SKKN Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật ở tiểu học

Giá:
50.000 đ
Môn: Mĩ thuật
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 254
Lượt tải: 2
Số trang: 39
Tác giả: Phạm Thị Bảo Ngọc
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 39
Tác giả: Phạm Thị Bảo Ngọc
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệmSKKN Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật ở tiểu học triển khai các biện pháp như sau: 

1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhân cách học sinh
2 Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ với nét vẽ của học sinh tiểu học
3 Vai trò của người giáo viên trong dạy học mĩ thuật để phát huy sự sáng tạo của học sinh
4 Kinh nghiệm vận dụng phù hợp và kết quả đạt được

Mô tả sản phẩm

A – PHẦN MỞ ĐẦU

 

  1. Lý do chon đề tài .

           Trong nhà trường nói chung và tiểu học nói riêng, bao gồm có rất nhiều môn học, đặc trưng của các môn học có khác nhau, nếu như việc dạy toán, văn ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy mĩ thuật cũng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ mà chỉ hướng tới cho các em biết cảm nhận cái đẹp, hướng tới những nét đẹp về nhân cách, về tâm hồn và giáo dục các em biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những nét đẹp cổ truyền dân gian từ hàng nghìn năm.

  Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ càng phát triển, chính vì thế trong chương trình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh có hứng thú với môn học, biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp, kế thừa những nét đẹp trong nền hội họa dân gian đã được đưa lên ngang  hàng với các mục tiêu khác. Do vậy trong dạy học mĩ thuật giáo viên không chỉ dạy các em biết vẽ mà còn phải giáo dục các em tư tưởng, tình cảm, đạo đức và lối sống, các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền thông qua các tác phẩm tranh của các họa sĩ lớn của nước nhà và đặc biệt qua các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam. Việc giảng dạy môn mĩ thuật dân tộc giúp các em hiểu về vẻ đẹp của nền mĩ thuật nước nhà qua đó các em thêm trân trọng bộ môn mĩ thuật , ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác. 

       Trong quá trình giảng  dạy tôi nhận thấy môn mĩ thuật được các  em  học sinh

Tiểu học rất yêu thích và hứng thú, các tác phẩm của các em tương đối sáng tạo và nghộ nghĩnh  . Để các tác phẩm đó trở nên có giá trị nghệ thuật và mang sắc thái và màu sắc dân tộc rõ nét nhất thì việc đưa các tác phẩm tranh dân gian vào các bài dạy là hết sức cần thiết .

Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu  đề tài

Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật ở tiểu học “

  1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

     – Đề tài này áp dụng cho giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật ở Tiểu học.

     – Giúp học sinh hiểu về giá  trị, nét đẹp truyền thống của tranh dân  gian Việt  Nam 

       nói  chung và trang  dân gian Đông Hồ nói riêng. Qua  đó giáo dục tình  cảm   đạo

       đức, nhân cách cho học  sinh đồng thời giúp các em biết vận dụng cái  hay cái  đẹp  

       của  tranh dân gian vào từng tác phẩm của cá nhân và của nhóm.  

  1. Mục đích nghiên cứu: 

                Qua  đề  tài này tôi  mong  muốn việc “vận dụng nét đẹp của  tranh  dân gian  

       Việt Nam vào dạy mĩ thuật ở Tiểu học” giúp nâng cao được chất lượng dạy và  học môn mĩ thuật trong trường Tiểu học thông  qua  việc tìm hiểu những cái hay cái đẹp cái nhân văn trong văn hóa  của người dân Việt  Nam từ nghìn  đời nay  được  phản ánh qua các tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ.

          Cụ thể:

    +  Học sinh  được  hiểu sơ  lược về  nguồn gốc, ý  nghĩa, giá trị to  lớn của  tranh dân gian Việt  Nam qua đó tôi có thể  giáo dục được tình cảm của học sinh với  bộ môn mĩ thuật.

   + Qua  một số đề tài  tranh về đời  sống  bình  dị hàng ngày của  người  dân Việt Nam tôi có thể giáo dục các em về văn hóa dân tộc Việt.

   + Qua  bố cục , đường  nét, màu sắc của  tranh  dân gian Đông Hồ   là  bố cục  ước  lệ tượng  trưng, màu  sắc tự  nhiên, đường  nét  rõ ràng dứt khoát  gần với  lối  vẽ  của các  em  nên qua  những  tác phẩm dân gian  này sẽ giúp các em  biết  tự  mình  sắp  xếp các  hình ảnh tự  nhiên nhất , sử  dụng màu  sắc theo cảm  xúc đồng thời  tranh các em thể  hiện được  nét  đẹp  kế thừa tinh hoa của  nghệ thuật  dân tộc một  cách  tự nhiên không gò ép .

  1. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

      Kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy tại  

            trường Tiểu học Minh Khai cho thấy:

  •  Học sinh có hứng thú hơn với môn học  qua việc tìm hiểu về nét đẹp của tranh dân gian Đông Hồ. 
  • Từ việc khai thác nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ giáo viên có thể lồng ghép trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh .
  • Các sản phẩm của cá nhân và nhóm kế thừa được một phần từ nét đẹp của tranh dân gian Đông Hồ từ đường nét, bố cục và màu sắc.
  • Giúp các GV mĩ thuật ở tiểu học có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm và sáng tạo trong việc vận dụng mỗi dòng tranh khác nhau vào từng bài cụ thể cho phù hợp và qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn mĩ thuật ở tiểu học.

        

             

 

                                           B–  PHẦN NỘI DUNG

I – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

  1. Cơ sở lí luận.

          Tranh dân gian Việt Nam hay còn gọi là tranh khắc gỗ là một loại hình nghệ  thuật cổ truyền có giá trị rất lâu đời của người dân Việt Nam, dòng tranh này xuất hiện từ thời nhà Lý (thế kỉ thứ 12 ) và đến thế kỉ 18 và thế kỉ 19 phát triển vô cùng rực rỡ . Ngày nay bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác của dân tộc còn được lưu giữ và bảo tồn thì chúng ta vẫn giữ được những bản khắc cổ của dòng tranh này tại những  làng  nghề như Đông Hồ( Bắc Ninh), làng Sình( Huế), Hàng Trống ( Hà Nội),  Kim Hoàng( Hà Tây). Tranh dân gian Việt Nam vẫn tồn tại như một biểu tượng văn hóa của người dân Việt Nam .

              Trong bốn dòng tranh   kể  trên  có  lẽ tranh  dân gian Đông Hồ  là  điển  hình

     hơn cả. Tranh dân  gian  Đông Hồ hay nói  đầy  đủ hơn là  tranh  khắc  gỗ  dân gian 

     Đông Hồ  ra  đời từ khoảng thế kỉ 17 tại làng Đông Hồ  tỉnh  Bắc Ninh, một vùng 

     đất trù phú, nông nghiệp phát triển, đời sống văn hóa cao… tất cả tạo thành cái nôi 

     Cho  dòng tranh chân quê, đậm đà chất dân tộc. Với sự phong phú đa  dạng  cả  về

     mẫu mã, thể loại, chủ đề, tranh dân gian Đông Hồ phản ánh hầu như tất cả những 

     gì diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động tới những ước  mơ khát  vọng 

     cuộc sống tốt đẹp hơn.  

      Tranh  dân  gian Đông Hồ thừa  kế những tinh hoa nghệ thuật của tranh dân gian

     Việt  Nam, càng thưởng  thức càng cảm  nhận được  ý nghĩa  văn hóa sâu sắc trên 

     từng  tác  phẩm  chính vì vậy dòng tranh này luôn gắn bó và  in đậm dấu ấn trong 

     cuộc  sống tình cảm của con người Việt Nam. Chủ  đề  tư  tưởng cùng  những đặc 

     trưng  độc đáo  riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ  là những yếu tố tạo nên giá 

     trị nghệ thuật thoả  mãn nhu cầu thẩm mĩ của người xem. 

              Ngày nay đã có nhiều hoạ sĩ nghiên cứu, chuyên sâu vào lĩnh vực  này  đã  tạo

   nên nhiều tác phẩm tranh khắc đẹp được nhiều người yêu thích đồng thời đã góp phần khẳng đinh sức sống và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam một loại hình nghệ thuật đâm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong thế giới đa dạng về phong cách hội hoạ hiên đại.

               Đặc trưng ngôn ngữ của tranh dân gian Đông Hồ là giản dị, chân chất dễ hiểu 

   nhưng lại  bao hàm  một vẻ đẹp  đầy ấn tượng  đi vào lòng người  nhất  là  đối  với 

   các em  lứa tuổi  thiếu niên nhi đồng,  bởi tính hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộc

   mạc, màu sắc  tự nhiên, đường nét  hình khối  đơn giản , tranh vẽ  không theo  quy

   luật nhất định  mà chủ yếu  thể hiện “sống”  hình ảnh hơn là “giống”  nên khi xem

   tranh các em như  tìm thấy một tiếng nói chung mang tính cội nguồn, tìm thấy một sự gần gũi dung dị, dễ tiếp cận với mong ước được vẽ và vẽ đẹp.

              Có thể nói, những đặc trưng độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ sẽ là con 

  đường  ngắn và thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho  học sinh Tiểu học. Trên 

   cơ  sở từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, 

  tranh dân gian  Đông Hồ sẽ đóng góp  một phần nhỏ  vào cái chung trong việc giáo 

  dục nâng cao nhân thức thẩm mĩ nói chung và về hội hoạ nói riêng.

  1. Cơ sở thực tiễn.

              Qua quá trình giảng dạy mĩ thuật tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi được

   thưởng thức các tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ vì đề tài của tranh gần gũi với các 

   em, cách vẽ ước lệ tượng trưng cũng giúp lứa tuổi của các em  dễ cảm nhận  và đặc

   biệt  đường nét , màu sắc của tranh  tự nhiên không gò ép rất giống lối vẽ của các em.

  Trong khi thực hành không hẳn em nào cũng biết vẽ đẹp và biết cảm nhận hết  cách

   thể hiện  và sự  tinh tế  trong các tác phẩm. Bài vẽ của các em  còn  hạn chế về cách 

   sắp  xếp bố cục, tính liệt kê các hình ảnh chưa cao, màu sắc còn thiếu đậm nhạt do tư 

   liệu giáo viên sử dụng chưa phong phú do vậy việc đưa tranh dân gian Đông Hồ vào

 giảng dạy có ý nghĩa hết sức quan trọng trọng việc khắc phục những hạn chế nêu 

 trên. 

            Việc nghiên cứu chương trình sách dạy và sách học môn mĩ thuật của giáo 

 viên  và  học sinh tiểu học tôi nhận thấy có rất ít các bài học về chủ đề liên quan tới

 tranh  dân gian Việt Nam đặc biệt là tranh dân gian Đông Hồ cụ thể :

  •  Với môn mĩ thuật lớp 1 chỉ có một bài về tranh dân gian Việt Nam( Bài 25 : Vẽ màu vào hình của tranh dân gian)
  • Môn mĩ thuật lớp 2 có hai bài về tranh dân gian Việt Nam ( Bài 17: Xem tranh dân gian Việt Nam và Bài 18: Vẽ màu vào hình có sẵn- tranh Gà mái)
  • Môn mĩ thuật lớp 3 có một bài ( Bài 16: Vẽ màu vào hình có sẵn)
  • Môn mĩ thuật lớp 4 có một bài( Bài 19: Xem tranh dân gian Việt Nam)
  • Môn mĩ thuật lớp 5 không có bài nào về dòng tranh dân gian Việt Nam.

    Với thời lượng học như trên  thì  tôi nhận thấy các em được  tìm hiểu rất ít về tranh

     dân  gian Việt Nam nên việc vận dụng vào bài học là không hiệu quả. Mỗi khối học 

     chỉ có một đến hai bài và có khối không có bài nào là sự thiệt thòi của các em khi 

     không  được kế thừa và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật dân tộc. Do vậy cá

     nhân tôi trăn trở suy nghĩ đến giải pháp chọn lựa một dòng tranh tiêu biểu gần gũi 

     với các em học sinh tiểu học nhất đó là tranh dân gian Đông Hồ để vận dụng nét đẹp của dòng tranh dân  gian Đông Hồ vào giảng dạy nhằm đưa hiệu quả dạy và học đạt được kết quả cao hơn.

      II- TÌM HIỂU NÉT ĐẸP TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ.

     1.Khái quát về tranh dân gian.

         Tranh  dân  gian Việt Nam từ rất  xa xưa đã tồn tại  thực sự trong đời sống của

    nhân dân. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 việc chơi tranh trong ngày tết đã

    trở thành một phong tục rất mực được tôn trọng, tranh được dùng để trang hoàng 

nhà cửa, tôn kính tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp, để giới thiệu cho nhau về những giá trị văn hoá và lịch sử dân tộc. Những tờ tranh ấy đã làm bừng sáng những căn nhà tối thấp, đã mang theo tiếng cười vui đến với mọi nhà và nhất là giúp mọi người như cảm giao với tinh thần, yên tâm có cuộc sống bình an và thịnh vượng.

       Trong cả nước, từ Bắc vào Nam có nhiều nơi làm tranh giân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh Làng Sình nhưng có hai vùng nổi tiếng và có truyền thống lâu đời hơn cả là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Trong đề tài này tôi cũng xin đề cập đến  dòng tranh dân gian Đông Hồ ( Bắc Ninh).

  1. Tranh Đông Hồ.

              Tranh Đông Hồ được sản xuất lẻ tẻ ở một số tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, nhưng truy về gốc đều do người Đông Hồ di cư mang theo nghề đến nơi mới. Nơi sản xuất tập trung là làng Đông Hồ ( xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Đây là một làng nhỏ năm ven sông Đuống và trên đường giao thông nối  xứ Bắc (Bắc Ninh) với xứ Đông (Hải Dương), chỉ cách Hà Nội chừng 40 km. Vùng đất này trù phú,nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, đời sống văn hoá cao, lễ hội nhiều và đặc sắc… tất cả đã tạo nên cái nôi, là “bà đỡ”cho một dòng tranh chân quêđậm đà chất dân tộc.

          Gắn với sinh hoạt Tết có tranh-pháo-mã, người làng Đông Hồ làm cả. Hàng mã Đông Hồ từ nhiều thế kỉ trước đã đi vào sử sách, và mười năm qua tưởng chừng đã mai một thì giờ đây đang phục hồi và phát triển đáp ứng nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân, và cùng là một thứ nghệ thuật tạo hình dân gian, bổ sung và làm hoàn chỉnh thêm cho mảng tranh tết.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

một số phương pháp dạy học môn mĩ thuật thông qua hoạt động học tập cho hs lớp 4 trường th cam thượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn học
4
Mĩ Thuật
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)