SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2082 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2067 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lý Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Bình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lý Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Bình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
1)Biện pháp 1: Khảo sát sự hứng thú và kĩ năng sử dụng các đồ vật với kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ.
2) Biện pháp 2: Thực hiện các bài tập khảo sát khả năng trước khi thực nghiệm.
3)Biện pháp 3: Thực nghiệm các bài tập ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi.
Mô tả sản phẩm
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường.
* Lý do chọn đề tài.
Phương pháp Montessori được áp dụng hầu hết các quốc gia có sự phát triển mạnh về giáo dục đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi giáo dục mầm non đang ngày càng được chú trọng. Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào chương trình đào tạo ở các trường sư phạm là cái nôi phát triển cho trẻ em dựa trên sự phát triển các giác quan của chính cá nhân trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự hoạt động, tự khám phá bản thân cũng như thế giới xung quanh. Hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giáo dục đào tạo tại các trường sư phạm dưới hình thức tham khảo và chương trình nghiên cứu mở rộng của các bộ môn. Đối với chương trình giáo dục đào tạo hệ mầm non, phương pháp Montessori được áp dụng cho rất nhiều các môn học: Tạo hình, Âm nhạc, Thể chất, Văn học… Đặc biệt, mục tiêu mà phương pháp Montessori đặt ra là phát triển toàn diện cho trẻ dựa trên việc học qua cảm giác, tức là việc lấy các giác quan của trẻ làm tiêu chí để phát triển các mặt. Ví như việc lấy thính giác để phát triển thẩm mỹ và tai nghe âm nhạc cho trẻ, lấy xúc giác để phát triển vận động tinh và vận động thô cho trẻ nhằm phát triển vận động thể chất toàn diện cho 1 đứa trẻ. Chính vì mong muốn phát triển vận động thể chất cho trẻ một cách toàn diện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi” nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như tham khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Nghiên cứu lý luận
- Giới thiệu chung
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này còn rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori sau:
– Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ 2 – 6 tuổi.
– Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước).
– Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình “làm việc” hay hoạt động tự do.
– Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thực thong qua trải nghiệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
– Các học cụ giáo dục đặc biệt được và Montessori và đồng sự nghiên cứu, sang tạo và phát triển nên.
Ngoài ra, nhiều trường học Montessori cũng tự thiết kế chương trình có tham khảo nhiều tài liệu về phương pháp giáo dục của bà Montessori (trong đó phải kể đến là các bài học, học cụ mang tính mô phạm hay phương pháp giáo dục mà Tiến sĩ Motessori đưa ra trong các khoác đào tạo giáo viên đương thời).
- Thuyết giáo dục Montessori
2.1. Các hoạt động mang tính xây dựng, tự do, không bị gò bó, ép buộc.
Phương pháp giáo dục Montessori về cơ bản là xây dựng mô hình phát triển của con người và các cách tiếp cận giáo dục đều dựa trên mô hình đó. Mô hình này bao gồm hai thành tố. Trước hết là trẻ và người lớn tham gia vào quá trình xây dựng tâm lý thông qua tương tác với môi trường xung quanh. Thứ hai là trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi – đồi tượng có sự phát triển tâm lý bẩm sinh.
2.2. Xu hướng của nhân loại
Montessori nhận thấy có những đặc tính mang tính bẩm sinh và phổ biến trong tâm lý con người mà con trai của bà và đồng sự Mario Montessori gọi đó là “human tendencies” – “xu hướng của nhân loại” (năm 1957).
Những xu hướng đó là:
– Bản năng tự bảo toàn.
– Khuynh hướng thích gần gũi với thiên nhiên.
– Tính trật tự.
– Thích khám phá.
– Giao tiếp.
– Làm việc hay còn được mô tả là “hoạt động có mục đích”.
– Thao tác với môi trường xung quanh.
– Tính chính xác.
– Tính lặp lại.
– Tính trừu tượng.
– Tính hoàn hảo.
– Trí tuệ toán học.
Trong phương pháp Montessori, xu hướng trên được xem là các hành vi chủ đạo trong mỗi giai đoạn phát triển và phương pháp giáo dục tốt là phương pháp dựa trên các hành vi này, đơn giản hóa chúng và có tính ứng dụng phù hợp.
2.3. Môi trường chuẩn bị
Môi trường giáo dục của Montessori là nơi học sinh được tự do hoạt động trong một “môi trường được chuẩn bị” – được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong trẻ. Ngoài yếu tố tiếp cận dễ dàng với học cụ Montessori theo từng lứa tuổi, môi trường Montessori còn phải thể hiện được các tiêu chí dưới đây:
– Xây dựng phù hợp với nhu cầu của trẻ.
– Đẹp, hài hòa, sạch sẽ.
– Có tính trât tự.
– Có sự sắp xếp hợp lý giữa các hoat động.
– Các học cụ mang tính chuyên biệt, tạo sự phát triển toàn diện của trẻ.
2.4. Các mức độ phát triển
Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoan, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi, từ 12 – 18 tuổi và từ 18 – 24 tuổi. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên: Là giai đoạn sau dinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Theo sự quan sát của Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân. Montessori đã nếu ra một số khái niệm để giải tích quá trình “làm việc” này của trẻ, bao gồm khai niệm về trí tuệ tiếp thu, các thời kỳ nhạy cảm và sự bình thường hóa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]