SKKN Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 1500m cho học sinh nam lớp 10
- Mã tài liệu: MP1313 Copy
Môn: | THỂ DỤC |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 510 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Kim Sơn A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 1500m cho học sinh nam lớp 10“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giai đoạn 1: Lựa chọn test đánh giá, hình thành kiến thức, kĩ thuật cự ly chạy 1500m ( 3 tiết).
Giai đoạn 2: Ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 1500m ( 10 tiết)
Giai đoạn 3: Kiểm tra đánh giá (2 tiết)
Mô tả sản phẩm
I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 1500m cho học sinh nam lớp 10.
Lĩnh vực áp dụng: Học sinh nam lớp 10.
II. Nội dung sáng kiến
1. Giải pháp cũ thường làm
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục Việt Nam, là phương tiện góp phần vào sự nghiệp giáo dục con người phát triển nhân cách một cách toàn diện. Chính vì vậy nhà trường phổ thông là cái nôi để các em rèn luyện, nhằm góp phần vào việc nâng cao tầm vóc con người Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luyện tập Thể dục thể thao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, củng cố và tăng cường sức khỏe, đồng thời Thể dục Thể thao có tác dụng rèn luyện và phát triển con người một cách hài hòa cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Điền kinh là môn thể thao gần gủi với hoạt động tự nhiên của con người. Điền kinh có nguồn gốc trực tiếp từ lao động sản xuất do yêu cầu đảm bảo và duy trì cuộc sống, củng cố sức khỏe, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, điền kinh là một môn thể thao có bề dày lịch sử lâu đời nhất, với nội dung hoạt động phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau như chạy, nhảy, ném, đẩy … thu hút được nhiều người tham gia tập luyện ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Tập luyện Điền kinh đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, do đó điền kinh được coi là một môn thể thao quần chúng. Trong đó nội dung chạy 1500m nam thì sức bền chung đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe cho học sinh, tạo ra sự phát triển toàn diện để các cơ quan hệ thống trong cơ thể hoạt động tinh tế hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển sức bền và các tố chất thể lực khác. Việc phát triển sức bền chung tốt đầy đủ sẽ giúp các em có ý chí kiên cường trong tập luyện, thi đấu, có đức tính bền bỉ, dẻo dai và có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người.
Những năm gần đây việc tập luyện và giảng dạy môn Điền Kinh nói chung và cự ly chạy 1500m nam nói riêng chưa có phương pháp và biện pháp phù hợp. Bởi với nội dung 1500m yêu cầu các em phải có thể lực và sức bền tốt, điều này đòi hỏi sự chăm chỉ tích cực, trong khi đó các em học sinh còn coi nhẹ việc luyện tập, vận dụng các bài tập vào trong quá trình tập luyện, chủ yếu các em học sinh ra khởi động xong là tập theo nội dung, theo cự ly chạy. Các bài tập đang áp dụng còn hạn chế, chưa đi sâu vào việc phát triển sức bền chuyên môn. Bởi vì sức bền chuyên môn sẽ khắc phục được trạng thái “ cực điểm” của người tập.
* Về ưu nhược điểm của phương pháp này:
– Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng.
– Nhược điểm:
+ Thành tích chạy 1500m có tăng lên nhưng tăng lên không đáng kể.
+ Bài tập đơn điệu, nhàm chán, học sinh không hứng thú tập luyện dẫn đến không tự giác, cố gắng khi tập luyện.
+ Chất lượng thể lực đại trà chung kém, khó đánh giá.
* Thực tế đó xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+ Điều kiện cơ sở vật chất như sân bãi chưa đảm bảo.
+ Do đặc thù môn học, học thực hành nên còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
+ Học sinh có tâm lý sợ sệt khi phải luyên tập cự li 1500m
+ Thời gian tập luyện ít vì các em học sinh còn tham gia học tập các môn văn hóa.
+ Các bài tập bổ trợ còn hạn chế, sắp xếp chưa hợp lý và chưa đi sâu vào chuyên môn hóa như:
Các bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh tốc độ lặp lại ít buổi;
Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền tốc độ sử dụng cường độ cao nhiều và cự ly chạy chưa hợp lý;
Các bài tập bổ trợ tăng tốc khi rút về đích được sử dụng ít và chưa hợp lý;
– Từ các nguyên nhân trên sẽ dẫn đến một số hạn chế:
+ Thành tích chạy 1500m của học sinh không cao.
+ Các em có thể chạy tốc độ tốt nhưng không có sức bền chuyên môn thì tốc độ sẽ giảm ở cuối của cự ly, thành tích giảm sút, hoặc nếu có sức bền mà không có sức mạnh thì không thể bứt phá ở cuối của cự ly.
+ Thể lực học sinh không tăng.
+ Khó khăn trong công tác tuyển nguồn học sinh có năng khiếu tham gia đội dự tuyển Điền Kinh.
Nhận thấy nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những hạn chế trên là do các bài tập bổ trợ còn hạn chế, sắp xếp chưa hợp lý và chưa đi sâu vào chuyên môn hóa, chưa tập trung vào việc phát triển sức bền chuyên môn nên để khắc phục hạn chế nói trên nên tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 1500m cho học sinh nam lớp 10.
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Cơ sở khoa học của giải pháp mới
Để phát huy tính tích cực của học sinh GV phải dùng nhiều hình thức và biện pháp tập luyện khác nhau, có như vậy nội dung tập luyện sẽ bớt đơn điệu và gây hứng thú cho học sinh. Bài tập áp dụng trong luyện tập và giảng dạy nội dung chạy 1500m nam được nghiên cứu dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi của các em, hệ thống bài tập được lựa chọn một cách khoa học nhằm đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian, quãng nghỉ, cường độ và số lượng được sử dụng trọng các bài tập.
Nếu bài tập không hợp lý sẽ làm các em sợ, tập luyện một cách chống đối, không tích cực hậu quả thành tích của các em không được như mong muốn. Học sinh tích luyện tập, cơ thể và tâm lý luôn sẵn sàng cho các buổi tập tiếp theo, bài tập huấn luyện phù hợp với các em giúp thành tích của các em tăng nhanh, có một sức khỏe tốt, các tố chất thể lực phát triển cân đối, luôn sẵn sàng trước những bài tập mà giáo viên đưa ra, luôn tự tin trong thi đấu không còn hiện tường sợ luyện tập hay tập một cách chống đối.
Vì vậy, tôi thấy việc ứng dụng một số bài tập phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 10 nhằm nâng cao thành tích là hoàn toàn có cơ sở.
2.2. Cách thức thực hiện giải pháp
Trong thời gian giảng dạy và luyện tập chúng tôi tiến hành thực nghiệm với học sinh nam của 2 lớp 10 (10HS nam10B1 – đối chứng và 10 HS nam10B2 – thực nghiệm).
2.2.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn test đánh giá, hình thành kiến thức, kĩ thuật cự ly chạy 1500m ( 3 tiết).
* Lấy phiếu phỏng vấn lựa chọn các test kiểm tra (thực hiện ngoài giờ lên lớp):
+ Mục đích: Để đánh giá hiệu quả của bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 1500m đối với học sinh lớp 10.
+ Thực hiện: Không phải bất kỳ bài tập nào cũng được mang vào sử dụng trong thực tiễn mà cỉ sử dụng những bài test tỏ ra tin cậy và khách quan, nghĩa là những test phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ của đối tượng nghiên cứu và khả năng thực hiện điều khiển chúng. Đặc biệt những test khi sử dụng phải đạt được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đảm bảo tính khách quan tôi đã tiến hành lập phiếu phỏng vấn, lấy ý kiến các giáo viên thuộc nhóm GDTC ở trường. Kết quả đa số được các giáo viên tán thành, ý kiến đạt từ 85% trở lên (Xem Bảng 1- phụ lục 1)
* Hình thành kiến thức, kĩ thuật cự ly chạy 1500m
– Mục đích: cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản kĩ thuật chạy bền.
– Yêu cầu: Học sinh tiếp nhận và thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật
– Tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên hướng dẫn kĩ thuật chạy 1500m( xem phụ lục 2).
+ Phân 4 học sinh 1 nhóm tập luyện,
+ Thực hiện các bài tập bổ trợ 1500m (xem phụ lục 4)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]