SKKN Xây dựng và phát triển mô hình Câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh
- Mã tài liệu: MP0150 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 562 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 44 |
Tác giả: | Bùi Thị Mỹ Hảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 44 |
Tác giả: | Bùi Thị Mỹ Hảo |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng và phát triển mô hình Câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cho CLB.
2. Xây dựng kế hoạch và báo cáo tổng kết hoạt động từng năm cho CLB.
3. Tổ chức tuyển thành viên mới cho CLB hàng năm
4. Tổ chức sinh hoạt CLB và tập luyện theo lịch cố định hàng tuần ở trường, ở nhà.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao trường học là một bộ phận quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục phát triển toàn diện, nhằm mục đích phát triển thể chất nâng cao tầm vóc và thể trạng cho học sinh.
Với chủ trương hiện nay là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho học sinh dưới nhiều hình thức đa dạng, tích hợp nhiều hoạt động, nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú tham gia; tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập luyện và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên cơ sở sự hứng thú, phát huy tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên. Phát triển các loại hình câu lạc bộ (CLB) thể dục, thể thao trong trường học; chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa.
Hiện nay có rất nhiều mô hình các CLB thể thao được hình thành và phát triển ở các trường học. Tuy nhiên có không ít CLB lại không có sự thay đổi và phát triển, nội dung hoạt động khá đơn điệu và trầm lặng không tạo được sự hào hứng từ phía học simh, những CLB này phần lớn thường được thành lập một cách ngẫu hứng và tự phát từ phía học sinh mà thiếu tính tổ chức và sự quản lý của nhà trường.
Bên cạnh đó cũng có nhiều CLB hình thành và hoạt động cũng khá sôi nổi và tạo được sự ảnh hưởng lớn. Nhưng thực sự vẫn chưa phát huy hết vai trò của học sinh. Dường như giáo viên là người chủ đạo, chịu trách nhiệm quản lý và phải làm việc quá nhiều dẫn đến học sinh thiếu đi tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong các hoạt động.
CLB bóng rổ trường THPT Chuyên Phan Bội Châu là một minh chứng điển hình, CLB được thành lập từ năm 2015 và luôn duy trì lịch hoạt động một cách đều đặn các ngày, hàng tuần trong những năm qua nhưng kết quả không gây được sự hứng thú cho các em học sinh; phần lớn là do việc tổ chức thiếu tính sáng tạo và thiếu sự chủ động và tích cực làm cho chất lượng và hiệu quả các hoạt động CLB không được phát triển.
Với tình hình không khả quan của CLB, cùng mong muốn việc sát sao để quản lý học sinh sinh hoạt ngoại khóa. Ban giám hiệu nhà trường giao cho tôi nhiệm vụ là cố vấn của CLB bóng rổ học sinh trường Phan. Bản thân tôi nhận nhiệm vụ với mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích và phát huy hết tính tích cực, chủ động và sự sáng tạo của các em sau các giờ học. Phát huy tính hiệu quả, chất lượng trong các hoạt động của CLB. Đưa bộ môn bóng rổ tiếp cận với nhiều học sinh, góp phần phát triển phong trào thể dục thể thao của nhà trường nói riêng và phong trào bóng rổ của tỉnh nhà nói chung.
Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng và phát triển mô hình Câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh”.
- Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng và tính hiểu quả cho các hoạt động sinh hoạt, rèn luyện và thi đấu cho CLB bóng rổ trường
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình CLB bóng rổ của trường nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng và phát triển mô hình câu lạc bộ bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh
Đánh giá hiệu quả của mô hình mới của câu lạc bộ.
3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: CLB bóng rổ trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 đến năm 2022
4. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã khẳng định tính khả thi trong quá xây dựng và phát triển mô hình CLB bóng rổ theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong nhiều năm, thành tích thi đấu được nâng cao và đạt được những thành tích xuất sắc. Chất lượng sinh hoạt CLB cũng ngày càng đa dạng, phong phú, hứng thú và chuyên nghiệp.
Đề tài này có thể dùng làm cơ sở để xây dựng các CLB thể thao trong trường học cho các trường, các cơ sở giáo dục toàn tỉnh và cả nước. Rất phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Câu lạc bộ thể dục thể thao là hình thức tổ chức xã hội về TDTT, là nền tảng, tế bào của hệ thống tổ chức, quản lý TDTT, là đơn vị cơ sở TDTT. Người tập trong CLB là những người có cùng sở thích về hoạt động TDTT trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Tổ chức quản lý và hoạt động có tổ chức theo quy chế và pháp luật hiện hành, có kế hoạch hoạt động thiết thực.
Mô hình CLB TDTT trường học, chính là một trong các thiết chế Văn hóa Thể thao cơ sở. Tuy vậy thiết chế này cần mang tính đặc thù của từng trường học, của từng cấp học, từng loại trường (công lập hay tư thục …). Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học là tổ chức tự nguyện, được thành lập tại các đơn vị (bao gồm cả GV, CBVC và HS). Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học chịu sự quản lý của Nhà trường
Tuy đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng vài năm gần đây, môn bóng rổ mới thật sự thu hút học sinh, sinh viên và các bạn trẻ tập luyện, thi đấu. Sức hấp dẫn của bộ môn này chính là tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, giúp rèn luyện tốt về thể lực và khả năng quan sát, nắm bắt, thực hành kỹ thuật, chiến thuật, nhưng cũng vô cùng ngẫu hứng, sáng tạo trong thi đấu. Đặc biệt, môn thể thao này còn giúp người chơi, nhất là giới trẻ phát triển chiều cao và hình thể, phát huy được tố chất khéo léo, nhanh nhẹn và linh hoạt.
Có thể thấy, sự phát triển của phong trào bóng rổ được thể hiện qua số lượng câu lạc bộ, trung tâm tập luyện, thi đấu được mở ra ngày càng nhiều. Các giải đấu ở cấp cơ sở, địa phương và quốc gia liên tục được tổ chức với quy mô mở rộng cùng sự tham gia của nhiều vận động viên và sự cổ vũ của đông đảo người hâm mộ.
1.1. Lợi ích của sự phát triển CLB bóng rổ trong trường học
Bóng rổ là môn thể thao mang tính đồng đội cao, đòi hỏi người chơi phải có sự quan sát tốt, nhanh nhẹn và thể lực tốt; đồng thời cũng mang đậm tính ngẫu hứng và sáng tạo. Với tính chất đối kháng, đòi hỏi kỹ thuật và chiến thuật nhuần nhuyễn, nên ngoài sự rèn luyện cho người chơi tính kỷ luật và tập thể, bóng rổ còn giúp cho người chơi phát triển chiều cao và hình thể hài hòa, phát huy tố chất khéo léo, sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Chỉ cần một khoảng không gian phù hợp, có người hướng dẫn và lắp đặt một bộ bảng rổ đúng quy chuẩn là có thể thu hút học sinh tham gia tập luyện. Việc phát triển CLB bóng rổ trong trường học sẽ mang lại một số lợi ích cho học sinh như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]