SKKN Xây dựng lớp học thân thiện – Học sinh tích cực cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM0035 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 793 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng lớp học thân thiện – Học sinh tích cực cho học sinh lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Xây dựng hình ảnh người thầy
– Xây dựng nội quy lớp học
– Phát huy khả năng làm việc của ban cán sự lớp
– Tăng cường công tác trang trí lớp học
– Giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
– Tổ chức hoạt động ngoài giờ
– Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
Mô tả sản phẩm
1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam. Vậy chúng ta phải làm thế nào? trong khi các nhà trường đang tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thì rất nhiều giáo viên thường gặp tình trạng học sinh lười học, không thuộc bài, không chuẩn bị bài trước ở nhà, nhút nhát, không tích cực phát biểu, đặc biệt có rất nhiều học sinh có thói quen nghĩ học vô lí do…Tình trạng này ảnh hưởng không ít đến kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Nhiều năm nay ngành giáo dục phát động nhiều phong trào thi đua trong đó có phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học”. Điều này tạo điều kiện cho giáo viên trường Tiểu học Phú Nhuận chúng tôi phát huy tinh thần làm việc đi vào thực chất của chuyên môn, học sinh nhận thấy mình được tôn trọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng, đoàn kết, tình bạn trong sáng, tình thầy trò, giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Qua đó học sinh được giáo dục theo hướng lành mạnh, an toàn thân thiện, giúp học sinh chủ động, tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Học sinh được: Học để biết – Học để làm – Học để tự khẳng định mình – Học để cùng chung sống để giúp các em có thể bắt nhịp thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước ta hiện nay.
Năm học ………..tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2D. Tôi rất băn khoăn: Làm thế nào để các em hứng thú học tập?, Làm thế nào để các em có cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui?”. Và tôi nhận thấy: “Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phải bắt đầu từ việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện. Đó là lí do mà tôi quyết định nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm:”Xây dựng lớp học thân thiện – Học sinh tích cực cho học sinh lớp 2″.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Căn cứ tình hình thực tế về tình hình học tập của học sinh nói chung và học sinh Trường tiểu học Phú Nhuận nói riêng cùng với những lí do nêu trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài này. Với mục đích áp dụng một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm để áp dụng nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh lớp 2D do tôi chủ nhiệm hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực đối với học sinh lớp 2D Trường Tiểu học Phú Nhuận năm học …………
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
2. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
4. Phương pháp quan sát.
5. Phương pháp đàm thoại.
6. Phương pháp nêu gương, khen thưởng.
7. Phương pháp thử nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIÊM.
2.1. Cơ sở lí luận:
Năng lực và phẩm chất của học sinh lớp 2 được hình thành và phát triển thông qua quá trình học tập và rèn luyện trên lớp là chủ yếu. Vì vậy người giáo viên cần giúp học sinh được học tập trong bầu không khí vui tươi, phấn khởi, bình đẳng, tạo cho các em một môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh thông qua việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt hoạt động khác của nhà trường. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
giúp các em có quyền được học hành, các em có cảm giác được thoải mái mọi lúc mọi nơi. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực sẽ làm cho giáo viên có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Nhờ đó mà giáo viên sẽ tìm hiểu được những nguyên nhân của sự tồn tại, nắm rõ thế mạnh nào cần phát huy, những điểm nào cần khắc phục ở học sinh. Để rồi giáo viên sẽ có một số biện pháp để hoàn thành tốt công việc được giao.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1.Thực trạng :
Sau khi điều tra, khảo sát thực tế tôi nhận thấy có những khó khăn và thuận lợi sau:
a.Thuận lợi.
– Trường Tiểu học Phú Nhuận có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu cho việc dạy và học.Trường có đội ngũ giáo viên vững tay nghề, nhiệt tình, yêu nghề, luôn có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến tập thể giáo viên và học sinh, tạo mọi điều kiện tốt để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi luôn được ban giám hiệu và đồng nghiệp giúp đỡ tận tình trong công việc.
– Lớp 2D do tôi chủ nhiệm là lớp thuộc khu Phú Phượng, đây là một trong hai khu lẽ của trường tiểu học Phú Nhuận chúng tôi. Các em đều ở gần trường, đi lại dễ dàng, bản thân tôi lại là người địa phương nên việc gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh rất thuận tiện.
– Năm học ………..ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho mỗi giáo viên được dạy ít nhất 2tiết / năm bằng giáo án điện tử. Nhờ vậy học sinh được mở mang thêm sự hiểu biết của mình về công nghệ thông tin và các em cũng có hứng thú học tập hơn.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn như:
– Học sinh ở đây đều là con em nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa các em phải ở nhà với ông bà, cô bác, thâm chí có gia đình còn để các em ở nhà một mình, mới lớp 1 lớp 2 mà các em đã phải tự lo liệu cuộc sống hằng ngày. Cũng có những phụ huynh ở nhà nhưng chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, vì vậy một số học sinh đi học còn thiếu đồ dùng học tập, quần áo, điều kiện học tập ở nhà không đảm bảo.
– Học sinh lớp 2 còn nhỏ, còn ham chơi, rất dễ quên lời dạy của cô giáo, của người lớn. Chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc học tập và chưa tự giác học tập.
– Bản thân tôi lại đang nuôi con nhỏ, đôi khi trái gió trở trời con cái ốm đau gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc chuyên môn.
– Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, của ngành đề ra, áp lực công việc đối với giáo viên là quá lớn.Vì vậy đôi khi bản thân quá nóng vội trong việc giáo dục học sinh .
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Ngay đầu năm học nhận lớp, tôi đã nhận thấy rất rõ tình trạng học sinh rất lười học, ý thức học tập rất kém.
Khảo sát tổng số học sinh trong lớp có tới 15/26 học sinh không chịu học bài, có hiện tượng học đối phó, không chủ động tiếp thu bài, một số học sinh thể hiện sự chây lười, bất cần trong học tập rõ rệt, nhiều học sinh thường xuyên nghỉ học vô lí do.
Qua nhiều năm với cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp, cộng tác học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, cùng với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Phú Nhuận. Bản thân tôi đã tự tìm tòi, học tập, nghiên cứu tài liệu chuyên môn và đã mạnh dạn tiến hành xây dựng mô hình lớp học thân thiện – học sinh tích cực ngay chính lớp mình dạy, đơn vị mình công tác nhằm tháo gỡ những thực trạng trên.
2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện.
2.3.1. Giải pháp.
Thông qua việc nghiên cứu và để giúp học sinh khắc phục những tình trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
– Xây dựng hình ảnh người thầy.
– Xây dựng nội quy lớp học.
– Phát huy vai trò của ban cán sự lớp.
– Tăng cường công tác trang trí lớp học.
– Giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
– Tổ chức các hoạt động ngoài giờ.
– Phối kết hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
2.3.2. Biện pháp thực hiện.
Biện pháp1: Xây dựng hình ảnh người thầy:
Để xây dựng được một lớp học thân thiện – học sinh tích cực thì trước hết người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Hình ảnh của cô giáo sẽ tác động rất lớn tới học sinh bởi tâm lí học sinh còn non nớt, các em luôn làm theo cô, nghe theo cô hơn cả với cha mẹ mình. Thầy cô giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà thầy cô giáo còn là người để học sinh học theo cả cử chỉ, cách cư xử, cách sống… Tấm gương của người giáo viên mang yếu tố quyết định cho sự thành công trong hoạt động giáo dục. Ngay buổi đầu nhận lớp tôi tạo ấn tượng tốt trước học sinh đơn giản bằng nụ cười, lời chào, lời khen ngợi như: ” Cô chào các con. Hôm nay cô thấy các con lớn và xinh hơn rất nhiều…” học sinh vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Tôi thường đi sớm để giúp các em làm trực nhật, sắp xếp bàn ghế gọn gàng hay có thể về muộn hơn một chút nếu học sinh chưa hiểu bài.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]