SKKN Vận dụng nội dung dạy học tích hợp vào dạy – Học tiết 41, bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Sinh học 9
- Mã tài liệu: BM9202 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 669 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kiên Thọ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kiên Thọ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng nội dung dạy học tích hợp vào dạy – Học tiết 41, bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Sinh học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Phương thức tích hợp.
2.3.2. Các bước xây dựng bài soạn tích hợp.
2.3.3. Tích hợp kiến thức các môn học.
2.3.4. Giáo án thực nghiệm.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu môn Sinh học THCS nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống, thông qua các đại diện thuộc các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người, bước đầu hiểu được các quy luật cơ bản của quá trình sống, của hiện tượng di truyền và biến dị, của mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và với môi trường sống, về sự phát triển của thế giới sinh vật, làm cơ sở cho việc hiểu biết những nguyên tắc kĩ thuật trong sản xuất có liên quan đến sinh học, các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ tăng cường sức khỏe để có thể tiếp tục học tập lên trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc đi vào cuộc sống. Với mục tiêu đó, Sinh học là một bộ môn có nhiều kĩ năng tích hợp các nội dung như Giáo dục bảo vệ môi trường, Sức khỏe sinh sản, Giáo dục phòng chống ma túy…cho HS.
Nhưng dù tích hợp nội dung nào đi nữa thì giáo viên cũng phải đảm bảo cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản của môn Sinh học cho học sinh, vì vậy việc tích hợp các nội dung khác phải phù hợp trong dạy học sinh học.
Trong các trường học, trong đó có trường THCS Thiệu Giang đã đưa việc tuyên truyền nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái vào trong chương trình học bằng nhiều hình thức, nhà trường và giáo viên đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục bỗ ích, lí thú giúp học sinh nắm vững kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái, tuy nhiên một số GV đã có sự tích hợp nội dung này vào trong bài giảng của mình mang lại hiệu quả chưa cao, bởi vì GV chỉ mới chú ý dạy kiến thức môn học mình phụ trách chưa chú ý đến kiến thức được lồng ghép giữa các bài học, môn học với nhau vì vậy dạy học tích hợp trong trường THCS Thiệu Giang ở các môn học khác nói chung và môn sinh học nói riêng còn mang lại hiệu quả chưa cao với lí do đó bản thân tôi đã tìm hiểu và vận dụng nội dung dạy học tích hợp vào trong quá trình dạy- học giúp GV hiểu rõ được dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống thông qua đó hình thành những kĩ năng, kiến thức mới; phát huy được các năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực thẩm mỹ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, nhất là năng lực tự giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời biết sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng Vì vậy khi dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực của HS, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu HS vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết các vấn đề thực tiễn bao gồm cả Tự nhiên và Xã hội, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học, vì vậy dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp. Vì nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng và rất thiết thực trong thực tế giảng dạy và để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong đề tài nghiên cứu này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ về: “Vận dụng nội dung dạy học tích hợp vào dạy- học tiết 41, bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Sinh học 9 ở trường THCS Thiệu Giang”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đối với GV nghiên cứu để xác định tầm quan trọng của nội dung dạy học tích hợp vào trong giảng dạy bộ môn sinh học trong trường THCS Thiệu Giang nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Cung cấp một số địa chỉ và nội dung tích hợp trong chương trình Sinh học 9 và các môn học Địa lí, Giáo dục công dân, Hóa học, Lịch sử, Ngữ văn giúp học sinh hướng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức và kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái. Đồng thời giúp các em có thêm những kĩ năng sống cơ bản, biết cách giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, bồi dưỡng thêm tình yêu thiên nhiên, hiểu rõ giá trị của môi trường và các nhân tố sinh thái đối với đời sống con người và các sinh vật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Nội dung dạy học tích hợp vào dạy- học tiết 41, bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Sinh học 9 ở trường THCS Thiệu Giang
– Học sinh lớp 9A, 9B trường THCS Thiệu Giang.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp và thực nghiệm
– Phương pháp tích hợp, nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp dạy học môn học Sinh học, Địa lí, GDCD, Lịch sử, Ngữ văn.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Tích hợp trong dạy học sinh học:
– Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt động cho người học, tạo ra mối liên kết giữa các môn học và tri thức, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tính tích cực trong học tập. Tích hợp là một trong những su thế dạy học hiện đại, tiên tiến đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tích hợp có thể xem là nguyên tắc tổng quát để xây dựng cả hệ thống chương trình. “Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ của các môn, các phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể”. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, coi người học là trung tâm thì dạy học theo quan điểm tích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học mang lại hiệu quả cao.
– Tích hợp trong dạy học Sinh học: Thời gian qua, việc tích hợp trong giờ học sinh học được thực hiện khá hiệu quả với nhiều nội dung và hình thức tích hợp. GV đã gắn bài học với đời sống xã hội như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ đa dạng hệ sinh thái, giáo dục an toàn giáo thông, Sức khỏe sinh sản, bảo vệ di tích lịch sử danh lam thắng cảnh,…. Việc tích hợp đã mang đến cho giờ học không khí sôi nổi, hào hứng, mang tính thực tiễn cao hơn. Sự hiểu biết của các em được mở rộng, nó không còn gò bó ở phạm vi môn Sinh học. Cũng vì vậy mà số học sinh có hứng thú với bộ môn cũng tăng hơn.
2.1.2. Tích hợp giáo dục nội dung môi trường và các nhân tố sinh thái trong giờ dạy học Sinh học 9 ở trường THCS Thiệu Giang.
– Hiện nay chúng ta đang sống trong thế giới của các bộ môn khoa học ngày càng ăn nhập vào nhau, vì vậy ngày càng cần những nhóm làm việc đa môn và đòi hỏi con người cần phải đa năng. Nếu từ khi còn nhỏ tuổi học sinh quen tiếp cận những khái niệm một cách rời rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu kép kín. Trong khi đó đòi hỏi của xã hội lại cần những người có năng lực và trình độ chuyên môn ngày càng cao.Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp ở trường THCS Thiệu Giang, tôi nhận thấy hiện nay GV đã và đang áp dụng nội dung dạy học tích hợp vào trong giảng dạy. Tuy nhiên việc áp dụng còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi có sẵn nhiều khi chưa sát với đối tượng HS, không kích thích phát huy được năng lực, sáng tạo của HS làm cho HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Để khắc phục điều này, các GV trong trường đã vận dụng nội dung dạy học tích hợp vào
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]