SKKN Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MP0894 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1018 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông“ triển khai các biện pháp như sau:
2.2.1. Vận dụng tư tưởng “ trung quân, ái quốc”
Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo nét tinh tuý trong tư tưởng nho giáo vào đặc thù dân tộc Việt Nam, trước tiên là “trung với vua, hiếu với nước” trong tư tưởng nho giáo thời phong kiến đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo, nâng lên đến đỉnh cao thành “trung với nước, hiếu với dân” trở thành niềm tự hào, nguồn gốc sức mạnh, động lực tinh thần tạo nên mọi thắng lợi của dân tộc
2.2.2. Vận dụng tư tưởng “ nhân, nghĩa”.
Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trong cộng đồng, tư tưởng này xuất phát từ quan điểm Nho giáo trên cơ sở tình thương và đạo lí. Đây là một tư tưởng mang ý nghĩa rất đẹp, tiến bộ và cao cả.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Phần mở đầu | Trang 1 |
I. Lí do chọn đề tài. | 1 |
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu | 2 |
1.2.1. Mục đích nghiên cứu. | 2 |
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. | 2 |
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu | 2 |
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. | 2 |
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. | 2 |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | 3 |
Phần nội dung | 3 |
2.1. Cơ sở khoa học | 3 |
2.1.1. Cơ sở lí luận | 3 |
2.1.1.1. Lí luận chung về Nho giáo. | 3 |
2.1.1.2. Lí luận về chung về đạo đức. | 3 |
2.1.1.3. Lí luận về giáo dục theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực. | 4 |
2.1.1.4. Hướng vận dụng | 4 |
2.1.2. Cơ sở thực tiễn | 5 |
2.1.2.1. Thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT. | 5 |
2.1.2.2. Thực trạng dạy học đạo đức ở trường THPT. | 5 |
2.1.2.2.1. Những kết quả đã đạt được | 5 |
2.1.2.2.2.Những hạn chế và tồn tại | 6 |
2.1.2.2.3. Nguyên nhân. | 6 |
2.2. Giải quyết vấn đề | 8 |
2.2.1. Vận dụng tư tưởng “ trung quân, ái quốc” | 9 |
2.2.2. Vận dụng tư tưởng “ nhân, nghĩa”. | 10 |
2.3. Thực nghiệm sư phạm. | 12 |
2.3.1. Mục đích thực nghiệm.
|
12 |
2. 3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm | 13 |
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm.
2.3.4. Kết quả thực nghiệm |
13
13 |
2.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm | 14 |
Phần kết luận và kiến nghị | 15 |
3.1. Kết luận | 16 |
3.1.1. Quá trình nghiên cứu | 16 |
3.1.2. Ý nghĩa của đề tài | 16 |
3.1.3. Bài học kinh nghiệm | 16 |
3.2. Kiến nghị, đề xuất
|
17 |
Tài liệu tham khảo | 18 |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò to lớn, quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Tài và đức, tâm và trí là những giá trị cốt lõi cần giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ trở thành những lớp người kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
Thế nhưng, một thực tế đang báo động là lối sống đạo đức của một bộ phận học sinh đang đi xuống như chửi thề, chửi bậy, gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, gian lận trong thi cử, sự xuống cấp của tôn sư trọng đạo, nói dối cha mẹ, sống buông thả, chạy theo lối sống ảo, lệch chuẩn…
Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là ngành giáo dục và đào tạo “chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”, “chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng” cho người học.
Vì vậy, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “đề án văn hóa ứng xử trong trường học”, xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc”…, đặc biệt với việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Trong đó, sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: “Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm”.
Việc giáo dục đạo đức, phẩm chất… cho học sinh là một nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục, trong đó bộ môn lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng.
Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thấy nhiều giá trị tốt đẹp của Nho giáo như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Liêm, Trung, Hiếu… có thể vận dụng hiệu quả để giáo dục, rèn luyện, hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực ở trường trung học phổ thông” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Hi vọng sẽ giúp cho các đồng nghiệp có thêm một kênh thông tin để góp phần vào giáo dục đạo đức học sinh.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần góp phần cùng với nhà trường vã xã hội đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, giúp các em có ý thức trong những việc làm, việc học, việc ứng xử của bản thân mình với những người xung quanh; sống có ước mơ, lý tưởng; biết yêu thương, vị tha, có trách nhiệm, đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Qua đó có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương nhà trường và xã hội, giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, trở thành những con người tốt, sống có nghĩa khí, nhân văn, trở thành người Việt Nam toàn diện “ đức, trí, thể, mĩ”.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh nói chung, thực trạng dạy đạo đức hiện nay nói riêng ở trường THPT.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức của học sinh.
- Vận dụng một số nội dung trong tư tưởng Nho giáo để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
- Đưa ra được các kết luận và kiến nghị.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Từ những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo, kiến thức trong sách giáo khoa lớp
10, kết hợp với thực tiễn dạy học đạo đức hiện nay ở trường THPT để hướng tới các giải pháp góp phần giáo dục đạo đức cho các em học sinh lớp 10.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]