Tích hợp hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí THPT nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh
- Mã tài liệu: MP1000 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 945 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí THPT nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Phân tích nội dung Chủ đề Địa lí nông nghiệp 10
2.2Thiết kế hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh
2.3. Tổ chức HĐTN để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong chủ đề địa lí nông nghiệp 10
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực
Trước thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, chủ trương của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo chủ đề, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn với hướng nghiệp, dạy học gắn với tích hợp các vấn đề trong cuộc sống. Thông qua đó rèn luyện cho học sinh đầy đủ các phẩm chất và năng lực, giúp các em học sinh tiến bộ hơn trong học tập và trưởng thành hơn khi ra ngoài cuộc sống.
Dạy học tích hợp thực chất là sự hướng dẫn để học sinh phát triển và huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, tâm lý, tình cảm… giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
Dạy học tích hợp HĐTN nhằm tăng cường hoạt động thực tiễn để HS có được kiến thức tổng hợp, những cảm thụ và kinh nghiệm của riêng mình, qua đó phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo trong học tập, nghiên cứu cũng như trong đời sống, phát triển các giá trị cá nhân, rèn luyện kỹ năng sống nhằm mục đích trang bị cho các em khả năng thích ứng với hoàn cảnh xã hội và xử lý được các vấn đề cuộc sống đặt ra.
1.2. Xuất phát từ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giao tiếp cho hoc sinh trong quá trình dạy học và thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT hiện nay.
Dạy học thông qua trải nghiệm có vai trò quan trọng trong việc tạo cho học sinh có cơ hội vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình hoạt động để kiến tạo kinh nghiệm mới. Thông qua học trải nghiệm, học sinh vừa có được hứng thú, vừa tự chiếm lĩnh kiến thức môn học, đồng thời có thể phát triển được các năng lực như tự học, hợp tác, giao tiếp, tư duy sang tạo,… Tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp học sinh được làm việc, được giao tiếp, được thực hành và được thực hiện các ý tưởng học tập của mình cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]