SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề Địa lý tự nhiên Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học sinh môn học Địa lý 12
- Mã tài liệu: MP1017 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 785 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề Địa lý tự nhiên Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học sinh môn học Địa lý 12” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
-Phương pháp chuyên gia mảnh nghép
-Phương pháp khăn trải bàn.
-Phương pháp trình chiếu.
-Phương pháp trò chơi ô chữ.
-Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp sử dụng phiếu học tập.
-Phương pháp mon dmap.
-Phương pháp thảo luận nhóm.
– Phương pháp khai thác từ vi deo
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………. 1 I. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………. 1 II. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………… 1
III. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………. 1
PHẦN II. NỘI DUNG ……………………………………………………………………………….. 1
- Cơ sở lí luận ………………………………………………………………………………………… 1
- Quy trình học chủ động cho học sinh (HS) và tiến trình các hoạt động hướng dẫn của giáo viên (GV) trong quá trình dạy học ……………………………… 1
- Phương pháp dạy học ………………………………………………………………………… 4
- Đặc điểm của các biện pháp dạy học tích cực ……………………………………….. 5 II. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………………………….. 6 III. HIỆN TRẠNG ……………………………………………………………………………. 7
- CÁC GIẢI PHÁP ………………………………………………………………………………. 8
- Một số nguyên tắc khi sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực ……………………….. 8
- Một số bài học đã được sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực ………………… 8 PHẦN III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC …………………………………………………………. 28
PHẦN IV. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………. 30
- Khả năng áp dụng của sáng kiến ………………………………………………………….. 30
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến …………………………………………. 30
- Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến ………………………………………………….. 31
PHẦN I. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy và học môn Địa lí nhiều giáo viên (GV) và học sinh (HS) vẫn có quan niệm quan niệm đó là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Việc dạy và học của thầy và trò do đó thường là giảng và chép như một môn học thuộc, mà chưa thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học, các kĩ thuật dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS khi học. Chưa kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của HS, chưa giúp cho HS nắm bắt được bản chất các hiện tượng địa lí, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu.
Tuy nhiên sau khi tìm hiểu các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực, cũng như tìm hiểu tháp học tập, đối với bản thân tôi, tôi rất mong muốn được áp dụng những cái mới, những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Do đó tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy, sau một thời gian kết quả thu được là tích cực.
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là so sánh sự hứng thú của HS thông qua việc theo dõi tính tích cực của HS ở trên lớp và kết quả bài khảo sát những tiết học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) kĩ thuật dạy học tích cực. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
- Đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. Phạm vi nghiên cứu chương trình Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản phần địa lý tự nhiên.
-Thời gian nghiên cứu: 2020-2021, 2021-2022.
PHẦN II. NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận 1. Quy trình học chủ động cho học sinh (HS) và tiến trình các hoạt động
hướng dẫn của giáo viên (GV) trong quá trình dạy học
Câu hỏi “người ta học tập như thế nào?” hay nói cách khác là “cách thức chiếm lĩnh tri thức của con người diễn ra như thế nào?” từ lâu đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục. Bởi vì, trên cơ sở biết được con người học tập, thu nhận, lưu trữ thông tin và sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề như thế nào thì mới có thể lựa chọn được các mục tiêu học tập lâu dài và xây dựng được các biện pháp hướng dẫn hiệu quả.
Theo Tiến sĩ Trần Khánh Ngọc – Đại học sư phạm Hà nội 1 thì có thể tóm tắt các giai đoạn của quá trình nhận thức theo lý thuyết thông tin, điểm cần lưu ý trong mỗi giai đoạn, các hoạt động mà học sinh có thể chủ động thực hiện để tăng cường hiệu quả cho quá trình nhận thức, quá trình học tập của bản thân cũng như các hoạt động hướng dẫn của GV nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập (QTHT) của học sinh trong bảng sau
Bảng 1: Các giai đoạn của quá trình nhận thức theo lý thuyết thông tin và ứng dụng trong dạy học
Các giai đoạn của quá trình nhận thức
theo lý thuyết thông tin |
Điểm cần lưu ý trong
mỗi giai đoạn |
Hoạt động HS có thể thực hiện để tăng cường
hiệu quả của quá trình nhận thức/học tập |
Hoạt động GV có thể thực hiện
nhằm tạo thuận lợi cho QTHT của HS |
Tiếp nhận thông tin:
thông tin được chuyển từ môi trường qua vùng cảm giác vào vùng trí nhớ làm việc |
– Tính mới lạ của thông tin (gây tò mò). – Tính quen thuộc của thông tin (dễ tiếp nhận). | – Chủ động huy động các kiến thức có liên quan đến chủ đề sắp học, làm tăng tính “quen thuộc” của kiến thức mới, tạo thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức mới. |
|
Xử lý thông tin: Hình thành liên kết giữa các phần của thông tin, giữa thông tin mới và thông tin đã có, chuyển thông tin sang dạng sẵn sàng lưu trữ. |
|
Chủ động “xử lý” hay chiếm lĩnh kiến thức mới: tập trung vào các phần kiến thức quan trọng, chủ động tìm mối quan hệ giữa các phần khác nhau của kiến thức mới hoặc giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, xác định hình thức phù hợp để thể hiện các mối quan hệ đó nhằm chuyển kiến thức sang dạng sẵn sàng lưu trữ. | – Chia nội dung cần học thành các phần nhỏ để HS có thể tiếp cận và xử lý hiệu quả từng phần. – Hỗ trợ cho quá trình “xử lý” hay chiếm lĩnh kiến thức mới của HS bằng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp. |
Lưu trữ và sử dụng thông tin: Tổ chức, sắp | – Số lượng liên kết được tạo thành | – Chủ động đưa kiến thức mới vào hệ thống kiến thức đã có (tìm kiếm thêm | – Yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức sau khi học |
xếp thông tin vào hệ thống thông tin đã có; tái hiện thông tin để sử dụng ở những lần sau. | giữa thông tin mới và hệ thống thông tin đã có (tính có nghĩa của thông tin).
-Độ mạnh/yếu của liên kết giữa các thông tin. |
các mối quan hệ giữa kiến thức mới và hệ thống kiến thức đã có, làm tăng tính có nghĩa của kiến thức mới), tái cấu trúc hệ thống kiến thức (hệ thống hóa kiến thức).
– Chủ động vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau (củng cố liên kết giữa các phần kiến thức, tăng cường hiệu quả của việc tái hiện kiến thức để sử dụng ở những lần sau). |
xong mỗi chủ đề, mỗi bài, mỗi chương…
– Tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức vừa học vào các tình huống khác nhau |
Như vậy, để quá trình nhận thức nói chung, QTHT nói riêng diễn ra một cách hiệu quả thì HS không những phải xác định được vai trò chủ động của mình trong quá trình đó, mà còn phải có hiểu biết về quá trình nhận thức, QTHT của bản thân để chủ động thực hiện các hoạt động nhằm làm cho QTHT có thể diễn ra một cách thuận lợi, từ đó thu được kết quả cao. Bên cạnh đó, GV cũng phải cần phải có hiểu biết về QTHT của HS để có thể thiết kế các hoạt động hướng dẫn sao cho phù hợp với quá trình nhận thức của HS, nhằm giúp cho HS chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả.
Với cơ sở là lý thuyết các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin, có thể quy trình hóa các hoạt động của HS khi “chủ động” học tập một vấn đề mới cũng như tiến trình các hoạt động hướng dẫn trên lớp của GV nhằm hỗ trợ và tạo thuận lợi cho QTHT của HS bằng các sơ đồ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]