SKKN Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
- Mã tài liệu: BM9091 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 635 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Sài Đồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Sài Đồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn để làm rõ nội dung cơ bản kiến thức cần truyền đạt của một tiết học.
– Sử dụng kiến thức liên môn để mở rộng , khắc sâu kiến thức đồng thời tạo hứng thú học tập bộ môn.
– Sử dụng tranh ảnh , tài liệu liên quan để minh họa , minh chứng …
– kết hợp đồng bộ các phương pháp , phương tiện dạy học giúp các em hiểu bài ,biết vận dụng sáng tạo từ đó tạo hứng thú học tập nhằm kích thích sự phát triển tư duy của học sinh qua việc học tập bộ môn lịch sử.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
- Lịch sử là một môn khoa học xã hội có vai trò to lớn trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Cùng với các môn khoa học khác, vị trí của bộ môn lịch sử trong nhà trường có vai trò hết sức to lớn trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước cũng như công cuộc hội nhập với sự phát triển của thế giới . Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, quy luật cơ bản của sự phát triển của loài người và dân tộc, hình thành cho học sinh thế giới quan và lý tưởng cộng sản, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức , giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh , rèn cho học sinh phương pháp tư duy khoa học thông qua sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, nhận xét…từ đó rèn luyện trí thông minh và sáng tạo cho học sinh.
- Đồng thời bộ môn lịch sử còn tác dụng rèn cho học sinh thực hành, biết rút ra những bài học lịch sử để vận dụng vào thực tiễn.
- Như vậy bộ môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng không kém các bộ môn khoa học khác .Việc nâng cao phương pháp dạy học môn lịch sử là một việc làm quan trọng trong quá trình dạy học . Vì vậy giáo viên phải kết hợp phong phú và đồng bộ các phương pháp. Việc đổi mới phương pháp thể hiện rõ qua khâu chuẩn bị bài và các thao tác trên lớp để nâng cao chất lượng học tập góp phần phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử.
- Là một giáo viên bộ môn , tôi luôn trăn trở, tìm tòi để có phương pháp thích hợp nâng cao chất lượng dạy và học. Qua thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình trong đề tài tiết 41 lịch sử 9 bài 28 :“Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam( 1954-1965)”.
- Mục đích nghiên cứu:
- Qua đề tài bản thân muốn trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học bộ môn lịch sử để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Giúp đồng nghiệp có cái nhìn mới trong việc dạy lịch sử: ngoài thuyết trình, giải thích, phân tích, chứng minh … giáo viên còn liên hệ , tích hợp kiến thức liên môn, đối chiếu , so sánh …nhằm phát triển tư duy cho học sinh .
- Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn từ đó kích thích sự phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình học tập .
- Đối tượng nghiên cứu:
- Qua đề tài bản thân tôi đưa ra phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn lịch sử , phương pháp liên môn , sử dụng đồ dùng trực quan…để áp dụng dạy tiết 41 lịch sử 9 bài 28( Phần 2 mục IV và mục V)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trình bày miệng, phân tích ,giải thích, thông báo, chứng minh…
- Tích hợp,liên hệ ,đối chiếu.
- Đánh giá kết quả của học sinh.
1.5. Những điểm mới:
– Phạm vi : Áp dụng dạy một tiết cụ thể.
– Tính thực tiễn của SKKN cao, ngoài bộ môn lịch sử có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy các môn học khác: văn, địa , giáo dục công dân, tiếng anh…II. PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận:
– Đổi mới phương pháp dạy học là khâu tiên phong trong quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam kể từ năm 1986 đồng thời cũng là khâu đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục . Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của giáo dục , hoạt động đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể.
– Phương pháp dạy học lịch sử là tổng hợp cách thức, hành động thống nhất giữa thầy và trò nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về lịch sử xã hội loài người , lịch sử dân tộc, hình thành thế giới quan khoa học và đạo đức cộng sản chủ nghĩa, kỹ năng kỹ xảo thực hành bộ môn giúp học sinh vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn của mình.
Trên thực tế việc dạy và học lịch sử còn nhiều vấn đề bất cập nên chúng ta cần phải đổi mới phương pháp. Kết hợp đồng bộ với các phương pháp đặc trưng của bộ môn trong dạy học lịch sử giáo viên sử dụng kiến thức liên môn , phân nhóm … để tạo hứng thú học tập cho học sinh kích thích sự phát triển tư duy trong việc học tập bộ môn.
- Thực trạng vấn đề:
Qua các kỳ khảo sát ở bậc THCS, kỳ thi tốt nghiệp, đại học…kết quả môn lịch sử đang ở mức báo động. Chất lượng bộ môn chưa được nâng cao, vị trí bộ môn chưa được đặt đúng. Tình trạng đó là do:
- Về phía học sinh:
+ Phần đa các em cho rằng môn sử là môn phụ, nên chưa hứng thú học tập, chưa dành thời gian học như một số môn khác.
+ Bộ môn lịch sử khô khan, đòi hỏi phải nhớ chính xác, tỷ mỷ nên học sinh ngại học, phụ huynh không đầu tư …tài liệu tham khảo không có thậm chí sách giáo khoa còn thiếu.
- Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên chưa nhận thức được rằng phương pháp dạy lịch sử là một khoa học. Nhiều giáo viên chưa áp dụng triệt để phương pháp dạy học bộ môn như tường thuật, thông báo, phân tích, giải thích.. mà chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp sự kiện , khái niệm…
+ Việc ứng dụng thông tin chưa thực hiện rộng rãi , chưa bám sát chuẩn kiến thức , kỹ năng, kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Từ thực trạng đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy để nâng cao chất lượng học tập.
Điều đó luôn làm bản thân tôi trăn trở , tìm tòi để có những biện pháp thích hợp áp dụng nâng cao chất lượng.
- Các biện pháp thực hiện:
- Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
– Trong đề tài này tôi áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn để làm rõ nội dung cơ bản kiến thức cần truyền đạt của một tiết học.
– Sử dụng kiến thức liên môn để mở rộng , khắc sâu kiến thức đồng thời tạo hứng thú học tập bộ môn.
– Sử dụng tranh ảnh , tài liệu liên quan để minh họa , minh chứng …
– Với việc kết hợp đồng bộ các phương pháp , phương tiện dạy học giúp các em hiểu bài ,biết vận dụng sáng tạo từ đó tạo hứng thú học tập nhằm kích thích sự phát triển tư duy của học sinh qua việc học tập bộ môn lịch sử.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]