SKKN Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tin học lớp 8
- Mã tài liệu: BM8186 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1384 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Phong Sắc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Phong Sắc |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tin học lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
3.2. Lựa chọn và thiết kế thuật toán thông qua các dạng bài tập
3.2.1. Dạng 1: Bài toán không phân nhánh
3.2.2. Dạng 2: Bài toán có phân nhánh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong thực tế ở nhiều lĩnh vực. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, môn Tin học đã được đưa vào trường trung học cơ sở nhằm bước đầu cung cấp cho các em học sinh những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, do đặc trưng của môn học có những khái niệm trừu tượng nên các em gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu bài. Đặc biệt trong chương trình Tin học 8, khi học phần lập trình đòi hỏi phải tư duy thì khó khăn nhất đối với các em là bước “Lựa chọn và thiết kế thuật toán”.
Việc lựa chọn và thiết kế thuật toán để giải bài toán trên máy tính là một bước rất quan trọng. Bởi vì nếu bỏ qua bước này thì đôi khi việc lập trình cho ra kết quả không tối ưu. Cũng giống như khi giải một bài tập Toán, Vật lý,… để tìm ra kết quả chính xác thì buộc học sinh phải xác định công thức cần áp dụng là công thức nào.
Điều quan trọng hơn, việc lựa chọn và thiết kế thuật toán để giải bài toán trên máy tính của học sinh còn rất lúng túng. Mặt khác nó còn giúp rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, sáng tạo, biết phân tích và giải quyết tình huống. Đây là những kỹ năng rất cần thiết để sau này các em hoà nhập vào thực tế cuộc sống.
Từ những lý do nêu trên, qua thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy cần đưa ra một số kinh nghiệm để trao đổi với các đồng nghiệp nhằm giúp học sinh bước đầu hiểu rõ và tiếp cận với thuật toán giải bài toán để việc lập trình đạt kết quả tốt hơn với đề tài: “Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tin học lớp 8 trường THCS Nga Liên”. Vì thời gian có hạn, tôi chỉ trình bày cách xây dựng thuật toán để giải bài toán bằng cách lập sơ đồ khối.
- Mục đích nghiên cứu
Cung cấp cho học sinh một số phương pháp cơ bản và nâng cao về các phương pháp lựa chọn và thiết kế thuật toán. Giúp học sinh hiểu rõ bản chất của từng phương pháp từ đó biết cách lựa chọn và thiết kế thuật toán một cách hợp lí cho các từng trường hợp.
Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹ năng vận dụng các kiến thức đó để lập đúng và thiết kế thuật toán vào từng bài tập cụ thể.
Tạo cho học sinh niềm tin, sự yên tâm, say mê học tập và tìm tòi thêm về môn Tin học. Phát huy được quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học môn Tin học của trường THCS Nga Liên.
Ngoài ra tôi còn tìm tòi, mở rộng, nâng cao để giúp học sinh giỏi lập trình các bài toán khó bằng nhiều cách khác nhau nhằm phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện trí thông minh. Từ đó các em có khả năng giải quyết các bài tập thực hành một cách tự tin và chủ động.
Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến trong việc giúp học sinh lập đúng và thiết kế thuật toán một cách hiệu quả.
- Đối tượng nghiên
Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối môn Tin học cho học sinh khối 8 trường THCS Nga Liên năm học ……….
- Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Tìm đọc và nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan đến việc rèn kỹ năng lựa chọn và thiết kế thuật toán cho học sinh nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Khảo sát thực tế học sinh: Qua bài kiểm tra
4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Trực tiếp dự giờ giáo viên, trao đổi cùng đồng nghiệp về cách hướng dẫn học lựa chọn và thiết kế thuật toán cụ thể, xem đồng nghiệp cảm thấy khi dạy vấn đề này thì phần nào là khó dạy nhất để rút kinh nghiệm.
Trao đổi với học sinh xem khi lựa chọn và thiết kế thuật toán em cảm thấy khó nhất ở bước nào, tại sao?
Trực tiếp chấm, chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kết quả thi học sinh giỏi các cấp qua các năm học của học sinh nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kĩ năng lựa chọn và thiết kế thuật toán của học sinh.
4.4. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thông tin, thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để khái quát hóa tình hình nắm bắt kiến thức và kĩ năng lựa chọn và thiết kế thuật toán của học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến này được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên ở trường THCS Nga Liên.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận
Đa số các câu nói hàng ngày của con người như: “Lập bảng điểm của các bạn trong lớp”, ”so sánh chiều cao của hai bạn Long và Trang”, “Nếu….thì…”, “Nếu…thì…ngược lại ….” đều có thể diển đạt bằng thuật toán.
Thuật toán( hay giải thuật–tiếng Anh Algorithms) để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm. [1]
Để biểu diễn thuật toán ta có thể sử dụng: Ngôn ngữ tự nhiên, lưu đồ, mã giả. Với ngôn ngữ tự nhiên thì dễ diễn đạt nhưng nhập nhằng về ngữ nghĩa; mã giả thì học sinh chưa được học; lưu đồ hay sơ đồ khối là một công cụ trực quan để diễn đạt các thuật toán. Biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ sẽ giúp học sinh theo dõi được sự phân cấp các trường hợp và quá trình xử lý của thuật toán đơn giản và tường minh hơn ….
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
– Tin học là bộ môn mới được đưa vào giảng dạy chính khóa ở trường THCS, kinh nghiệm áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và xử lí các tình huống sư phạm chưa tốt đặc biệt là các giáo viên trẻ. Trong quá trình dạy học thường sa vào phương pháp cũ là điều không thể tránh khỏi. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, thái độ học tập theo yêu cầu chương trình. Đây là công việc không dễ đòi hỏi người dạy phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp trong quá trình tổ chức bài dạy.
– Trên địa bàn xã, học sinh là con em của nhiều thành phần dân cư do đó việc tiếp nhận kiến thức Tin học không đồng đều, mặc dù các em rất thích máy tính nhưng là để chơi các trò chơi trên máy chứ chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập chưa cao. Gia đình các em còn nghèo chưa có điều kiện để mua máy tính, điều đó làm cho bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn.
– Máy tính trong các trường học được trang bị it so với số lượng học sinh, số lượng máy hư hỏng nhiều so với số lượng máy móc trang bị ban đầu. Phòng máy chưa có các thiết bị chống ẩm, các thiết bị bảo quản máy. Đang còn tình trạng 3, 4 học sinh ngồi học một máy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]