu sau không được trùng lặp nội dung câu trước. Ví dụ: Đưa ra các câu có từ chỉ các loài chim/ cá dưới biển/ các loài cây quý/ động vật cần được bảo tồn…Người/ đội thua là người/ đội không thể đưa ra đáp án tiếp theo của mình trong khoảng thời gian quy định.
Hoặc trò chơi giữ ghế: Một học sinh ngồi xuống ghế, các học sinh khác dùng lời nói của mình để có thể khiến bạn rời khỏi chiếc ghế của mình. Người chiến thắng là người cuối cùng vẫn ngồi trên ghế khi thời gian kết thúc.
Ví dụ: Trong chủ đề “Diễn đàn về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình”: Người quản trò mời 6 học sinh, chia làm 2 đội, yêu cầu hãy đưa ra các câu tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ, ca dao nói về gia đình. Như: anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần/ Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con/ Anh em hiếu thảo thuận hiền, chớ vì đồng tiền mà mất lòng nhau…
Trong chủ đề “xu thế nghề nghiệp hiện nay”: Quản trò yêu cầu các đội nối câu của đội trước mà có chứa từ chỉ nghề nghiệp của nước ta. Như: Kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà
– Nhà đang được xây dựng lên – Lên đường đi nghĩa vụ công an…
* Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm/ Viết thư/ Trò chơi phản xạ + Các phẩm chất, năng lực được hình thành và rèn luyện: Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
+ Đối tượng áp dụng: Thông thường là hoạt động khuấy động, làm nóng bầu không khí; xây dựng vào các tiết sinh hoạt có nội dung giáo dục
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]