SKKN Vận dụng phương pháp “Học mà chơi” để cải thiện chất lượng môn Lịch sử và Địa lý 4 (CTST) (W+PPT)

Giá:
200.000
Môn: Lịch sử và địa lí
Lớp: Lớp 4
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Lượt xem: 832
Lượt tải: 9
Số trang: 21
Tác giả: Phạm Thị Minh Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu
Năm viết: 2023-2024
Số trang: 21
Tác giả: Phạm Thị Minh Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu
Năm viết: 2023-2024

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp “Học mà chơi” để cải thiện chất lượng môn Lịch sử và Địa lý 4 (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.1. Trò chơi câu đố, bài hát, khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử qua sách giáo khoa và qua bài giảng điện tử
2.2. Trò chơi “Chọn số”
2.3. Trò chơi “Xem ai nhớ nhất”
2.4. Trò chơi “Mặt xanh mặt đỏ”
2.5. Trò chơi “Ai chỉ đúng”

Mô tả sản phẩm

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP

  1. Tên biện pháp: Vận dụng phương pháp “Học mà chơi” để cải thiện chất lượng môn Lịch sử và Địa lý 4 (CTST)
  2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Lịch sử và Địa lý
  3. Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 4… Trường Tiểu học…
  4. Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
  5. Tác giả:…

II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP

1. Tình trạng giải pháp đã biết

Chương trình GDPT 2018 đã đưa ra hướng giảng dạy cho học sinh tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Để đáp ứng được điều này, giáo viên không thể giảng dạy theo lối truyền thụ truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép” mà cần phải đưa ra phương pháp giảng dạy mới giúp các em học tập chủ động tích cực, tư duy sáng tạo và phát triển toàn diện bản thân. Trong đó, tổ chức các trò chơi học tập là hoạt động cần thiết nhất giúp học sinh đạt được những yêu cầu như trên.

Chúng ta đã biết môn Lịch sử và Địa lí là môn khoa học xã hội quan trọng, yêu cầu độ chính xác cao bởi mỗi mốc lịch sử, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang ý nghĩa lịch sử, nền văn hóa riêng biệt của từng vùng, tuyệt đối không được nhầm lẫn. Hiện nay một số giáo viên cũng đã vận dụng các trò chơi học tập vào các hoạt động dạy học. Nhưng các trò chơi học tập đa số chỉ được vận dụng ở các lớp 1, 2, 3. Vì lẽ ở lớp 1, 2, 3 có lượng kiến thức đơn giản, nội dung các hoạt động ngắn gọn hơn nên có nhiều thời gian hơn để tổ chức các trò chơi. Còn ở lớp 4, 5 lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian để truyền tải kiến thức nên các trò chơi  thường bị bỏ qua, tiết học có vẻ nặng nề. Do đó đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức chứ chưa xem trọng các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực tư duy của học sinh. Chưa thông qua các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy nghĩ  của mình.

Đây là vấn đề cần xem lại, nhất thiết phải xác định cụ thể mục đích, tác dụng, cách tổ chức các trò chơi học tập trong giảng dạy sao cho thật sự là một hình thức dạy học đạt hiệu quả. Giúp học sinh có điều kiện phát triển năng lực mà vẫn đảm bảo học sinh là chủ thể mọi  hoạt động học tập.

Vậy là người thầy phải có phương pháp, hình thức dạy học như thế nào? Để truyền đạt được niềm say mê học môn Lịch sử và Địa lí đến các em mà không gây nhàm chán vẫn giúp học sinh phát huy tính tích cực tự chiếm lĩnh nguồn tri thức mới một cách chủ động nhất. Đặc biệt tâm lí học sinh Tiểu học dễ nhớ mau quên, sự tập trung chú ý chưa cao, trí nhớ chưa bền, thái độ nhút nhát, thụ động, chưa mạnh dạn, chưa hăng say phát biểu chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Trước khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã khảo sát khả năng học tập môn Lịch Sử và Địa Lý của các em học sinh lớp 4… và kết quả nhận được như sau: 

Bảng khảo sát năng lực học tập môn Lịch Sử và Địa Lí lớp 4… trước khi áp dụng biện pháp

Tổng số học sinh Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL TL SL TL
40 10 25% 30 75%

 

Thông qua khảo sát có thể thấy chất lượng học tập môn Lịch Sử và Địa Lí của học sinh lớp 4… còn thấp. Nguyên nhân chính là do các tiết học môn Lịch Sử và Địa Lí còn nhàm chán, chưa giúp cho học sinh có hứng thú khi học tập. Do đó, để tạo cho học sinh sự hứng thú và ham thích và ham thích học tập môn học này, tôi xin đề xuất biện pháp “Vận dụng phương pháp “Học mà chơi” để cải thiện chất lượng môn Lịch sử và Địa lý 4” thông qua bộ sách Chân trời sáng tạo, nhằm giúp học sinh có thể nắm vững và hệ thống được chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 4. 

2. Nội dung giải pháp

2.1. Trò chơi câu đố, bài hát, khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử qua sách giáo khoa và qua bài giảng điện tử

  1. Mục đích.

Dùng để dạy các tiết ôn tập thực hành hoặc các hoạt động củng cố các tiết học thuộc môn Lịch sử lớp 4. 

Có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn tập.

Rèn trí nhớ, học sinh có sự tập trung cao trong học tập.

Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh.

Giúp giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh để kịp thời uốn nắn, bổ sung kiến thức cho các em.

Rèn sự nhanh nhẹn, nhạy bén khi gặp các tình huống.

Áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với Bài 7: Đền Hùng và Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – SGK Trang 27 – bộ sách Chân trời sáng tạo 

  1. Chuẩn bị

Các câu đố, bài hát…. 

Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử.

Tranh ảnh về các triều đại lịch sử.

Trình chiếu cho học sinh xem các hình ảnh về nhân vật, triều đại lịch sử.

         Con rồng cháu tiên                                        Hồ Gươm

      Hoàng Diệu                                            Tôn Thất Thuyết

Chia lớp thành 4 nhóm cùng thảo luận nội dung: 

Câu 1: Hình ảnh trên nói về truyền thuyết nào? Kể lại câu chuyện truyền thuyết đó 

Câu 2: Sự kiện gì đã diễn ra tại Hồ Gươm? 

Câu 3: Ai là người lãnh đạo quân ta chống Pháp xâm lược năm 1882 ?

Câu 4: Ai lãnh đạo quân ta tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp

Bài hát lịch sử: Con Rồng cháu Tiên, Dòng máu Lạc Hồng,….. 

  1. Cách tiến hành.

Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.

Các em cùng chia sẻ đưa ra đáp án, câu trả lời đầy đủ nhất. 

Cho các em nghe các bài hát lịch sử: Con Rồng cháu Tiên, Dòng máu Lạc Hồng,…..(Nếu các em không hát được). Giáo viên lưu ý thực hiện vào cuối buổi học.

Cho các em xem tranh ảnh các nhân vật các nhân vật, sự kiện,… Trên trình chiếu các em thấy được khí thế hào hùng của  lịch sử dân tộc ta.  

2.2. Trò chơi “Chọn số”

  1. Mục đích.

Dùng để dạy các tiết ôn tập thực hành hoặc các hoạt động củng cố các tiết học thuộc môn Lịch sử lớp 4.

Dùng để kiểm tra kiến thức và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh.

Giúp giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh để kịp thời uốn nắn, bổ sung kiến thức cho các em.

Rèn sự nhanh nhẹn, nhạy bén khi gặp các tình huống.

Áp dụng vào dạy phân môn Lịch sử với Bài Hướng dẫn ôn tập – SGK Trang 112 – bộ sách Chân trời sáng tạo

  1. Chuẩn bị:

Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử.

Tranh ảnh về các triều đại lịch sử.

Trình chiếu cho học sinh xem các hình ảnh về nhân vật, triều đại lịch sử.

Kẻ sẵn hình vuông trên bảng hoặc giấy rô – ki. Một hình vuông có cạnh 60cm, chia hình vuông đó thành 9 ô đều nhau. Đánh số từ 1 đến 8, một ô để trống.

Ví Dụ: Khi học về các mốc thời gian lịch sử có thể chuẩn bị ô vuông và một số câu hỏi như sau:

 Nhóm 1: Gồm 8 câu hỏi về sự kiện lịch sử Thăng Long – Hà Nội.

 Nhóm 2: Gồm 8 câu hỏi về Cuộc phản công của quân Pháp tại kinh thành Huế

 Nhóm 3: Gồm 8 câu hỏi về Truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Ngoài ra còn một số câu hỏi tư duy dành cho học sinh đặt khi cần thiết.

  1. Cách thực hiện trò chơi:

 Giáo viên chỉ định từng nhóm một lần lượt lên chơi (mỗi nhóm có 4 hoặc 5 em). Từng nhóm sẽ kí hiệu cho nhóm mình (ví dụ: nhóm 1 chọn chữ M, nhóm 2 chọn chữ H)

 Sau khi ổn định thời gian và bốc thăm chọn số, cho nhóm 1 chọn 1 trong 8 số ở hình vuông vẽ lên bảng (ví dụ chọn số 2 )

 Lúc đó học sinh sẽ đọc câu hỏi của nhóm vào ô vừa chọn. Nếu trả lời đúng được ghi kí hiệu của nhóm lên ô vừa chọn ở hình vuông. Nếu trả lời sai không được ghi gì cả và ô đó bỏ trống.

 Tiếp tục cho nhóm còn lại chọn số để trả lời như trên. Ví dụ: “chọn số 3”. Đọc câu số 3 cho nhóm trả lời, thời gian trả lời cho mỗi câu 1 phút, không chậm quá. Nếu trả lời sai không được ghi kí hiệu của nhóm lên ô vừa chọn ở hình vuông, nếu trả lời sai không được ghi kí hiệu..

 Nhìn vào hình vuông trên bảng thấy nhóm nào có đủ kí hiệu của nhóm, và hơn hẳn nhóm kia (tức là nhóm có câu trả lời sai). Coi như nhóm đó thắng và cả nhóm được tuyên dương nhận hoa điểm tốt.

 Nếu 2 nhóm có kí hiệu bằng nhau lúc đó giáo viên cho học sinh sử dụng ô trống này, mỗi nhóm sẽ đặt 1 câu hỏi để nhóm đối diện trả lời.

Ở dưới lớp học sinh sẽ làm trọng tài chấm điểm bằng hình thức biểu quyết xem nhóm nào đặt câu hỏi đúng yêu cầu. Trả lời câu hỏi của đối phương đúng ý  thì nhóm đó ghi kí hiệu vào ô trống và nhóm đó thắng cuộc.

 Nếu tỷ số vẫn đều nhau sau câu hỏi số 9 thì 2 nhóm đều được tuyên dương ghi hoa điểm tốt.

Các câu hỏi bị bỏ trống (sau khi các nhóm chọn số mà không trả lời được) giáo viên cho học sinh dưới lớp bổ sung và hoàn chỉnh.

Cứ sau 1 nhóm chơi giáo viên lại nhận xét ghi điểm rồi gọi nhóm khác, đảm bảo mỗi tiết ít nhất nửa số học sinh trong lớp được chơi.

Lưu ý: Mỗi lần chọn số để trả lời thì mỗi học sinh chỉ trả lời 1 câu, tránh mỗi học sinh trả lời 2 câu, có em lại không trả lời câu nào.

Kết quả áp dụng trò chơi “Chọn số”: Các em học tập tích cực hơn, nắm vững kiến thức và nhớ bài lâu hơn.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Vận dụng hiệu quả kênh hình nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5 (W+PPT)
5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

Lớp 5
Đạo đức
4.5/5

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)