SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8
- Mã tài liệu: BM8037 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 809 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Tâm |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Tâm |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Phương pháp thảo luận nhóm
b. Phương pháp tổ chức trò chơi
c. Phương pháp đóng vai
d. Phương pháp giải quyết vấn đề
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục công dân là một môn học có vị trí quan trọng trong trường trung học, giúp học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống. Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân, xã hội và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó.
Không những thế môn Giáo dục công dân còn được khẳng định bởi chính nhiệm vụ và chức năng mà môn học đảm nhiệm. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Môn Giáo dục công dân có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách học sinh”.
Trong giảng dạy bài mới ở các trường THCS giáo viên bộ môn hầu như chỉ sử dụng phương phương pháp giảng giải cho học sinh. Do đó những kiến thức mà học sinh tiếp thu không sâu sắc, không biến những tri thức của Sách giáo khoa thành tri thức của mình dẫn đến tình trạng học “vẹt”. Không ít giáo viên chỉ “phát thanh lại Sách giáo khoa”. Nguyên nhân của tình trạng này là do giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân không biết kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại…nên bài giảng tẻ nhạt, đơn điệu. Vì vậy ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức.
Tuy nhiên hạn chế không chỉ ở giáo viên mà còn biểu hiện ở Sách hướng dẫn giảng dạy môn học cũng chưa thật sự được quan tâm đến việc vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học mới. Sách hướng dẫn chủ yếu nêu lên mục đích yêu cầu của bài giảng, một số gợi ý về nội dung và phương pháp mà giáo viên cần quan tâm. Sách không hướng dẫn cụ thể các phương pháp dạy học nêu ra trên đây. Vì vậy giáo viên chỉ vận dụng phương pháp giảng giải hoặc một vài phương pháp truyền thống khác.
Trong thực tế giảng dạy phương pháp giảng giải được giáo viên sử dụng phổ biến nhất. Các phương pháp dạy học khác như phương pháp luyện tập học sinh còn chưa định hình một cách rõ ràng. Đương nhiên mục đích luyện tập cho học sinh mà môn Giáo dục công dân thực hiện không nằm ngoài mục đích giáo dục của môn học này. Đó là giúp cho học sinh nắm vững tri thức của môn học và vận dụng tri thức đó vào cuộc sống. Nhiệm vụ giúp học sinh biết vận dụng tri thức môn học vào đời sống đúng là nhiệm vụ đặc trưng của bài tập thực hành. Tuy vậy, nhiều tiết luyện tập, bài tập Giáo dục công dân mới chỉ dừng lại ở nhận thức nội dung bài học. Không nhất thiết bài tập nào cũng phải nêu yêu cầu vận dụng, nhưng mỗi tiết luyện tập nên có các bài tập thực hành.
Là một giáo viên đang giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS Hiền Kiệt. Từ thực trạng trên tôi mong muốn góp thêm một phần nhỏ bé vào việc hiểu sâu hơn việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8 ở trường THCS – Hiền Kiệt” làm nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này mục đích giúp cho giáo viên THCS thấy được việc vận dụng phương pháp dạy học mới vào thực tế giảng dạy môn GDCD sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy.
Qua đó học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn, khắc sâu kiến thức hơn so với các phương pháp dạy học truyền thống.
Vì vậy hiện nay đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa như một cuộc cách mạng về phương pháp. Chính cuộc cách mạng về phương pháp dạy học sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong đó có giáo dục ở bậc THCS, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8 trường THCS Hiền Kiệt–Quan Hóa –Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin
Phương pháp thực hành vận dụng thực tế
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8 ở trường THCS – Hiền Kiệt” đó là gây được sự hứng thú cho học sinh, từ đó học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận Lý luận
Trong lịch sử giáo dục thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cao vai trò tích cực của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập.
Ở thế kỷ XVII Akômexki đã viết “giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách…Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. [1]
Gần đây người ta thường nhắc đến phương pháp dạy học “tích cực” tức là phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Khi phương pháp dạy học này được sử dụng thì đã tạo ra một cuộc “cách mạng” về đổi mới phương pháp dạy học.
Các nhà khoa học nước ta nói chung ủng hộ quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” vì nó phù hợp với phương châm hoạt động giáo dục nổi tiếng của nước ta “tất cả vì học sinh thân yêu”. Đó là phương châm đúng đắn và tiến bộ, lấy học sinh làm trung tâm tức là coi trọng chủ thể học tập là người học, coi trọng việc tự học, tự thân vận động, độc lập suy nghĩ, rèn luyện óc sáng tạo để thực hiện mục đích học tập của mình. Trong thực tiễn điều mà phương pháp dạy học tích cực quan tâm nhất là làm sao cho người học có đầy đủ động lực, hứng thú học tập, xem đó là hạnh phúc trong học hành. K.D.Liskinsky cho rằng “sự học tập mà không có hứng thú nào, chỉ do cưỡng bức phải làm, dù sự cưỡng bức đó được khai thác từ một nguồn tốt đẹp nhất là lòng yêu quý của giáo viên, cũng sẽ giết chết hứng thú học tập, ở học sinh mà thiếu cái đó thì học sinh không thể đi xa được, còn học tập chỉ dựa trên hứng thú sẽ không tạo khả năng rèn luyện tính tự chủ và ý chí học sinh. Bởi vì không phải mọi cái học tập đều thích thú cả và sẽ có nhiều điều cần đến sức mạnh của ý chí mới được”. Có như vậy giáo dục mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm qua, quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS, giáo viên chủ yếu sử dụng hệ thống phương pháp dạy học truyền thống.
– Thầy (người trao) cho học sinh.
– Trò (người nhận) thụ động tiếp thu những gì thầy truyền đạt.
– Khách thể: tái hiện, lặp lại, học thuộc lòng.
Khách thể tái hiện
Thầy chủ thể Trò thụ động
Về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay phần nhiều còn mang tính thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo nên hiệu quả dạy học chưa cao.
Qua khảo sát 1 lớp 34 học sinh thu được kết quả như sau:
– Chủ động tìm hiểu kiến thức 6.
– Thụ động tiếp thu kiến thức 28
– Học thuộc và hiểu bài 6.
– Học thuộc nhưng chưa hiểu bài “Học vẹt” 20.
– Không hiểu bài là 8
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]