Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến
- Mã tài liệu: MP1025 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 816 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 82 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 82 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ SĐTD khái quát hóa nội dung bài học.
2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập để củng cố nội dung bài học.
2.3. Ứng dụng CNTT để tra cứu tài liệu giúp HS tự tìm kiếm và ôn luyện kiến thức.
2.4. Ứng dụng CNTT để ra bài tập về nhà, kiểm tra, giúp HS tự ôn luyện kiến thức.
2.5. Ứng dụng CNTT để thiết kế video bài giảng giúp HS tự ôn luyện kiến thức.
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 | CNTT | Công nghệ thông tin |
2 | GV | Giáo viên |
3 | HS | Học sinh |
4 | THPT | Trung học phổ thông |
5 | SĐTD | Sơ đồ tư duy |
2
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI | 1 |
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU | 2 |
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU | 2 |
3.1. Đối tượng nghiên cứu: | 2 |
3.2. Thời gian nghiên cứu: | 2 |
3.3. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU | 3 |
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU | 3 |
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC | 3 |
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI | 3 |
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU | 5 |
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN | 5 |
1.1. Tổng quan về CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học | 5 |
1.2. Dạy học trực tuyến | 6 |
1.3. Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ HS ôn luyện kiến thức để nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến | 8 |
1.4. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và ôn luyện kiến thức ở trường THPT | 8 |
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, CÁCH THỨC ỨNG DỤNG CNTT VÀO
DẠY HỌC GIÚP HS ÔN LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN “ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN” ĐỊA LÍ 12 GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN. |
12 |
2.1. Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ SĐTD khái quát hóa nội dung bài học. | 12 |
2.1.1. Vai trò của SĐTD trong khái quát hóa nội dung bài học | 12 |
2.1.2. Ứng dụng phần mềm iMindMap10 để vẽ một số SĐTD khái quát hóa nội dung bài học phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12. | 13 |
2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập để củng cố nội dung bài học. | 14 |
2.2.1. Vai trò của trò chơi trong hoạt động luyện tập, củng cố nội dung bài học. | 14 |
2.2.2. Ứng dụng CNTT vào thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong | 15 |
1
hoạt động luyện tập để củng cố nội dung bài học phần “Đặc điểm chung của tự nhiên”, Địa lí 12. | |
2.3. Ứng dụng CNTT để tra cứu tài liệu giúp HS tự tìm kiếm và ôn luyện kiến thức. | 19 |
2.3.1 Một số kinh nghiệm làm việc với trang tìm kiếm | 20 |
2.3.2. Tìm kiếm tài liệu khoa học: | 22 |
2.3.3. Một số thư viện hữu ích hàng đầu giúp HS và GV tìm kiếm tài liệu học tập: | 23 |
2.4. Ứng dụng CNTT để ra bài tập về nhà, kiểm tra, giúp HS tự ôn luyện kiến thức. | 24 |
2.4.1. Vai trò của CNTT trong việc ra bài tập về nhà, kiểm tra, giúp HS tự ôn luyện kiến thức. | 24 |
2.4.2. Ứng dụng một số phần mềm ôn luyện và thi trực tuyến để ra bài tập về nhà, kiểm tra, giúp HS tự ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên”, Địa lí 12. | 25 |
2.5. Ứng dụng CNTT để thiết kế video bài giảng giúp HS tự ôn luyện kiến thức. | 34 |
2.5.1. Vai trò của video bài giảng trong việc ôn luyện kiến thức cho HS trong dạy học đặc biệt là dạy học trực tuyến. | 34 |
2.5.2. Thiết kế một số video bài giảng phần “Đặc điểm chung của tự nhiên”, Địa lí 12 giúp HS tự ôn luyện kiến thức, nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. | 34 |
III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC GIÚP HS ÔN
LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN “ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN” ĐỊA LÍ 12. |
43 |
3.1. Kết quả đạt được | 43 |
3.2. Kinh nghiệm của bản thân | 46 |
PHẦN III. KẾT LUẬN | 48 |
1. Kết luận. | 48 |
2. Kiến nghị. | 49 |
3. Hướng phát triển của đề tài. | 50 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | |
PHỤ LỤC |
2
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia trong xu hướng phát triển giáo dục của thế giới. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học chủ động tự cập nhật và đổi mới tri thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn từ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Thiết nghĩ để đạt được các mục tiêu đó, giải pháp quan trọng là sự vận hành, tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy – người học – học liệu – môi trường…), khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp đặt một chiều đồng thời kết hợp hài hoà giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, GV có vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện và tạo những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để “phát triển con người toàn diện ở nền công nghiệp 4.0”
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Vì vậy, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học là vấn đề cần thiết. Ứng dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn, đặc biệt với bộ môn Địa lí, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy càng phát huy được những hiệu quả đáng kể.
Địa lí là một môn khoa học có nội dung gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kinh tế xã hội mang tính thực tiễn. Các đối tượng Địa lí thường được thể hiện thông qua hệ thống bản đồ, lược đồ, kênh hình, mô hình, video …mang tính trực quan sinh động. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT để mô phỏng hoặc sử dụng tư liệu về phim, ảnh, video… trong dạy học Địa lí là hình thức hiệu quả để vừa ôn luyện kiến thức vừa hình thành năng lực khoa học Địa lí và năng lực CNTT cho các em.
Thực tế hiện nay, trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng cho thấy đã có nhiều GV tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, trong số đó phần lớn GV chưa chú trọng về kỹ năng, nội dung, phương pháp chưa đa dạng. Với HS, bên cạnh một số em tự tìm được cho mình cách học hiệu quả, phần còn lại học tập một cách thụ động, cố gắng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, chưa tự hệ thống được kiến thức, chưa chủ động để khai thác thông tin. Vì thế chưa tạo được hứng thú cho HS và kết quả học tập chưa cao. Đối với môn Địa lí, thực trạng đó đã ảnh hưởng không ít tới khả năng tiếp thu kiến thức, phát triển các năng lực cơ bản của môn học và đặt ra cho GV một câu hỏi lớn là làm thế nào để dạy học Địa lí tốt hơn, hệ thống kiến thức và tổ chức ôn luyện cho HS một cách khoa học, hiệu quả hơn?.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp trên Thế giới nói chung, Việt Nam và tỉnh Nghệ An nói riêng. Trước tình hình dịch bệnh nhiều tỉnh thành trong cả nước trong đó có Nghệ An đã tiến hành hình thức dạy học trực tuyến. Vì vậy để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến thì việc ứng dụng CNTT để hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện và kiểm tra đánh giá là việc làm cần thiết của mỗi GV và HS đặc biệt đối với HS lớp 12 chuẩn bị cho kì thi Quốc gia sắp tới. Ứng dụng CNTT vào ôn luyện kiến thức còn tạo được sự hứng thú, tránh sự nhàm chán, ép buộc, tạo thêm nhiều không gian, thời gian mở cho các em tự tìm tòi kiến thức từ đó hình thành và phát huy được các phẩm chất, năng lực và nâng cao kết quả học tập.
Xuất phát từ những lí do trên và kinh nghiệm đúc kết được của bản thân trong quá trình công tác tôi quyết định chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tiếp cận nghiên cứu phương pháp ứng dụng CNTT vào ôn luyện kiến thức trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng vào môn Địa lí để nâng cao hiệu quả dạy và học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho HS hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng đề tài xây dựng hệ thống giải pháp, cách thức ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến.
- ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng dạy học là HS khối 12.
- Phạm vi nội dung là phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12.
- Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2020-2021; 2021 – 2022
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]