SKKN Vận dụng trò chơi vào dạy một số kiểu bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu lớp 4
- Mã tài liệu: BM4093 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 823 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng trò chơi vào dạy một số kiểu bài mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Thống kê và phân loại các kiểu bài tập Mở rộng vốn từ.
Biện pháp 2: Cấu trúc của trò chơi học tập và cách tổ chức chơi
Biện pháp 3: Vận dụng một số trò chơi khi dạy kiểu bài Mở rộng vốn từ.
3.1. Mở rộng vốn từ theo chủ đề hay (tìm từ ngữ theo chủ đề).
3.2. Mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ.
3.3. Mở rộng vốn từ qua thi đố.
3.4. Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ ẩn: (Trò chơi mới đưa vào)
3.5. Mở rộng vốn từ qua thi đặt câu. (Trò chơi mới đưa vào)
3.6. Mở rộng vốn từ qua tìm từ theo nét nghĩa. (Trò chơi mới đưa vào)
3.7. Mở rộng vốn từ qua trò chơi tiếp sức (Trò chơi mới đưa vào)
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng, một trong những nhiệm vụ đó là làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Khi dạy học cần giúp cho các em có lòng say mê, hứng thú học môn Tiếng Việt nhằm tiếp thu bài vận dụng vào thực tế một cách dễ dàng. Chính vì vậy, người giáo viên hiện nay phải không ngừng tìm tòi học hỏi tích luỹ những phương pháp có thể áp dụng một cách thuận tiện nhất, dễ hiểu, dễ làm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy việc tổ chức các hình thức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu này là rất cần thiết.
Đối với học sinh Tiểu học “Học mà chơi – chơi mà học” là một trong những hình thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em tự thể hiện mình. Trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm cộng đồng . Thông qua trò chơi học tập ở phân môn Luyện từ và câu học sinh được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho việc học tập nhẹ nhàng hơn. Đồng thời đáp ứng được hai nhu cầu đó là “nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập”, đây là một hình thức đang được xã hội quan tâm. Vì học sinh Tiểu học là “Tiềm năng phát triển” nên người giáo viên phải biết sáng tạo, sử dụng hài hoà các phương pháp khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế, tức là phát triển ở học sinh khả năng giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kĩ năng dùng từ chính xác, rèn luyện kỹ năng tạo lập từ và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
Từ những lí do trên, cộng với kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học Luyện từ và câu. Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gây hứng thú cho học sinh mà đạt hiệu quả cao. Vì thế cho nên tôi đã chọn đề tài:
“Vận dụng trò chơi vào dạy một số kiểu bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy phân môn Luyện từ và câu là nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách tốt nhất. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Trong Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em; cung cấp một số kiến thức về từ và câu.
Học tốt môn học này sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác, không những thế mà còn giúp các em có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp hằng ngày.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Trò chơi khi dạy kiểu bài “mở rộng vốn từ” trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
– Phân tích tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lí luận có liên quan đến dạy – học phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Thông qua các tiết dạy tại lớp để rút kinh nghiệm hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ. Thông qua việc kiểm tra, chữa bài để tìm hiểu những sai sót của học sinh. Tích cực dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, Tham gia thao giảng ở trường, bài dạy mẫu, học hỏi đồng nghiệp để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê chất lượng
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Năm học ……… tôi phụ trách giảng dạy lớp 4C, thực trạng vốn từ của học sinh rất hạn chế, việc sử dụng từ thiếu chính xác rất phổ biến,…Tôi thấy việc vận dụng trò chơi trong học tập đã giúp học sinh dễ hiểu bài và nhớ lâu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi lại tiếp tục tìm ra một số trò chơi khi dạy kiểu bài “Mở rộng vốn từ” đã mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể là:
Vận dụng thêm một số trò chơi khi dạy kiểu bài “Mở rộng vốn từ” như
Mở rộng vốn từ qua trò chơi: tiếp sức; tìm từ theo nét nghĩa; thi đặt câu; thi Tìm từ ẩn nấp.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận
Trong chương trình Tiếng Việt ở Bậc tiểu học phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng. Nó làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu.
Vì vậy việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Tôi nhận thức được hoạt động trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú hưởng ứng trong và ngoài lớp học. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy băn khoăn khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Qua đó còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1.Thực trạng:
Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã tích cực cải tiến các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học còn nhiều bất cập
a, Giáo viên:
Ưu điểm:
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy – học của giáo viên, tạo
điều kiện cho giáo viên tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, xây dựng tiết dạy mẫu để rút kinh nghiệm, mua tài liệu tham khảo cho giáo viên…
+ Đa số giáo viên có năng lực, nhiệt tình, biết sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, có sự chuẩn bị chu đáo cho các giờ dạy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]