Vận dụng hiệu quả phương pháp thảo luận theo nhóm đôi trong môn Tiếng Anh 6 ( Sách Global/Smart start/Friend plus)
- Mã tài liệu: HT6060 Copy
Môn: | TIẾNG ANH |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | Global/Smart start/Friend plus |
Lượt xem: | 494 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Đông Vinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Đông Vinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng hiệu quả phương pháp thảo luận theo nhóm đôi trong môn Tiếng Anh 6 ( Sách Global/Smart start/Friend plus)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể chủ động trong việc hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm đôi. Học sinh tự tin, hợp tác tích cực hơn trong quá trình học tập, đồng thời có cơ hội thể hiện bản thân cũng như thực hành được kĩ năng nghe và nói nhiều hơn.
– Nêu được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nhóm trong việc dạy học; Nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 6 trường THCS … và chỉ ra một số biện pháp, kĩ năng nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt và có hiệu quả hoạt động nhóm trong quá trình dạy và học.
Mô tả sản phẩm
1. Tên báo cáo biện pháp: Vận dụng hiệu quả phương pháp thảo luận theo nhóm đôi trong môn Tiếng Anh 6 (GLOBAL)
2. Tác giả
– Họ và tên:
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Hiện nay, môn Tiếng Anh theo chương trình mới được thiết kế theo 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cụ thể và rõ ràng cho từng tiết học. Mỗi kĩ năng mang tầm quan trọng riêng của nó và cũng được thiết kế đa dạng theo nhiều dạng bài. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu và tìm ra những phương pháp, tổ chức các hoạt động phù hợp. Trải qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng một trong những phương pháp mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh không thể không nhắc đến là phương pháp thảo luận nhóm đôi. Việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Tiếng Anh không chỉ tạo điều kiện để học sinh nâng cao kiến thức, hỗ trợ nhau trong học tập mà còn giúp các em rèn luyện khả năng giao tiếp một cách mạnh dạn, tự tin.
Riêng đối với bộ sách Tiếng Anh lớp 6 GLOBAL, đây là bộ sách được triển khai theo định hướng và mục tiêu của chương trình GDPT 2018. Chính vì vậy mà những kiến thức trong bộ sách này không chỉ nhằm mục đích truyền đạt tri thức mà còn nhằm hỗ trợ phát triển năng lực và hoàn thiện toàn diện các kỹ năng cho học sinh. Chính vì vậy, để các em học sinh có thể cùng nhau hiểu và tiếp thu được những kiến thức có trong bộ sách này, tôi nhận thấy việc tổ chức thảo luận nhóm theo cặp hay thảo luận nhóm đôi là một trong những phương pháp hữu hiệu. Thế nhưng, làm thế nào để tổ chức hoạt động thảo luận nhóm đôi hiệu quả?
Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng hiệu quả phương pháp thảo luận theo nhóm đôi trong môn Tiếng Anh 6 (GLOBAL)” theo bộ sách Global Success để nghiên cứu.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 5… trường Tiểu học …
– Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động vận dụng hiệu quả phương pháp thảo luận theo nhóm đôi trong môn Tiếng Anh 6 theo bộ sách GLOBAL.
3. Mục đích nghiên cứu
– Đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể chủ động trong việc hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm đôi. Học sinh tự tin, hợp tác tích cực hơn trong quá trình học tập, đồng thời có cơ hội thể hiện bản thân cũng như thực hành được kĩ năng nghe và nói nhiều hơn.
– Nêu được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nhóm trong việc dạy học; Nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 6 trường THCS … và chỉ ra một số biện pháp, kĩ năng nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt và có hiệu quả hoạt động nhóm trong quá trình dạy và học.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của môn học. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Nhưng để có một tiết học sôi nổi, đúng nghĩa, các hoạt động nhóm linh hoạt, đạt được hiệu quả tốt thì trước đó, khi soạn giáo án, chuẩn bị bài trước khi đến lớp giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều như: Xác định rõ mục đích bài học, lên kế hoạch hoạt động nhóm, chuẩn bị đồ dùng học tập (tranh ảnh, phiếu học tập, bài giảng trình chiếu…) mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm tốt, có lòng yêu nghề và sự kiên nhẫn mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh.
Bản thân tôi, qua thời gian giảng dạy, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng như tham gia các buổi tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học, nghiên cứu các tài liệu liên quan đã rút ra được một số kĩ năng tổ chức và sử dụng hoạt động nhóm đôi đối với học sinh lớp 6. Đây là hình thức hai người trao đổi với nhau (có thể là hai bạn ngồi kế bên hoặc không gần nhau, có thể là thầy với trò… nhằm tránh sự lặp lại nhàm chán) để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các tình huống, học sinh sẽ giúp đỡ nhau một cách tích cực. Hình thức này tôi thường sử dụng trong việc luyện đọc từ mới, mẫu câu, luyện đọc bài hội thoại ngắn, viết những câu trả lời ngắn, luyện kĩ nói hoặc kiểm tra bài cũ.
Hoạt động theo nhóm đôi thường không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi, không gây ồn ào hay lộn xộn mà vẫn huy động được học sinh làm việc cùng nhau. Vì vậy đây là hình thức nhóm mà tôi thường chọn.
Chẳng hạn, đối với hoạt động kiểm tra bài cũ, tôi thấy hầu hết các giáo viên thường gọi một vài học sinh lên bảng hoặc viết các từ mới và mẫu câu đã học vào giấy kiểm tra để kiểm tra xem học sinh về nhà có học bài không. Nhưng với bản thân, tôi thường kiểm tra các em bằng việc cho các em chơi trò chơi hoặc tạo tình huống giao tiếp.
Ví dụ 1: Sau khi học xong Unit 3: My Friends, trang 26, Tiếng Anh 6 sách Global success.
Học sinh đã nắm được câu hỏi, trả lời về những nội dung liên quan đến tình bạn và miêu tả được bạn bè của mình. Để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, tôi tạo cho các em 1 tình huống như sau: Em đang kể cho người khác nghe về một người bạn thân của em. Em hãy miêu tả để người đó có thể hình dung về bạn của em trông như thế nào nhé! Sau đó, tôi mời một số cặp ngẫu nhiên lên bảng đóng vai và thực hành.
Other: What does your best friend look like ?
Pupil: He’s ………………………………………………….
Other: What’s he like?
Pupil: He …………………………………………….
Ví dụ 2: Khi dạy phần 1. Listen and read (Unit 1: My home), trang 16 Tiếng Anh 6, sách Global success.
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh nghe, đọc toàn bài, học từ mới, hoạt động cuối cùng của phần 1 là học sinh đóng vai Trung và Quân thực hành bài hội thoại.
– Tôi nêu yêu cầu: Bây giờ cô muốn các bạn sẽ làm việc theo nhóm đôi, đóng vai Bạn Trung và bạn Quân để thực hành bài hội thoại (yêu cầu học sinh đổi vai trong quá trình luyện tập). Tôi sẽ chia theo cách đơn giản nhất là cho hai bạn ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp. (Nếu có thời gian, tôi cho học sinh di chuyển và chọn bạn đọc của mình nhưng cần chú ý đến đối tượng học sinh cho phù hợp.)
Tiếp theo, tôi giới hạn thời gian thực hành (2-3 phút), sau đó cho học sinh tự phân vai và thực hành.
Học sinh: Lần lượt đóng vai Trung và Quân để thực hành.
Trong quá trình học sinh luyện tập, tôi quan sát lớp, đến từng cặp để kiểm tra việc thực hành và có sự trợ giúp khi học sinh cần, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh còn đọc yếu.
“Time up”, tôi ra hiệu hết giờ và cho học sinh quay lại chỗ ngồi của mình; Yêu cầu các em chú ý lắng nghe phần thực hành của các bạn và đưa ra nhận xét.
Thông thường, các giáo viên khác sẽ cho học sinh đứng tại chỗ, cầm sách đọc theo cặp. Tuy nhiên, để thay đổi không khí tiết học và kích thích sự hứng thú của các em, tôi sẽ gọi các cặp di chuyển lên trước lớp để thực hiện yêu cầu (có nhiều cách để gọi các cặp thực hành: Gọi các cặp vừa thực hành cùng nhau (cặp đóng); Gọi một thành viên của cặp này thực hành cùng một thành viên của cặp khác (cặp mở)). Tôi khuyến khích các em không mang theo sách giáo khoa (vì nếu cầm sách đọc thì đó giống hoạt động đọc hơn là hoạt động giao tiếp). Nếu trong quá trình thực hiện bị quên lời thoại, tôi yêu cầu các em nhìn lời thoại trên màn hình (hoặc tôi gợi ý nếu không dạy bằng giáo án điện tử).
Khi các cặp thực hành xong, tôi yêu cầu học sinh nhận xét về cách phát âm, ngữ điệu cũng như cử chỉ, thái độ của từng cặp và cá nhân từng bạn.
Cuối cùng, tôi đưa ra lời nhận xét tổng quát nhất, dùng những lời khen thưởng kịp thời cho các cặp hay cá nhân thực hành tốt, động viên những cá nhân thực hành chưa tốt và khuyến khích các em cố gắng cho những phần thực hành sau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 7
- 198
- 2
- [product_views]
- 7
- 172
- 3
- [product_views]
- 8
- 138
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 4
- 173
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 529
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 423
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 551
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 561
- 10
- [product_views]