SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử lớp 5
- Mã tài liệu: BM5043 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1774 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Nghiên cứu nội dung, chương trình lịch sử lớp 4 5 để phân chia dạng bài
Biện pháp 2: Ứng dụng Công nghệ thông tin để phát huy tối 6 đa tác dụng của các loại tài liệu trong tiết học
Biện pháp 3: Ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế các 13 trò chơi giúp học sinh hứng thú học tập
Biện pháp 4: Ứng dụng Công nghệ thông tin để thiết kế các 15 dạng bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn lịch sử có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là lịch sử nước nhà. Học lịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng, lao động sáng tạo, dựng nước và giữ nước của ông cha. Mỗi học sinh cần thông suốt những bài học xương máu lịch sử, thấm nhuần những tinh hoa lịch sử hào hùng của dân tộc. Do vậy, kiến thức lịch sử phải là một phần hồn cơ bản của dân tộc, nó chứa đựng trong tâm thức của mỗi con người.
Qua thực tế nhiều năm dạy học lịch sử, tôi thấy đa số các em học sinh ít quan tâm đến học lịch sử vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội mà chủ yếu các em tập trung vào học môn Toán và môn Tiếng Việt. Còn đối với giáo viên cũng chưa chú trọng môn học này. Mới chỉ là điểm qua cho xong bài. Chưa tập trung đầu tư nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phong phú nhằm thu hút hứng thú học tập của học sinh. Vì thế dẫn đến học sinh ngại học, không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về lịch sử, ít tìm hiểu lịch sử nước nhà. Việc học chỉ là đối phó, miễn cưỡng, học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên, kết quả học tập chưa cao.
Năm học ………tiếp tục thực hiện “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và day hoc ”. Vậy làm thế nào để ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy lịch sử và mang lại hiệu quả cao là một vấn đề mà tôi rất quan tâm, trăn trở. Bởi lẽ, việc ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đồng thời giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giảng giải, thuyết trình các sự việc, sự kiện, nhân vật lịch sử,…hoặc các vấn đề mà học sinh cần tìm hiểu.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, đồng thời năm học ………, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B, bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh”. Thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn mỗi tiết học lịch sử đều tạo được tâm lý vui vẻ, thoải mái và đạt chất lượng cao. Từ đó, khơi nguồn cho các em say mê học lịch sử và góp phần nâng cao chất lượng học tập lịch sử nói riêng và chất lượng học tập các môn học khác nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học phân môn lịch lớp 5 đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Lý luận về dạy học phân môn lịch sử.
– Thực tiễn ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và dạy học phân môn lịch sử nói riêng ở trường Tiểu học Nga Lĩnh.
– Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nga Lĩnh huyện Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
– Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát bằng bài kiểm tra và thông qua các tiết học sử.
– Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại học sinh theo mức đạt được.
– Phương pháp phân tích đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực tiễn ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử.
– Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử để đúc rút kinh nghiệm.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là cả một vấn đề rất quan trọng, đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi phương pháp học tập. Theo quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lí.
Đặc trưng của môn lịch sử là những sự việc, sự kiện diễn ra trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận để biết về lịch sử. Kiến thức lịch sử không phải là những kiến thức có thể tìm thấy trong thực tế hay qua trải nghiệm…mà là những kiến thức phải nói là trừu tượng, cách xa chúng ta về thời gian. Với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học thì việc lĩnh hội kiến thức đó quả là khó khăn. Điều này rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục. Cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu về sự kiện lịch sử càng khó. Trong quá trình dạy học, giáo viên không thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại, xây dựng lại các nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong qúa khứ. Vì vậy, giáo viên phải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khôi phục lại “Bức tranh quá khứ”. Trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, đặc điểm của nhân vật lịch sử,…Người giáo viên còn phải biết tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với những chứng cứ, vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Những biểu tượng về con người và hành động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng những phương pháp nào? Đó là cho học sinh tiếp nhận những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, bản đồ, lược đồ, các di vật, câu chuyện lịch sử, các đoạn video, thước phim lịch sử dưới sự định hướng của giáo viên trên màn chiếu để tạo hứng thú, thu hút sự chú ý, tập trung, phát huy tính tích cực, chủ động, học sinh dễ nhớ bài, thay đổi thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc của học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong
dạy và học:
+ Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 chỉ rõ: “Trọng tâm
của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo” [5].
+ Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập…” [6].
+ Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày ………về nhiệm vụ chủ yếu năm học ………của ngành Giáo dục. “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền” [7].
Để nâng cao chất lượng dạy và học, theo đúng mục tiêu của ngành giáo dục đề ra, giáo viên dạy các môn học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng cần phải biết sử dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng. Như vậy, bài giảng mới đem lại hiệu qủa cao hơn.
2.2.Thực trạng việc dạy học lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh
1/ Về phía giáo viên:
Đa số các đồng chí giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, biết ứng dụng Công nghệ thông tin vào các tiết học. Bên cạnh đó vẫn còn một số đồng chí chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp các đồng chí thường sử dụng khi dạy lịch sử là phương pháp thuyết trình, giảng giải nên học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không hứng thú học lịch sử.
Đặc biệt là việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy các môn học và dạy lịch sử chưa nhiều. Giáo viên chỉ mới sử dụng trong các tiết thao giảng.
Một số giáo viên chưa chịu khó tự học, tự tìm hiểu để thực hiện việc thao tác xây dựng các giáo án điện tử và tìm hiểu kiến thức trên mạng Internet còn hạn chế.
2/ Về phía học sinh:
Học sinh hầu như chưa say mê học lịch sử, luôn coi đây là môn học khó hiểu, khó nhớ nên dẫn tới ngại học. Các em chưa có kỹ năng quan sát các sự vật, hiện tượng, chưa biết thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa và các nguồn khác. Nhận biết các sự kiện lịch sử, bảng thống kê số liệu chưa tốt. Tôi cho học sinh làm phiếu khảo sát chất lượng tháng 9. (Phụ lục 1)
Kết quả khảo sát chất lượng tháng 9 phân môn lịch sử lớp 5B, trường Tiểu học Nga Lĩnh, năm học ………như sau:
Tổng số học sinh | Điểm 10 – 9 | Điểm 8 – 7 | Điểm 6 – 5 | Điểm dưới 5 | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
26 | 4 | 15,4 | 7 | 26,9 | 8 | 30,8 | 7 | 26,9 |
Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Chất lượng học sinh học lịch sử chưa cao. Số học sinh đạt điểm 9, điểm 10 còn ít, học sinh đạt điểm 5 đến điểm 6 và dưới 5 còn nhiều. Các em chưa nắm chắc kiến thức bài học, tham gia học tập một cách thụ động, chưa tự tìm tòi, khám phá được kiến thức. Qua tìm hiểu, tôi thấy nổi lên một số nguyên nhân sau:
Một là: Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ chương trình, xậy dựng cách dạy cho từng dạng bài chưa cụ thể.
Hai là: Đổi mới phương pháp dạy học chưa tích cực, đồ dùng dạy học cho từng tiết học chưa phong phú.
Ba là: Giáo viên chưa thu hút được hứng thú học tập của học sinh, dần dần tạo ra tính ngại học lịch sử hoặc tiếp thu bài học một cách thụ động.
Bốn là: Việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy còn ít, chưa thường xuyên, chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng.
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Nghiên cứu nội dung, chương trình lịch sử lớp 5 để phân chia dạng bài
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 5, căn cứ vào nội dung bài học, tôi đã phân chia thành 4 dạng bài cơ bản sau :
1.1. Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử
Dạng bài này gồm các bài sau:
– Bình Tây đại nguyên soái Trương Định; Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước; Phan Bội Châu và phong trào Đông Du; Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (Nguyễn Tất Thành).
Khi dạy những bài này giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:
– Mỗi một bài đều có hình ảnh (Tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử để giúp học sinh nhận biết diện mạo cũng như nhận biết hình thức bên ngoài của nhân vật. Giáo viên cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học.
– Khi trình bày về nhân vật, phải cho học sinh biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? Hoàn cảnh gia đình ra sao? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? làm gì? có đặc điểm, tính cách gì nổi bật…)
– Phải mô tả và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan, công lao của các nhân vật đó đối với đất nước.
– Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử.
Ví dụ bài 6 : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Giáo viên cho học sinh xem anh chân dung của Nguyễn Tất Thành
Hướng dẫn học sinh nắm rõ lý lich của nhân vật Nguyễn Tất Thành:
+ Tên thật là Nguyễn Sinh Cung + Sinh ngày 19-5-1890 + Quê: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An + Cha: Nguyễn Sinh Sắc + Mẹ : Hoàng Thị Loan + Là người yêu nước thương dân + Quá trình ra đi tìm đường cứu nước |
Giới thiệu về quê nội, quê ngoại của Nguyễn Tất Thành qua ảnh chụp.Kết hợp lời giảng về hoàn cảnh gia đình, cha, mẹ, anh, chị em ruột của Bác, đặc điểm tính cách nổi bật của Người, nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. (Phụ lục 2)
– Thông thường, đối với dạng bài này, giáo viên nên sử dụng các phương pháp như kể chuyện, đóng vai … Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Ngoài ra có thể cho học sinh sắm vai.
1.2. Dạng bài có nội dung đề cập tới sự kiện lịch sử
Dạng bài này gồm các bài:
– Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Đảng cộng sản Việt Nam ra đời; Xô Viết – Nghệ Tĩnh; Cách mạng mùa thu; Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập; Thu đông năm 1947- Việt Bắc mô chôn giặc Pháp; Chiến thắng biên giới thu đông 1950; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Nước nhà bị chia cắt; Bến Tre đồng khởi; Đường Trường Sơn; Sấm sắt đêm giao thừa; Lễ kí hiệp định Pa-ri; Tiến vào dinh độc lập; Hoàn thành thống nhất đất nước.
Đây là loại bài có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Do đó, giáo viên phải tái hiện sự kiện sinh động cụ thể. Sử dụng câu hỏi về sự phát sinh của sự kiện: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp hay hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử của sự kiện. Đây là một đặc điểm tư duy lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh.
Mặt khác, đối với loại bài này, phần quan trọng nhất là trình bày diễn biến, phát triển của sự kiện lịch sử. Vì vậy phải cho học sinh nắm vững mốc thời gian bắt đầu diễn ra sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử, các đường tiến công, diễn biến trận đánh …bằng cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.
Sau phần diễn biến là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả sự kiện đó và rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. Đối với loại bài này, giáo viên giúp học sinh nhận thức mối quan hệ nhân quả của sự kiện, thắng lợi hay thất bại đều có ảnh hưởng nhất định đối với lịch sử.
Với dạng bài này thì miêu tả, tường thuật kết hợp với trực quan là những phương pháp chủ đạo. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu về tư liệu lịch sử rồi mô tả, tường thuật lại diễn biến của sự kiện, giáo viên có vai trò hổ trợ, bổ sung giúp học sinh tái hiện lại lịch sử, xây dựng lại biểu tượng lịch sử một cách hoàn chỉnh hơn.
1.3. Dạng bài có nội dung về tình hình kinh tế – chính trị, văn hoá – xã hội
Dạng này gồm các bài sau:
Vượt qua tình thế hiểm nghèo; Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước; Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới; Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta; Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình…
Dạng bài này nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta sau mỗi thời kỳ (giai đoạn nhất định). Để dạy tốt dạng bài này giáo viên cần:
– Mô tả và làm rõ được: Tình hình nước ta (cuối thời kỳ hay sau thời kỳ nào
đó) như thế nào? (Tình cảnh đất nước, chính quyền, cuộc sống của nhân dân như thế nào để thay đổi được tình cảnh đất nước ta trong thời kỳ đó ?).
– Trong tình cảnh đó chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì, làm như thế nào? Kết quả của việc đó ra sao?
Bởi vậy, khi dạy loại bài này giáo viên triệt để sử dụng phương tiện trực quan: Tranh ảnh, kênh hình kết hợp với mô tả sinh động nhằm tái tạo hình ảnh sinh động về sự kiện, hiện tượng, rèn luyện kỹ năng mô tả, nhận xét, đánh giá, so sánh, cảm nhận và liên hệ để học sinh thấy rõ giá trị văn hoá nghệ thuật trong đời sống tinh thần.
Ví dụ bài 12 : Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Giáo viên phải giúp học sinh nắm được:
– Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào? (Khó khăn chồng chất: Các đế quốc, các thế lực phản động chống phá cách mạng; lũ lụt, hạn hán, nông nghiệp đình đốn dẫn tới nạn đói, nạn dốt…).
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”, kêu gọi tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: “ Không một tấc đất bỏ hoang!”, “ Tấc đất tấc vàng”, Phát động “ Tuần lễ vàng”. Phát động phong trào xoá nạn mù chữ. Ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo…)
– Kết quả của những biện pháp đó là gì? (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm). (Phụ lục 2)
1.4. Dạng bài ôn tập, tổng kết
Dạng này gồm các bài: Bài 11; Bài 18; Bài 29
Đây là loại bài học nhằm hệ thống hoá và cũng cố lại những kiếm thức đã học cho học sinh sau mỗi một thời kỳ (giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Đối với loại bài này giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp để mạng lại hiệu quả tiết dạy. Đặc biệt giáo viên dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa, thiết kế hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước, Trong tiến trình dạy học, giáo viên phải thu hút học sinh vào công việc, phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra, thực hiện các công việc như vẻ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm các dẫn chứng… Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kỷ năng.
Thông thường đối với dạng bài ôn tập, tổng kết, giáo viên vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp (phân tích, tổng hợp, khái quát hoá) kết hợp với vấn đáp, tổ chức làm việc theo nhóm. Tuỳ từng phần nội dung cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Trong đó, hoạt động nhóm, báo cáo kết quả là những phương pháp chiếm nhiều thời gian nhất. Ngoài ra cỏ thể sử dụng trò chơi lịch sử.
Biện pháp 2: Ứng dụng Công nghệ thông tin để phát huy tối đa tác dụng các dạng tài liệu trong tiết học
2.1. Sử dụng đồ dùng tranh ảnh
Lịch sử là phân môn đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Dấu vết lịch sử để lại cho chúng ta không chỉ thông qua sử sách ghi chép mà còn là hiện vật, di tích lịch sử, tranh ảnh… mà điều kiện để đi thăm quan du lịch giúp giáo viên và học sinh tiếp cận thực tế các di tich, di vật lịch sử là quá khó khăn. Trong khi đó, hệ thống kênh hình trong sách lịch sử lớp 5 còn ít, đơn điệu. Vì vậy để tiết học lịch sử thật sự có hiệu quả thì việc tranh ảnh được đưa ra trên ứng dụng Công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong việc tái hiện lịch sử, giúp học sinh tư duy trực quan, mở rộng vốn hiểu biết, khắc sâu được kiến thức bài học. Giáo viên cần phải biết lựa chọn tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học. Phải nghiên cứu nội dung bài để lựa chọn thời điểm trình chiếu tranh thích hợp. Biết kết hợp hài hoà giữa lời nói với tranh ảnh.
Ví dụ như đối với các bài về nhân vật lịch sử, giáo viên giúp học sinh biết được nhân vật đó là người như thế nào ? Có vai trò gì đối với đất nước ? Trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử xuất hiện nhân vật này. Thông tin này trong sách giáo khoa cung cấp rất sơ lược. Vậy để có thông tin mở rộng thi bản thân giáo viên phải là người cung cấp thông tin: kết hợp hài hoà giữa kể chuyện với hình ảnh…
Ví dụ bài 17 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Khi dạy phần mở đầu của chiến dịch, cho học sinh quan sát ảnh của Bộ Chính trị họp, ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch. Qua hình ảnh học sinh hiểu được khí thế hào hùng của chiến dịch.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]