SKKN Vận dụng dạy học tích hợp, liên môn để hướng dẫn học sinh viết bài giới thiệu về di tích lịch sử danh lam, thắng cảnh (tiết 92 – Ngữ văn địa phương 8)
- Mã tài liệu: BM8098 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 796 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lý Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lý Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Hiệu quả của chuyên đề mang lại” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Sử dụng kiến thức liên môn
2.3.1.1 Kiến thức môn Địa lí
2.3.1.2 Kiến thức môn Lịch sử
2.3.1.3 Kiến thức môn Sinh học, tài liệu sinh thái- văn hóa
2.3.1.4 Kiến thức môn GDCD – Giáo dục kĩ năng sống cho HS
2.3.2 Phương pháp dạy học theo dự án
2.3.2 Thiết kế bài học
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | ||
TT | NỘI DUNG | Trang |
1 | Mở đầu | |
1.1 | Lí do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.1 | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1.1 | Quan điểm tích hợp,tích hợp liên môn trong dạy học nói chung | |
2.1.2 | Quan điểm tích hợp, tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn | |
2.2 | Thực trạng vấn đề | |
2.2.1 | Về phía học sinh | |
2.2.2 | Về phía giáo viên | |
2.3 | Các giải pháp đã sử dụng | |
2.3.1 | Sử dụng kiến thức liên môn. | |
2.3.1.1 | Kiến thức môn Địa lí | |
2.3.1.2 | Kiến thức môn Lịch sử | |
2.3.1.3 | Kiến thức môn Sinh học, tài liệu sinh thái- văn hóa | |
2.3.1.4 | Kiến thức môn GDCD – Giáo dục kĩ năng sống cho HS | |
2.3.2 | Phương pháp dạy học theo dự án | |
2.3.2 | Thiết kế bài học | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3 | Kết luận, kiến nghị. | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm học gần đây, vấn đề tích hợp kiến thức liên môn trong dạy-học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Ngữ văn- một môn học quan trọng trong các nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước tới nay, việc dạy học tích hợp ở môn học này chưa đạt được nhiều hiệu quả đích thực của nó. Trong khi đó,chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện nay đang được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực đòi hỏi phải đổi mới căn bản cách dạy, cách học. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh về phương pháp học nhiều hơn. Học sinh phải tự học nhiều hơn, phải biết huy động tổng thể kiến thức, kĩ năng, tiềm lực của mình để thực hiện mục tiêu giáo dục, trong quá trình đó sẽ rèn luyện năng lực sáng tạo, năng lực thực hành ở học sinh. Trong chương giáo dục phổ thông đã xây dựng theo hướng mở. Bên cạnh chương trình quốc gia có dành thời gian cho chương trình của địa phương, điều này là thực tiễn.
Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là môn học công cụ, luôn có mối liên hệ với các môn học khác trong nhóm khoa học xã hội. Bởi vậy, khi học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học khác và ngược lại các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Thấy được mối liên hệ cũng như tầm quan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng đồng thời để phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong việc giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp liên môn hiện nay là vấn đề đang được nghành giáo dục quan tâm nhất.
Đúng vậy, tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ Ngữ văn lớp 8 lâu năm, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp, cụ thể là tích hợp kiến thức liên môn có nhiều ưu điểm hơn hẳn những phương pháp trước đây vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp này thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học cũng như bài kiểm tra đánh giá. Đặc biệt việc tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy chương trình Ngữ văn nói chung, Ngữ văn địa phương lớp 8 nói riêng luôn tạo được hứng thú, hiệu quả rõ rệt. Bắt đầu từ năm học 2002-2003, Bộ giáo dục và Đào tạo đã giành một thời lượng chính khóa cho chương trình địa phương ở ba môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Riêng môn Ngữ văn địa phương Thanh Hóa có một thời lượng khá lớn trong chương trình, mỗi năm dạy từ 5- 6 tiết/ khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 9. Với mục đích trang bị cho mỗi học sinh trong hành trang tri thức bước vào đời không chỉ kho tri thức đồ sộ của nhân loại mà còn là tri thức về các giá trị văn hóa, lịch sử, văn học quê hương xứ Thanh. Từ đó giúp các em có ý thức tìm hiểu, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương [1].
Tuy nhiên vấn đề dạy – học tích hợp ở bộ môn Ngữ văn địa phương lại chưa được giáo viên chú trọng nhiều. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn Ngữ văn cũng như chất lượng giáo dục nói chung. Để phát huy hiệu quả giáo dục, giáo viên cần phải lồng ghép vận dụng nhiều phương pháp thì mới có thể làm cho việc dạy – học Ngữ văn địa phương Thanh Hóa thực sự thu hút học sinh. Trong đó, phương pháp vận dụng dạy học tích hợp kiến thức liên môn có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả. Xuất phát từ mục đích của việc dạy học chương trình hiện nay và khắc phục những khó khăn gặp phải từ thực tế của Trường THCS Thành Yên – Thạch Thành – Thanh Hóa, tôi chọn đề tài Vận dụng dạy học tích hợp, liên môn để Hướng dẫn học sinh viết bài giới thiệu về Di tích Lịch sử, Danh lam thắng cảnh Thanh Hóa ở Trường THCS Thành Yên (Tiết 92- Ngữ văn địa phương 8).
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khi tôi chọn hướng nghiên cứu đề tài : “Vận dụng dạy học tích hợp kiến thức liên môn để Hướng dẫn học sinh viết bài giới thiệu về Di tích lịch sử,Danh lam thắng cảnh Thanh Hóa” với mục đích cung cấp cho học sinh một con đường nhanh và dễ để tạo lập được một văn bản thuyết minh chính xác, sinh động. Đồng thời giúp cho bản thân tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề:
– Điều tra đối tượng , thu thập tài liệu liên quan, quan sát, ghi chép.
– Lập dàn ý bài văn thuyết minh, từ đó hình thành cho mình kĩ năng để góp phần vào công tác giảng dạy bộ môn. Ngoài ra với mục đích trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ sung những khiếm khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối với đề tài này, tôi nghiên cứu và tập trung một số vấn đề như sau :
– Thứ nhất: hướng dẫn học sinh phương pháp cách thức điều tra đối tương thuyết minh trên quê hương Thanh Hóa, nơi các em sinh sống.
– Thứ hai: hướng dẫn học sinh biết tự xây dựng một dàn ý để viết bài thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương mình.
– Thứ ba: Từ dàn ý học sinh biết sử dụng kiến thức liên môn các môn học như Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân để giới thiệu về Di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương Thanh Hóa.
Qua việc nghiên cứu này giáo viên cung cấp cho học sinh những giải pháp, cách thức giúp các em biết tạo lập một văn bản thuyết minh đúng và hay. Như vậy ở tiết học này, giáo viên hướng dẫn học sinh về phương pháp học đó là phải vận dụng kiến thức các môn học có liên quan để thực hiện mục tiêu bài học. Học sinh phải tự học nhiều hơn, phải biết huy động tổng thể kiến thức, kĩ năng, tiềm lực của mình để thực hiện mục tiêu bài học, trong quá trình đó sẽ rèn luyện năng lực tự học, tự sáng tạo ở học sinh.
Những biện pháp này áp dụng trong phạm vi văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy bộ Môn Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]