SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong ôn thi tốt nghiệp THPT chuyên đề “Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp”
- Mã tài liệu: MP1033 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 841 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 46 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Lương Bằng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 46 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Lương Bằng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng sơ đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong ôn thi tốt nghiệp THPT chuyên đề “Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp”” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Hệ thống hóa nội dung kiến thức của chuyên đề
– Phương pháp bản đồ tư duy
– Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề
– Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN…………………………….. 1
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN………………………………………………… 1
- Tình trạng giải pháp đã biết ……………………………………………………….. 1
- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến………………………. 2
- Mục đích của giải pháp ……………………………………………… 2
- Nội dung giải pháp…………………………………………………… 2
- Hệ thống hóa kiến thức Một số vấn đề phát triển và phân bố
công nghiệp ………………………………………………………………. 2
- Mục tiêu cần đạt …………………………………………………. 2
- Hệ thống hóa nội dung kiến thức của chuyên đề……………….. 4
Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp ………………………………………… 4
Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm…………… 5
Bài 28. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp…………………………………….. 7
- Phương pháp bản đồ tư duy …………………………………….. 8
- Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề……………. 12
- Hệ thống bài tập trong chuyên đề theo mức độ nhận thức và
năng lực …………………………………………………………………….. 15 a. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành sau khi
học chuyên đề ……………………………………………………………… 15 b. Câu hỏi và bài tập minh họa …………………………………………….. 16
- Bài tập tự giải ………………………………………………………. 35
- Khả năng áp dụng của giải pháp 42
- Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 42
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 43
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 37
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Sử dụng sơ đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong ôn thi tốt nghiệp THPT chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố Công nghiệp – Địa lí 12”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy, học tập, bồi dưỡng chuyên đề trong môn Địa lí.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Địa lí, trong ôn thi tốt nghiệp THPT và bồi dưỡng chuyên môn giáo viên.
- Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 01 năm
2022
- Tác giả:
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- Tình trạng các giải pháp đã biết.
Đã có rất nhiều đề tài, sáng kiến hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí nhưng bản thân tôi nhận thấy chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu một phần, một chuyên đề cụ thể về các ngành kinh tế Việt Nam và hướng dẫn học sinh ôn tập theo hình thức sử dụng sơ đồ tư duy và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Trong chương trình thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây, nội dung địa lí ngành công nghiệp được đề cập đến khá nhiều, không chỉ được đề cập đến trong nội dung phần ngành mà còn được đề cập đến trong nội dung của các phần vùng ở mức độ câu hỏi vận dụng cao, tạo điều kiện phân hóa học sinh khá rõ.
Mặc dù là nội dung khá gần gũi đối với học sinh, nhưng qua thực tế giảng dạy của mình tôi nhận thấy nhiều học sinh còn chưa nắm vững và hiểu rõ về nội dung chuyên đề, dẫn đến tình trạng mặc dù học sinh đã cố gắng, có ý thức trong học tập nhưng vẫn chưa thể đưa ra phương án trả lời đúng nhất. Bên cạnh đó việc ôn luyện qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở nhiều nhà trường chưa mang tính chất hệ thống, gây khó khăn cho cách thức ôn luyện và kết quả ôn luyện. Để đạt được kết quả cao trong thi trắc nghiệm môn Địa lí khá khó. Học sinh phải nắm kiến thức rộng, hiểu sâu về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng Địa lí.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và thực trạng dạy và học Địa lí trong giai đoạn hiện nay và câu hỏi làm thế nào để học sinh có thể ghi nhớ nhanh nhất, lâu nhất các nội dung của chuyên đề để trả lời tốt các câu hỏi trong kì thi tốt nghiệp THPT tôi quyết định viết chuyên đề: “Sử dụng sơ đồ tư duy và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong ôn thi tốt nghiệp THPT chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố Công nghiệp – Địa lí 12”.
2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp.
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (gồm Cơ cấu ngành công nghiệp; Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp) một cách rõ ràng, phù hợp với nội dung thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí.
- Xây dựng sơ đồ tư duy về các nội dung trong chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp.
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm sử dụng trong ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí.
2.2. Nội dung giải pháp:
2.2.1. Hệ thống hoá kiến thức một số vấn đề phát triển và phân bố công
nghiệp
2.2.1.1. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức:
- Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp – Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta b. Kỹ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]