Tích hợp giáo dục về kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 12 – phần địa lí tự nhiên
- Mã tài liệu: MP1024 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 515 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Chu Văn An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Chu Văn An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục về kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 12 – phần địa lí tự nhiên” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Nghiên cứu kĩ Sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.
– Xác định mục tiêu bài học
– Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh
– Lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học tích hợp
Mô tả sản phẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-_______________________________________________________
BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức về biến đổi khí hậu vào chương trình Địa lí 12 – Phần địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Áp dụng vào giảng dạy cho học sinh khối lớp 12, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được thực hiện từ ngày 20 tháng 5 năm 2020 đến 31 tháng 12 năm 2022 (năm học 2020 – 2021 và học kỳ I năm học 2021 – 2022)
- Tác giả:
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
- Tình trạng giải pháp đã biết Sáng kiến “Tích hợp kiến thức về biến đổi khí hậu vào chương trình Địa lí
12 – Phần địa lí tự nhiên Việt Nam” được tác giả thực hiện trong năm học 2020 – 2021 và học kỳ I năm học 2021 – 2022 với mục tiêu, nâng cao chất lượng theo hướng đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu. Ở Việt Nam đã và đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề về nhiều mặt của biến đổi khí hậu, như nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, các dòng chảy giảm và dòng chảy lũ gia tăng đặc biệt là tình trạng mực nước biển dâng dẫn đến diện tích xâm nhập mặn tại các vùng đồng bằng ven biển ngày một nhiều. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm phạm vi thích nghi của cây nhiệt đới mở rộng và cây á nhiệt đới bị thu hẹp, tình trạng hạn hán, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất gia tăng, sản xuất lương thực giảm sút. Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m vào năm 2100, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng . Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu tình hình, diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy vậy, những cố gắng nói trên là chưa đủ để đảm bảo ứng phó hiệu quả với những tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 2/12/2008 về “Chương trình Môi trường quốc gia ứng phó với BĐKH” và soạn thảo dự án: “Xây dựng chương trình đào tạo và giáo dục về BĐKH trong chương trình giáo dục các cấp”. Tất cả các bậc học sẽ được tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên chương trình và nội dung tích hợp về kiến thức biến đổi khí hậu cho học sinh bậc THPT còn chưa có tính hệ thống, tài liệu giảng dạy bộ môn và phương pháp dạy học tích hợp chưa phổ biến. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong tích hợp vào môn dạy và hướng dẫn kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho học sinh.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy môn địa lí ở trường THPT, với nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lí ở trường THPT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về biến đổi khí hậu, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Chính vì vậy tôi lựa chọn thực hiện sáng kiến khoa học với đề tài “Tích hợp nội dung kiến thức về biến đổi khí hậu vào chương trình Địa lí 12 – Phần địa lí tự nhiên Việt Nam”. Để góp phần bổ sung thêm tư liệu học tập cho giáo viên và học sinh khi tìm hiểu nội dung địa lí tự nhiên Việt Nam, đặc biệt là trong quá trình giảng dạy, ôn thi THPT quốc gia, ôn luyện đội tuyển Học sinh giỏi ở trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên ngày càng tốt hơn.
- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, sáng kiến khoa học được thực hiện dựa trên các mục đích cơ bản sau:
- Tránh tình trạng lặp lại nội dung, khắc phục được tình trạng thiếu sự liên hệ, giúp cho kiến thức học sinh được bao quát, đầy đủ hơn.
- Tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Thông qua quá trình dạy – học, GV bồi dưỡng và phát triển cho học sinh những kĩ năng, năng lực cơ bản như năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề; các kĩ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin; khuyến khích và động viên học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Qua đó góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất cho HS; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tăng cường kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm cho ggiaos viên và học sinh trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá theo tinh thần đổi mới hình thức dạy học tích hợp hiện nay.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới và bản chất của sáng kiến
- Lần đầu tiên, việc biên soạn hệ thống nội dung kiến thức về biến đổi khí hậu, các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, địa chỉ tích hợp và hình thức tích hợp phù hợp để áp dụng đối với các lớp thực nghiệm và đối chứng làm cơ sở đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến.
- Sáng kiến đề cập đến vấn đề mang tính cấp thiết, nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên và học sinh. Những vấn đề mang tính vừa sức đối với học sinh THPT được lồng ghép vào môn Địa lí lớp 12 THPT được tiến hành nghiên cứu dưới dạng một sáng kiến và được áp dụng vào thực tiễn, có thực nghiệm và đối chứng kết quả thu được.
- Xác định được những yêu cầu trong xây dựng sáng kiến; hệ thống hóa những kỹ năng cơ bản trong sáng kiến và xây dựng quy trình biên soạn bài giảng tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu độ tin cậy cao sử dụng trong giảng dạy và học tập môn Địa lí lớp 12 – Phần địa lí tự nhiên Việt Nam theo chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện nay.
- Dạy học tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc. Điều này giúp học sinh tự tin và sáng tạo hơn trong quá trình tiếp thu, hình thành tri thức mới và các năng lực cần thiết cho bản thân. Đồng thời học sinh cũng được chủ động trình bày kiến thức, thể hiện được quan điểm cá nhân về các vấn đề giáo viên đặt ra, từ đó phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện và các bước thực hiện sáng kiến 2.2.2.1. Nghiên cứu những vấn đề chung về biến đổi khí hậu
- a) Khái niệm:
- Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.
- b) Nguyên nhân, biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu: * Nguyên nhân
Biến đổi khí hậu là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm cả các quy trình động năng của bản thân Trái Đất, cả các lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cường độ ánh sáng Mặt Trời, đặc biệt là những hoạt động của con người trong thời gian gần đây. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc ngyên nhân của biến đổi khí hậu 90% là do con người gây ra, 10% do tự nhiên sinh ra.
- Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng Mặt Trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo Trái Đất cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng Mặt Trời khi tiến tới bề mặt Trái Đất.
- Hoạt động núi lửa: sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển. Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng lượng khí Cacbon có trong khí quyển.
- Ảnh hưởng của con người: các hoạt động của con người chính là nguyên nhân làm thay đổi môi trường. Đó là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên…) Các yếu tố khác, bao gồm cả việc sử dụng đất, lỗ thủng tầng ô zôn, sản xuất nông nghiệp và nạn phá rừng cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu.
- Hiệu ứng nhà kính Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt trời dưới dạng các bức xạ sóng ngắn. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Khi bề mặt Trái Đất nóng lên lại bức xạ năng lượng vào khí quyển dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các bức xạ nhiệt. Các bức xạ sóng dài không có khả năng xuyên qua “khí nhà kính”, gồm khí CO2, hơi nước, CH4, các hợp chất chloroflorocacbon (CFC’s) và NO2… Khí nhà kính có trong khí quyển sẽ hấp thụ những bước xạ sóng dài, được sưởi nóng và lại phản xạ ra mọi phía trong đó có phía lên bề mặt của Trái Đất. Kết quả là bề mặt Trái Đất bị ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất cũng bị nóng lên.
* Biểu hiện
– Biến đổi khí hậu trên thế giới
Ảnh hưởng đầu tiên của biến đổi khí hậu là tác động lên hầu hết các thành phần môi trường mà trước hết là làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nước biển dâng.
Khí hậu biến đổi do Trái Đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá mức quân bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng quanh năm băng giá ở Bắc và Nam Cực tan dần, làm mặt biển dâng cao hơn. Ngoài
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]