Vận dụng phương pháp hoạt động theo nhóm kết hợp tranh ảnh và tình huống thực tế để cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5 ( Sách thí điểm/Global/Smart start/Family&friend)
- Mã tài liệu: HT5015 Copy
Môn: | TIẾNG ANH |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | Thí điểm/Global/Smart start/Family&friend |
Lượt xem: | 437 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp hoạt động theo nhóm kết hợp tranh ảnh và tình huống thực tế để cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5 ( Sách thí điểm/Global/Smart start/Family&friend)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Tiến trình thực hiện: Các bước luyện nói cho học sinh:
+ Chuẩn bị nói (Pre-Speaking):
Giới thiệu chủ đề của bài bằng cách đặt câu hỏi (Who, what, where, how, why)
Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ mới nếu có hoặc ôn lại những kiến thức đã học để giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói.
+ Luyện nói có kiểm soát (While-Speaking)
Học sinh dựa vào tranh hoặc mẫu câu gợi ý để luyện nói.
Học sinh luyện nói theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên.
+ Luyện nói tự do (Post-Speaking)
Một vài cặp, nhóm học sinh thực hành nói.
Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ để áp dụng vào thực tế
Mô tả sản phẩm
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
- Tên biện pháp: Vận dụng phương pháp hoạt động theo nhóm kết hợp tranh ảnh và tình huống thực tế để cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Tiếng Anh
- Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 5… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, Tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiếu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đã và đang được nhà nước quan tâm và phát triển từ các cấp học.
Dạy và học Tiếng Anh tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, hiểu biết cơ bản đầu tiên về môn học, giúp cho các em bước đầu làm quen với ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ, tạo tiền đề về kiến thức, kĩ năng nghe nói đọc viết và các hoạt động khác của môn học để các em có thể tiếp thu và học tập tốt môn Tiếng Anh ở các cấp cao hơn.
Ngày 30/9/2008, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1400/QĐ-Ttg về phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” gọi tắt là Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Đề án NNQG 2020). Mục tiêu của đề án là thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, để “đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam”.
Để đạt được mục tiêu trên thì từ các cấp học, mỗi giáo viên ngoại ngữ phải xác định được việc dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, nhắm đến đích cuối cùng của người học ngôn ngữ là khả năng giao tiếp tốt. Vì vậy thái độ học tập của học sinh trong dạy và học môn Tiếng Anh rất quan trọng và việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh là vô cùng cần thiết.
Phương pháp hoạt động theo nhóm kết hợp tranh ảnh và tình huống thực tế là một phương pháp giảng dạy sử dụng cả tranh ảnh và các tình huống thực tế để xây dựng bài giảng. Đây là một cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh. Việc sử dụng tranh ảnh và các tình huống thực tế sẽ thu hút học sinh, giúp các em tập trung vào bài giảng và ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng.
Từ những lý do trên, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, chắt lọc, học hỏi các đồng nghiệp đi trước rút ra biện pháp có thể áp dụng trong việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng phương pháp hoạt động theo nhóm kết hợp tranh ảnh và tình huống thực tế để cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu và đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng môn tiếng Anh trường Tiểu học… ngày một tốt hơn.
2. Nội dung biện pháp
Mục đích: Tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh; tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian; tăng thêm cơ hội cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc; tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh và tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
Hình thức luyện tập: Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ điệu mới, đoạn hội thoại, tạo tình huống tương tự giống đoạn hội thoại mà học sinh đã học…Luyện tập giữa giáo viên – cả lớp; nửa lớp – nửa lớp; cặp mở (hai học sinh không ngồi gần nhau); cặp đóng (hai học sinh ngồi cạnh nhau
Tiến trình thực hiện: Các bước luyện nói cho học sinh:
+ Chuẩn bị nói (Pre-Speaking):
- Giới thiệu chủ đề của bài bằng cách đặt câu hỏi (Who, what, where, how, why)
- Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ mới nếu có hoặc ôn lại những kiến thức đã học để giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói.
+ Luyện nói có kiểm soát (While-Speaking)
- Học sinh dựa vào tranh hoặc mẫu câu gợi ý để luyện nói.
- Học sinh luyện nói theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên.
+ Luyện nói tự do (Post-Speaking)
- Một vài cặp, nhóm học sinh thực hành nói.
- Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ để áp dụng vào thực tế
Ghi chú: khích lệ động viên học sinh bằng phần thưởng để tạo sự sôi nổi, tạo không khí cạnh tranh và sự tích cực của từng cá nhân học sinh trong khi thực hành nói.
- Học sinh thực hành nói theo nhóm đôi:
Ví dụ 1: Unit 15: What would you like to be in the future? Lesson 1; part 2: point and say.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm đôi, 2 bạn ngồi cạnh nhau ghép cùng một nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hỏi nhau về nghề nghiệp trong tương lai. Giáo viên sẽ làm một ví dụ để minh họa cho học sinh:
Bạn hỏi: What would you like to be in the future?
Bạn trả lời: I’d like to be a pilot
Học sinh sẽ hỏi và trả lời các nghề nghiệp tương ứng trong từng ảnh. Sau 10 phút làm việc nhóm đôi, giáo viên gọi bất chợt từng cặp hỏi và trả lời.
– Học sinh thực hành nói theo nhóm lớn: Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm, trong đó nhóm trưởng chỉ đạo và theo dõi các thành viên trong nhóm khi thực hành nói, sau đó báo lại cho giáo viên để giáo viên khen thưởng kịp thời, nhận xét học sinh và sửa lỗi cho các em (Áp dụng thông tư 30 và thông tư 22).
Ví dụ 2: Unit 17: What would you like to eat? Lesson 1: Part 1, 2/ trang 46 SGK Tiếng Anh 5 tập 2.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi bàn là một nhóm. Giáo viên bầu ra nhóm trưởng của từng nhóm. Sau đó, nhóm trưởng sẽ dựa vào các tình huống trong bài phân chia nhân vật cho từng thành viên trong nhóm. Từng bạn sẽ có 2 phút để luyện tập phần nói của mình. Sau 2 phút, các bạn sẽ thực hành nói trong nhóm với nhau và nhóm trưởng sẽ theo dõi, đánh giá bài thực hành nói của các thành viên trong nhóm để báo lại với giáo viên.
– Học sinh thực hành nói theo tình huống: giáo viên tạo tình huống theo đoạn hội thoại đã học trong chương trình, sau đó phân vai cho học sinh; học sinh diễn theo tình huống trước lớp. Dạng bài thực hành nói này áp dụng trong tất cả các bài hội thoại trong sách giáo khoa (Lesson 1 part 1/ Lesson 2 part 1).
Tùy theo bài học và ngữ liệu giáo viên tạo ra các tình huống sao cho phù hợp với chủ đề để học sinh linh hoạt trong thực hành nói.
Ví dụ: Unit 16: Where’s the post office? Lesson 1
Tình huống trong bài:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]