SKKN Vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Công Đoàn, Quản lí
Lớp: THPT
Bộ sách:
Lượt xem: 4897
Lượt tải: 176
Số trang: 68
Tác giả: Đặng Thị Nga
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Kỳ Sơn
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 68
Tác giả: Đặng Thị Nga
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Kỳ Sơn
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Tăng cường vai trò của Ban Chấp hành công đoàn trong công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số
2. Tìm hiểu về các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn, tìm hiểu và nắm rõ hoàn cảnh của các em học sinh nữ dân tộc thiểu số
3. Nâng cao vai trò nòng cốt của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ DTTS
4. Chủ động tham mưu với BGH nhà trường về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số
5. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong quá trình thực hiện giáo dục học sinh nữ DTTS
6. Phối hợp với Đoàn thanh niên để làm tốt công tác giáo dục học sinh nữ DTTS
7. Kết nối hiệu quả với phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tác giáo dục học sinh nữ DTTS

Mô tả sản phẩm

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ 

1. Lý do chọn đề tài  

Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”. Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số(DTTS) là một trong những mục tiêu, là một nhiệm vụ chính trị mà Đảng, nhà nước quan tâm sâu sắc, đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới. Đây là phương thức giáo dục cho các học sinh DTTS. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS là vấn đề rất quan trọng trong các nhà trường ở miền núi, ở các vùng đồng bào DTTS. 

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng đến giáo dục đào tạo vùng DTTS và miền núi; coi đây là một chính sách quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là một yêu cầu của phát triển bền vững đất nước. Có thể thấy rằng, trong mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, thế hệ trẻ cả nước nói chung, thế hệ trẻ DTTS nói riêng luôn được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Đây là tiền đề quan trọng để giáo dục vùng DTTS và miền núi tiếp tục đạt được những thành tựu đột phá trong giai đoạn mới. 

Tuy nhiên, thực tế còn những vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là đối với các em học sinh nữ DTTS. 

Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS rất cần sự quan tâm sâu sát của nhà trường, vai trò của các tổ chức trong nhà trường cùng với sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức ngoài nhà trường. Với biện pháp giáo dục phù hợp sẽ giảm bớt tỉ lệ học sinh bỏ học, tảo hôn, tạo điều kiện để các em học hết cấp học, tiếp tục học lên ĐH, CĐ, THCN cũng như cơ hội có công ăn việc làm trong tương lai. 

Kỳ Sơn là huyện miền núi cao đặc biệt khó khăn, nằm phía Tây của tỉnh Nghệ An, là huyện miền núi biên giới tiếp giáp với 5 huyện thuộc 3 tỉnh của nước bạn Lào với 192 km đường biên giới. Nơi đây có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Khơ Mú, Thái sinh sống tương đối lớn, cộng đồng người dân tộc thiểu số có vị thế quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên toàn địa bàn. Là một trường cấp THPT duy nhất trên địa bàn huyện, được thành lập vào năm 1967, ngay từ những năm đầu khai sinh, mục tiêu và sứ mệnh cao cả của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực cho huyện nhà, đặc biệt là tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn. Học sinh của nhà trường chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, với đặc trưng về địa lý, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, các vấn đề như tảo hôn, di cư tự do, tập tục lạc hậu… vẫn còn tồn tại. Những tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào trong tiềm thức, hiện hữu trong đời sống của gia đình và cá nhân học sinh, ảnh hưởng đến công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và các em học sinh nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là những trở ngại trong quá trình duy trì sĩ số, hạn chế học sinh bỏ học và giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Dù là giáo viên bản xứ hay giáo viên miền xuôi, dù là thâm niên 5,10, 20 năm hay mới đang tập sự, tất cả CBGVNV nhà trường đều có chung một tâm nguyện là “Tất cả vì học sinh, vì sự nghiệp giáo dục miền núi”. Khó khăn là vậy nhưng với phương châm xem “Trường là nhà”, “Học trò như con” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, cán bộ, giáo viên đã khắc phục những khó khăn thường nhật, lấy tình thương yêu và trách nhiệm thống nhất trong suy nghĩ và hành động. 

Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho huyện nhà, trước hết là giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội, là những cán bộ nguồn tài đức vẹn toàn… thì trách nhiệm không chỉ là của một cá nhân mà là cả một tập thể đoàn kết, trong đó Ban nữ công trong nhà trường cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. 

Là một giáo viên nữ người dân tộc thiểu số đã từng công tác nhiều năm tại trường THPT Kỳ Sơn, tôi đặc biệt quan tâm đến các em học sinh nữ người dân tộc thiểu số như Thái, H’mông, Khơ Mú. Bình quân hằng năm Trường THPT Kỳ Sơn có tỷ lệ học sinh bỏ học gần 9% trong đó nữ học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 5%. Qua tìm hiểu được biết, các em bỏ học chủ yếu là do lấy chồng (do gia đình bắt buộc hoặc cá nhân tự quyết định) hoặc do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có những em bỏ học lấy chồng khi còn đang học dở lớp 10. 

Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS rất cần sự quản lý sâu sát của nhà trường, vai trò nòng cốt của Ban nữ công, sự phối hợp của Đoàn thanh niên, sự vào cuộc của các giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM) cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng khác. Với biện pháp giáo dục phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các em học tập chuyên cần, hạn chế tình trạng bỏ học, tảo hôn, các em mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động giáo dục, vui chơi, sẵn sàng hòa nhập cùng bạn bè, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của mình. 

Đáp ứng yêu cầu đó, từ năm học 2020-2021 đến nay, tôi đã nghiêm túc tìm ra phương cách cho việc giáo dục học sinh nữ DTTS. Tôi đã có sự tiếp cận, học hỏi, xây dựng, đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp. Sự đổi mới của đề tài mà tôi áp dụng về công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn cần sớm được tháo gỡ, nhưng dần dần cũng đã thu được kết quả khả quan.  

 Nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS, các cô giáo thật sự là người đồng hành, dẫn dắt các em cùng với những kết quả đạt được, tôi nghiên cứu đề tài Vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn”. 

  1. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 

2.1. Mục đích nghiên cứu 

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng trong công tác phối hợp hoạt động giữa Ban nữ công với các tổ chức cũng như cá nhân trong và ngoài nhà trường, vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nói chung, học sinh nữ dân tộc thiểu số nói riêng ở trường THPT Kỳ Sơn trong những năm gần đây. Bản thân tôi xin đề xuất một số biện pháp phối hợp, quan tâm, giáo dục, chia sẻ, động viên và trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, kỹ năng sống, đồng thời đảm bảo kế hoạch phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và tảo hôn. 

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 

Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu tôi phải thực hiện các nhiệm vụ: 

  • Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò của Ban nữ công trong công tác phối hợp giáo dục học sinh; 
  • Nghiên cứu thực trạng của học sinh nữ dân tộc thiểu số và vai trò, chức năng của Ban nữ công trong công tác phối hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh nữ dân tộc thiểu số; 
  • Những hoạt động cụ thể làm được của Ban nữ công. Tổng kết những kinh nghiệm về công tác phối hợp giữa Ban nữ công với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục học sinh nữ DTTS. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm; 

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu – Đối tượng:  

+ Học sinh nữ dân tộc thiểu số 

+ Ban nữ công nhà trường 

+ Giáo viên chủ nhiệm 

+ Giáo viên bộ môn 

+ Phụ huynh học sinh(PHHS) 

+ Ban tư vấn học sinh  

… 

  • Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Kỳ Sơn, THPT Tương Dương 1 và THPT Tương Dương 2. 
  • Thời gian thực hiện: Từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022. 

2.4. Phương pháp nghiên cứu 

  • Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập thông tin, tài liệu; nghiên cứu các văn bản pháp quy về giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, vai trò của Ban nữ công trong công tác phối hợp chăm sóc quan tâm, giáo dục nữ học sinh dân tộc thiểu số. 
  • Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, xử lí số liệu, phỏng vấn, đánh giá, thực nghiệm để rút kinh nghiệm. 

3. Tính mới 

Ban nữ công đóng vai trò nòng cốt trong công tác giáo dục học sinh nữ DTTS là cần thiết nhưng từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu và đây là một đề tài hoàn toàn mới. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.  

4. Đóng góp của đề tài 

Những giải pháp mà đề tài đề cập đến khẳng định vai trò của Cấp ủy, BCH công đoàn, Ban nữ công, GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS. Tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp dụng cho các trường THPT Kỳ Sơn, Tương Dương, cấp học THPT mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa trong tỉnh, trên cả nước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay cũng như niềm mong mỏi của chính quyền và nhân dân các dân tộc Kỳ Sơn.  

  1. NỘI DUNG  

1. Cơ sở lý luận 

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, thể hiện tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với học sinh dân tộc thiểu số toàn quốc, nhờ đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN đã có những chuyển biến đáng kể: hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh (HS) đến trường tăng cao. Giáo dục hòa nhập ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc, coi đây là một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới, thu hút và khuyến khích các tổ chức đoàn thể cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Điều đó thể hiện: 

1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi 

  • Chỉ thị số 03 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”.  
  • Chỉ thị 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội XIX Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An. 
  • Chương trình hành động số 190 của tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị.  
  • Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020. 
  • Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). 
  • Luật bình đẳng giới, chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 

2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ;  

  • Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006, quy định việc cử tuyển người DTTS vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và được hưởng học bổng, tiền hỗ trợ ăn, ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập. 
  • Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. 
  • Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. 
  • Nghị quyết số 06b/NĐ – TLĐ, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. 
  • Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc;  
  • Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, ngày 23/02/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; 
  • Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
  • Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn ;  
  • Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; 
  • Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HS, SV các DTTS rất ít người; 
  • Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 09/5/2018 của chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non; 
  • Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XV 

CĐGD Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn Nghệ An; 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Lịch
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)