SKKN Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm nhằm hỗ trợ giáo viên và phát huy năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh
- Mã tài liệu: MT0093 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 489 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm nhằm hỗ trợ giáo viên và phát huy năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2. Giới thiệu một số phần mềm giúp giáo viên chuyển đổi số, hỗ trợ giáo viên và phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của sinh lớp chủ nhiệm trong phạm vi đề tài
2.1. Phần mềm “Zalo, messenger”
2.2. Phần mềm: “Zoom Cloud Meetings”, ” Google Meet”.
2.3. Phần mềm: “Google sheet”
2.4. Phần mềm: “Google Form”
2.5. Phần mềm: ” Padlet”
2.7. Phần mềm ” Vnedu Teacher”
2.8. Ứng dụng “google keep”
3. Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm
3.1. Thu thập thông tin, tìm hiểu học sinh
3.2. Quản lí nề nếp lớp học
3.3. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác
3.4. Triển khai, quản lí các nhiệm vụ cấp trên phổ biến (đoàn trường, nhà trường
3.5. Thiết kế, thi công các chủ đề sinh hoạt lớp.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến nghề dạy học – Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người thầy, người có công ơn dạy dỗ trò thành “ người”. Trên hành trình đó, GVCN sẽ là người đồng hành, gắn bó nhiều nhất với trò trong quãng đời học sinh và có thể nói đây là nhiệm vụ “gian nan” nhất của người giáo viên. Để hoàn thành tốt các vai trò của mình, GVCN vừa là người cha, người mẹ, người thầy, là người anh, người chị, và cũng có những lúc cần là người bạn…. Như vậy có nghĩa là cùng một lúc GVCN có nhiều “vai diễn” và ở vị trí nào nào cũng đòi hỏi phải tròn vai. Song song với với công việc chuyên môn, công tác chủ nhiệm của giáo viên được xem là nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian, tâm sức của người giáo viên nhất. Trong thời đại ngày nay, khi GVCN còn đứng trước nhiều thách thức từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, sự thay đổi của xã hội, thay đổi của học sinh thì công việc này càng vất vả hơn bội phần.
Với sự bùng nổ của CNTT mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Nhiều phương thức giáo dục mới được tạo ra, thông minh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí. Chính vì vậy, chuyển đổi số trong giáo dục là yêu cầu tất yếu, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm là việc thật sự cần thiết và chắc chắn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn mà GVCN đang gặp phải, tạo ra môi trường giáo dục linh động, tăng tính tương tác, nâng cao chất lượng giáo dục. Và hơn hết, nhờ chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm mà học sinh có thể phát huy tối đa năng lực tự chủ, sáng tạo trong quá trình làm việc.
Việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên và học sinh tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn. Học sinh phát triển tính tự giác, tự lực, không thụ động và ỷ lại vào người khác, quen với việc làm việc độc lập, nâng cao niềm tin vào năng lực bản thân. Học sinh biết tự chủ về kế hoạch và hình thức tổ chức và kiểm soát mức độ kết quả đạt được, biết phát hiện, sàng lọc, đúc kết, biết vận dụng, được trao đổi, thảo luận ý kiến, khám phá, sáng tạo đối với nhiệm vụ được giao, để thỏa mãn ý thức học hỏi của bản thân. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên và học sinh, quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập, rèn luyện một cách minh bạch, tạo dựng được niềm tin trong mỗi học sinh. Quả vậy, chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục 2018 đã đề ra.
Trong thực tế, công tác chủ nhiệm trên địa bàn Nghệ An nói chung, tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng, còn gặp nhiều khó khăn thách thức với vấn đề chuyển đổi số. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự đồng đều về năng lực CNTT. Giáo viên và học sinh mới bước đầu tiếp cận về chuyển đổi số nên còn lúng túng và chưa thực sự phát huy được hết những lợi ích mà ứng dụng của công nghệ số đem lại. Đó chính là lý do chúng tôi quyết định lựa chọn viết đề tài “ Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm nhằm hỗ trợ giáo viên và phát huy năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4”.
2. Mục đích nghiên cứu
– Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm nhằm hỗ trợ GV và phát huy năng lực tự chủ, sáng tạo của HS tại trường THPT Quỳnh Lưu 4.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về công tác chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng.
- Nghiên cứu một số phần mềm có thể được sử dụng trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo của HS.
- Đề xuất được một số phương án để khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm trên, phục vụ cho việc chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của các phương án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Năng lực tự chủ và sáng tạo của học sinh THPT.
- Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm.
- Ứng dụng của chuyển đổi số hỗ trợ công tác chủ nhiệm để phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo của HS.
- Năng lực sử dụng chuyển đổi số của HS và GVCN vào việc phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo của HS trong công tác chủ nhiệm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
– GVCN và HS trường THPT Quỳnh Lưu 4 và một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tài liệu về ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục, năng lực tự chủ và sáng tạo của HS, các tài liệu liên quan đến các phần mềm hỗ trợ để phát triển năng lực tự chủ và sáng tạo…
- Phương pháp điều tra: điều tra về khả năng ứng dụng chuyển đổi số của học sinh và giáo viên, sự chủ và sáng tạo của HS, điều tra tính thường xuyên sử dụng chuyển đổi số để gia tăng khả năng tự chủ và sáng tạo của HS và GVCN, điều tra tính hiệu quả khi sử dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm.
- Phương pháp chuyên gia: thông qua việc tham vấn một số đồng nghiệp có kinh nghiệm chủ nhiệm, kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, thực tiễn vào công tác chủ nhiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm khảo sát tính hiệu quả của đề tài trước và sau khi áp dụng phương pháp vào công tác chủ nhiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng các công cụ của Microsoft để thống kê các số liệu điều tra được khi áp dụng đề tài.
6. Tính mới và đóng góp của đề tài
6.1. Tính mới của đề tài:
- Đề tài đã bắt nhịp kịp xu thế, ứng dụng chuyển đổi số – khai thác, vận dụng linh hoạt các phần mềm để hỗ trợ giáo viên quản lý, giáo dục nhằm phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
- Đề tài đã góp phần làm rõ thực trạng của việc chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm và ý nghĩa của ứng dụng chuyển đổi số nhằm phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo của HS trong quá trình chủ nhiệm.
- Đề tài đã đề xuất một số phương án khi sử dụng các phần mềm phục vụ cho việc chuyển đổi số vào dạy học nhằm gia tăng tinh thần tự chủ và tự học của học sinh.
6.2. Đóng góp của đề tài:
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về ứng dụng chuyển đổi số, phát triển năng lực tự chủ và sáng tạo của HS trong công tác chủ nhiệm.
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp nguồn tư liệu về các giải pháp ứng dụng chuyển đổi giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào công tác chủ nhiệm nhằm phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.
7. Kế hoạch nghiên cứu
TT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | 7/2022 – 8/2022 |
|
– Xác định được vấn đề cần triển khai |
2 | 9/2022 – 10/2022 |
|
– Đăng ký tên đề tài |
3 | 11/2022 – 12/2022 |
|
– Đề cương SKKN. |
4 | 12/2022 – 02/2023 |
|
– Tập hợp tài liệu viết phần cơ sở lý luận – Xử lý số liệu khảo sát |
– Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, đề xuất biện pháp – Áp dụng thử nghiệm | – Triển khai thực tiễn qua các hoạt động giáo dục. | ||
– Viết sáng kiến kinh nghiệm | – Bản thảo sáng kiến kinh nghiệm. | ||
5 | 03/2023- 04/2023 | – Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm | – Bản sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]