Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lý nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MP1004 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 10, 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 865 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc Trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Thúc Trực |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lý nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Đóng vai nhân vật giả định theo ngành nghề trong tương lai
2.2. Đóng vai tình huống
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang | |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
I. Lí do chọn đề tài | 1 |
II. Mục đích nghiên cứu | 2 |
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu | 2 |
IV. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
V. Tính mới của đề tài | 2 |
VI. Tính khả thi của đề tài. | 3 |
PHẦN II: NỘI DUNG |
4 |
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN | 4 |
1. Cơ sở lí luận | 4 |
1.1. Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực | 4 |
1.2. Tổng hợp các tổ hợp xét tuyển và các ngành học có môn Địa lý | 7 |
1.3. Phương pháp đóng vai và vai trò của phương pháp đóng vai trong phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh | 11 |
1.3.1. Khái niệm phương pháp đóng vai | 11 |
1.3.2. Vai trò của PPĐV trong phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh | 11 |
2. Cơ sở thực tiễn | 13 |
2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng phương pháp đóng vai nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp | 13 |
2.2. Mức độ sử dụng PPĐV của giáo viên trong dạy học Địa lí | 13 |
2.3. Mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp dạy học của GV. | 14 |
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG
LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP |
15 |
1. Nguyên tắc sử dụng PPĐV trong dạy học địa lý phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp | 15 |
2. Cách thức sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Địa lí phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp | 16 |
2.1. Đóng vai nhân vật giả định theo ngành nghề trong tương lai | 16 |
2.2. Đóng vai tình huống | 25 |
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM | 31 |
1. Mục đích thực nghiệm | 31 |
2. Nhiệm vụ của thực nghiệm | 32 |
3. Tiến hành thực nghiệm | 32 |
3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm | 32 |
3.2. Nội dung thực nghiệm | 32 |
3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm | 32 |
PHẦN III: KẾT LUẬN |
35 |
I. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI | 35 |
1. Tính mới của đề tài | 35 |
2. Tính hiệu quả | 35 |
II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI | 35 |
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT | 35 |
1. Với các cấp quản lí giáo dục | 35 |
2. Với giáo viên | 35 |
3. Với học sinh | 36 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
37 |
PHỤ LỤC |
38 |
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt / Ký hiệu | Cụm từ đầy đủ |
PPĐV | Phương pháp đóng vai |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
THPT | Trung học phổ thông |
TN | Thực nghiệm |
ĐC | Đối chứng |
LB | Liên Bang |
CN | Công nghiệp |
DHNTB | Duyên hải Nam Trung Bộ |
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đặt ra yêu cầu bức thiết về nguồn lao động trí thức cao. Trong bối cảnh đó, vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng. Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ra đời đã tạo điều kiện để toàn ngành Giáo dục và đào tạo tập trung đổi mới căn bản và toàn diện. Theo đó, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực được coi là “chìa khóa” của đổi mới giáo dục. Đặc biệt khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì vấn đề này được xem như “ mắt xích” không thể thiếu để tiến tới thành công.
Trong quá trình dạy học phát triển năng lực, giáo viên không phải đóng vai như các phát thanh viên để truyền lại những thông tin được in sẵn trong sách giáo khoa. Ngược lại, chúng ta phải nhập vai như các nhà tổ chức thực thụ, hướng dẫn học sinh hoạt động. Dạy học phát triển năng lực hướng tới mục tiêu kép: vừa giúp học sinh chủ động lĩnh hội được kiến thức bài học, vừa phát triển được kĩ năng và hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở các em.
Đối với học sinh ở bậc THPT, các em còn đứng trước một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời. Đó là việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp với sở thích, nguyện vọng, năng lực của bản thân cũng như đáp ứng yêu cầu của xã hội về nhân lực. Do vậy, nội dung giáo dục hướng nghiệp tiếp tục được lồng ghép, tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua đó, giúp cho HS có những quyết định lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, với gia đình và với sự phát triển của xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội, rút ngắn khoảng cách về kinh tế – xã hội giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Trong các môn học ở trường phổ thông, địa lý là một môn khoa học tổng hợp vừa phản ánh tự nhiên vừa phản ánh kinh tế xã hội. Hiện nay, môn địa lý có thể kết hợp với các môn học thuộc ban xã hội và cả ban tự nhiên trong xét và thi tuyển nhiều ngành nghề, mở ra nhiều cơ hội cho học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, không phải học sinh, bậc phụ huynh, hay cả những người làm công tác giáo dục đều biết, tìm hiểu, cập nhật được những xu hướng đó. Từ đó dẫn đến tình trạng trong quá trình học tập, học sinh phần lớn không mặn mà và ít em lựa chọn môn học này để hướng tới ngành nghề trong tương lai. Một số em học tốt và yêu thích môn địa lý nhưng hiểu biết, hình dung của các em về các ngành nghề liên quan đến môn học còn chưa thật sự đầy đủ. Trước thực trạng đó, tôi luôn trăn trở về việc dạy học của mình: làm thế nào để các em học sinh yêu thích, có hứng thú với địa lý? Làm sao để các em có thể hình dung, hiểu biết trực quan nhất về những ngành nghề mà các em có thể học và làm sau khi chọn địa lý để xét và thi tuyển vào Đại học? Trong thực tế dạy học địa lý ở trường chúng tôi trong những năm gần đây, các giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó vận dụng có hiệu quả phương pháp đóng vai. Do đó các giờ học địa lý trở nên sinh động, học sinh hứng thú hơn trong tiếp nhận kiến thức. Các em tự tin, mạnh dạn theo đuổi đam mê với môn học, ngành học.
Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh, phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Phương pháp đóng vai làm phong phú thêm phương pháp dạy học của giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp ở trường phổ thông hiện nay. Phương pháp này giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung địa lý đang học, phát triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất nhân cách cho người học, có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh, giáo dục kĩ năng sống và hướng nghiệp cho học sinh…Phương pháp này đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà UNESSCO đã đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.
Nhằm nâng cao hiệu quả bài học, tạo cho học sinh thấy được lợi ích thiết thực khi học môn địa lý, tôi áp dụng sáng kiến “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lý nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông”, với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn.
II. Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng PPĐV nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và định hướng các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.
- Nâng cao hiệu quả bài học, tạo sự hứng thú và yêu thích môn học của học sinh.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Phương pháp đóng vai trong dạy học địa lý áp dụng cho nhiều bài học Địa lý THPT
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn địa lý ở trường THPT – Đối tượng: học sinh THPT.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học địa lý, về phương pháp đóng vai, về xu hướng nghề nghiệp, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo,…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]