SKKN Xây dựng các dự án học tập môn Địa lí 11 theo định phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
- Mã tài liệu: MP1055 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 489 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng các dự án học tập môn Địa lí 11 theo định phát triển năng lực, phẩm chất học sinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Thống kê các chủ đề có thể dạy học theo dự án
2.2. Lựa chọn chủ đề dạy học theo dự án cho mỗi học kỳ
2.3. Tổ chức thực hiện dự án
2.4. Các điều kiện cần thiết tiến hành dự án
Mô tả sản phẩm
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học định hướng hành động, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Kết quả của dự án là một sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kỹ năng. Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi chọn đề tài “Xây dựng các dự án học tập môn Địa lí 11 theo định phát triển năng lực, phẩm chất học sinh”
II – MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Thấy được tầm quan trọng của dạy học dự án trong việc phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh, tôi đã áp dụng hình thức dạy học theo dự án trong một số chủ đề thuộc chương trình Địa lí 11 tại trường THPT Phạm Hồng Thái và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tôi chia sẻ kinh nghiệm dạy học dự án của mình cho đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí.
Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học dự án.
- Thiết kế các dự án học tập môn Địa lí lớp 11.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác và các đơn vị khác.
- Khảo sát kết quả thử nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh.
- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là các dạng bài tập môn Địa lí lớp 11 được thực hiện trên học sinh của trường THPT Phạm Hồng Thái – Hưng Nguyên từ năm học 2021-2022 trở đi.
- Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Thời gian nghiên cứu, áp dụng của đề tài
3.1. Thời gian nghiên cứu
– Từ năm học 2021 – 2022 đến nay.
3.2. Thời gian áp dụng
– Áp dụng đề tài và đạt kết quả cao từ năm học 2022 – 2023.
- NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Giả thuyết khoa học
Đối với đề tài “Xây dựng các dự án học tập môn Địa lí 11 theo định phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ” sẽ tạo cơ hội cho học sinh hoạt động nhóm, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê trong học tập, để từ đó cố gắng nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Mặt khác sự hợp tác các bạn trong nhóm sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển các năng lực giao tiếp, trình bày. Như vậy phương pháp dạy học dự án sẽ có hiệu quả cao hơn về chất lượng dạy học so với áp dụng phương pháp dạy học truyền thống.
- Những đóng góp của đề tài
- Tính mới
- Tác giả đã tổ chức việc dạy và học cả trong và ngoài lớp, do đó đã tạo không gian mở cho lớp học, tăng được thời lượng nghiên cứu chủ đề, giúp HS có nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu khắc sâu kiến thức và rèn luyện được rất nhiều kĩ năng.
- Thời lượng dành cho chủ đề nhiều hơn. Do đó, GV có thể áp dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy được toàn diện phẩm chất, năng lực người học.
- Tác giả cũng sử dụng đa dạng các hình thức dạy học trong dự án nhằm tăng cường hứng thú của HS đối với môn học:
+ Tổ chức các diễn đàn, các buổi tư vấn du học, chọn nghề,…
+ Tổ chức các buổi triển lãm (kĩ thuật phòng tranh) để HS trưng bày và thuyết trình ý tưởng, sản phẩm của mình.
+ Hướng dẫn HS truyền tải nội dung bài học qua các bài báo, truyện tranh, bộ lịch, Infographic, Prochure,… đã làm cho kiến thức hàn lâm, khô khan trong SGK trở nên gần gũi, cuốn hút hơn với các em.
- Hiệu quả áp dụng
– Sau khi thực nghiệm phương pháp dạy học theo dự án ở một số lớp, tác giả đã phát phiếu khảo sát ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, thu được kết quả
- Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của sáng kiến này gồm 3 phần:
+ Phần I- Đặt vấn đề.
+ Phần II- Nội dung nghiên cứu. + Phần III- Kết luận và khuyến nghị.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I– CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cơ sở lí luận
- Khái niệm dự án, dạy học theo dự án
1.1.1. Khái niệm dự án
Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt. Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:
- Có mục tiêu được xác định rõ ràng.
- Có thời gian qui định cụ thể.
- Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn.
- Mang tính duy nhất (phân biệt với các dự án khác).
- Mang tính phức hợp, tổng thể.
- Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt.
1.1.2. Khái niệm dạy học theo dự án
Theo K.Frey, học giả hàng đầu về dạy học dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning – PBL) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được. Học theo dự án nhấn mạnh vai trò của người học.
Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “Học theo dự án (Project work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” .
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu dạy học theo dự án (DHTDA) là một phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, hướng người học đến việc lĩnh hội tri thức và kỹ năng thông qua các dự án có liên quan đến các vấn đề có thực trong cuộc sống gắn liền với nội dung dạy học. 1.2. Mục tiêu dạy học theo dự án, phân loại
1.2.1. Mục tiêu dạy học dự án
- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế.
- Phát triển cho người học kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
- Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp…).
- Cho phép người học làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]