SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX chương trình lịch sử lớp 12 theo hướng trải nghiệm sáng tạo
- Mã tài liệu: MP0890 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 375 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 96 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 96 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX chương trình lịch sử lớp 12 theo hướng trải nghiệm sáng tạo“ triển khai các biện pháp như sau:
2.1. Nội dung cách mạng khoa học – kĩ thuật và công nghệ trong chương trình Lịch sử THPT có thể tổ chức dạy học dự án theo hướng trải nghiệm sáng tạo
2.2. Nguyên tắc và quy trình tổ chức dạy học dự án
2.3. Xây dựng kế hoạch và triển khai 2 dự án trong dạy học bài cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế thế toàn cầu háo nữa sau thế kỉ XX
2.3.1. Dự án 1: Khảo sát và giới thiệu dây chuyền sản xuất của nhà máy xi măng Hoàng Mai
2.3.2. Dự án 2: Khảo sát việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào đánh bắt và chế biến thuỷ sản ở Hoàng Mai
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông Việt Nam những năm gần đây đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện theo hướng “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. [10].
Thực tế đó đòi hỏi mỗi người thầy không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đưa giáo dục Việt Nam tiệm cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Việc đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay cũng tạo ra nhiều cơ hội để giáo viên nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, trong đó có môn Lịch sử – môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục nhưng phần lớn học sinh lại “thờ ơ” do nhiều yếu tố, với định kiến: “Lịch sử khô khan, máy móc, giáo điều” một phần do cách dạy học truyền thống nặng về truyền thụ kiến thực một chiều tạo ra.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạo hứng thú, khơi gợi được đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. Và việc vận dụng phương pháp dạy học dự án, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cách thức hữu hiệu để “phá vỡ” không gian chật hẹp của lớp học, tạo điều kiện cho học sinh thỏa sức học tập tự chủ, sáng tạo dưới sự định hướng và giúp đỡ của giáo viên.
Phương pháp dạy học dự án gắn với tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hết sức phù hợp với dạy học Lịch sử, môn học nghiên cứu về quá khứ đã qua của xã hội loài người, cũng như những thành tựu khoa học – kĩ thuật, công nghệ của nhân loại, người học không thể phục dựng lại bức tranh quá khứ bằng việc thực hành trong phòng thí nghiệm như các môn khoa học tự nhiên. Được trải nghiệm trong không gian của các nguồn tư liệu, các di sản, những thành tựu văn hoá, khoa học- kĩ thuật và công nghệ lưu, học sinh sẽ có những cảm xúc chân thực, sâu sắc từ đó thúc đẩy việc tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực một cách chủ động và tự nguyện.
Đặc biệt, trong dạy học lịch sử, về thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, vận dụng phương pháp dạy học dự án gắn với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp phát huy những thành thành tựu khoa học–kĩ thuật và công nghệ, mang lại ý nghĩa giáo dục và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Học sinh được trang bị những tri thức quý báu về khoa học, kĩ thuật và công nghệ sản xuất, bồi dưỡng tinh thần tìm tòi, khám phá khoa học, định hướng nghề nghiệp và chọn nghề trong tương lai, cũng như nỗ lực phát huy năng lực của bản thân góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.
Trên thực tế, thực trạng chung của việc dạy học nội dung khoa học – kĩ thuật vẫn còn mặng về truyền thụ kiến thức sách vở, khô khan, thiếu tính trực quan sinh động, sự đổi mới còn chậm và thiếu đồng bộ. Các hoạt động ngoại khóa, tham quan các cơ sở sản xuất công nghiệp có dây chuyền sản xuất hiện đại trên địa bàn đã được tổ chức nhưng chưa đi vào chiều sâu, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức dạy học dự án, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vì đây là những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới được áp dụng; lại đòi hỏi đầu tư công sức và thường cần sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học nội dung về thành tựu khoa học–kĩ thuật, công nghệ gắn với thực tiễn ở địa phương, tác giả chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX chương trình lịch sử lớp 12 theo hướng trải nghiệm sáng tạo” để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học.
2. Tính mới
– Đề tài có những điểm mới sau:
Tổng quan và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học Lịch sử. Đề tài đưa ra một số dự án dạy học cụ thể nhằm khám phá, khắc sâu kiến thức Lịch sử đồng thời gắn kiến thức Lịch sử với thực tiễn cuộc sống, phát huy năng lực, phẩm chất học sinh.
Đề xuất các giải pháp dạy học tích cực hướng tới yêu cầu “Học đi đôi với hành” trong đó sử dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án làm trọng tâm nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức thực tế để giải quyết các vấn đề của bài học.
Giúp các em phát huy năng lực thu thập thông tin, phân tích thông tin, thuyết trình và tăng cường làm việc nhóm. Qua đó giúp học sinh rèn luyện, phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị hành trang tốt nhất khi rời ghế nhà trường.
Sử dụng phương pháp dạy học dự án vào bài “cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu nửa sau thế kỉ XX” chương trình lịch sử lớp 12 hiện hành góp phần hoàn thiện và đóng góp vào thực tiễn dạy học nội dung thành tựu về khoa học – kĩ thuật, khoa học – công nghệ chủa chương trình Lịch sử THPT. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật phát triển, là yếu tố rất thuận lợi để thực hiện phương pháp dạy học này.
Đề tài giúp bổ sung vào ngân hàng dự án học tập dùng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT theo nội dung chương trình để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và những phẩm chất, kĩ năng cần thiết cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá nữa sau thế kỉ XX chương trình lịch sử lớp 12 theo hướng trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát huy năng lực cho học sinh giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 trường THPT.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
+ Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, 11, 12 THPT hiện hành, nghiên cứu chương trình Giáo dục phổ thông mới (ban hành ngày 26/12/2018).
+ Tìm hiểu về các năng lực chung và chuyên biệt trong dạy học môn Lịch sử. + Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng dạy học dự án và khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh ở trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu và xây dựng các dự án học tập theo hướng trải nghiệm sáng tạo nội dung cách mạng khoa học – công nghệ chương trình lớp 12 THPT.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án trải nghiệm sáng tạo, tiến hành thực nghiệm và kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các dự án học tập đã xây dựng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án trong nhà trường.
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,… có liên quan.
- Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh ở trong trường và một số trương THPT lân cận.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
6. Kế hoạch nghiên cứu
TT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Tháng 7,8/2021 | Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài, viết đề cương nghiêm cứu | Bản đề cương chi
tiết của đề tài |
2 | Tháng 8,9/2021 |
|
|
3 | Tháng 10,11/2021 | – Kiểm tra trước thực nghiệm – Áp dụng thực nghiệm: Tiến hành các dự án trải nghiệm sáng tạo, kiểm tra 15 phút. | – Xử lý kết quả trước khi thử nghiệm đề tài. – Tổng hợp và xử lý kết quả thử nghiệm đề tài. |
4 | Tháng 12/2021 Tháng 1,2/2022 |
|
kiến
nghiệp |
5 | Tháng 3,4/2022 |
|
Sáng kiến kinh nghiệm chính thức chấm cấp trường.
– Hoàn thành sáng kiến nộp sở |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]