Vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn
- Mã tài liệu: MT0122 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1354 |
Lượt tải: | 34 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Phạm Thị Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bắc Yên Thành |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Phạm Thị Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bắc Yên Thành |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn về công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn
2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động tổ, nhóm chuyên môn cần có nội dung phối hợp thực hiện với tổ công đoàn.
3. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn và chính quyền, trong đó quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong phối hợp để quản lý hoạt động chuyên môn
4. Bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn.
5. Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa công đoàn và chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Lí do chọn đề tài
Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng xây dựng Đảng và chính quyền; đồng thời có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác. Riêng đối với công đoàn của ngành Giáo dục nói chung và công đoàn các nhà trường (Công đoàn cơ sở) nói riêng thì có một đặc thù khác với nhiều tổ chức công đoàn lao động khác; bởi vì công đoàn các nhà trường chủ yếu là tập hợp những người lao động trí thức; các đoàn viên cơ bản có trình độ nhận thức cao; là những thầy cô giáo trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh, do vậy mỗi cử chỉ, lời nói, hành động và việc làm của các thầy cô đều có tác động không nhỏ không những đối với học sinh và còn có tác động đối với quần chúng nhân dân. Kết quả lao động của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường cũng khác với kết quả của người lao động khác, bởi sản phẩm làm ra của họ không phải là những vật chất cụ
thể mà là sản phẩm của trí tuệ và đạo đức con người. Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” mà nghề nhà giáo là nghề trồng người, đó là nghề vì lợi ích trăm năm, một nghề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài.
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước yêu cầu đổi mới về công tác Giáo dục- Đào tạo; Bộ Giáo dục- Đào tạo đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đổi mới về công tác Giáo dục- Đào tạo, tiến tới xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, đạt ngang tầm với các nền giáo dục hiện đại trên thế giới.
Cùng với sự đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới cách tổ chức đánh giá thi cử ở THPT, việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục của đội ngũ nhà giáo là một yêu cầu bức thiết nhằm hướng đến thực hiện chuẩn giáo viên theo quy định của Bộ giáo dục và mục tiêu dạy học phát triển năng lực, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu bến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.
Để thực hiện những chủ trương lớn đó, Công đoàn ngành đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt các chủ trương lớn đó. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn nhà trường là một đòi hỏi tất yếu trong việc biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành trở thành hiện thực. Với những ý nghĩa đó, là một cán bộ công đoàn cấp cơ sở tôi nhận thức sâu sắc rằng: Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn nhà trường không những là trách nhiệm của người làm công tác cán bộ công đoàn mà còn là vinh dự, trách nhiệm của mỗi đoàn viên chúng ta; Đặc biệt là việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường với việc cải tiến và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với công tác quản lý và giảng dạy của mình.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ là một vấn đề cực kỳ cấp bách nhưng lại là vấn đề khó nếu như chỉ có bộ phân chuyên môn nhà trường thực hiện mà cần phải có lực lượng các đoàn thể hỗ trợ, động viên. Các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nhiệm vụ cụ thể của Nhà trường. Mọi chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp thực hiện. Nếu giữa Công đoàn và Nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất, đồng bộ
và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện và phát động các phong trào thi đua trong Nhà trường.
Như chúng ta biết, Công đoàn là một tổ chức quần chúng tự nguyện có tính chất độc lập về mặt tổ chức; là một thành viên của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Công đoàn có chức năng phối hợp với Nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Trong Nhà trường, Công đoàn cơ sở là nền tảng của Công đoàn ngành Giáo dục – đào tạo; là cầu nối giữa cán bộ đoàn viên với các đoàn thể trong trường và ngoài xã hội, với Chi bộ trường; là tổ chức chính trị trong Nhà trường, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên. Mối quan hệ giữa các cấp quản lí nhà trường và tổ chức Công đoàn trong trường là quan hệ phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau.
Công đoàn cùng tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch năm học. Phát động và tổ chức cho toàn bộ cán bộ đoàn viên tham gia xây dựng kế hoạch, thống nhất về chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp. Tham gia thi GV giỏi trường, GVCN giỏi, thao giảng, dự giờ.
Trường THPT Bắc Yên Thành là ngôi trường có truyền thống “Dạy tốt – học tốt”. Những năm gần đây nhà trường liên tục đạt được nhiều kết quả đáng tự hào từ chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Trong sự trưởng thành đi lên ấy của nhà trường, tổ chức Công đoàn trường thực sự là lực lượng quan trọng cùng chuyên môn góp phần tạo nên những thành tích xuất sắc.
Từ thực tiễn công tác và những kiến thức, lý luận tìm hiểu được chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của Công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn” với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường THPT Bắc Yên Thành – nơi chúng tôi đang công tác.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của công đoàn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn tại trường học bậc THPT.
– Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của công đoàn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn tại trường THPT Bắc Yên Thành trong các năm học 2020-2021, 2021-2022.
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung là rõ một số vấn đề sau:
– Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về Công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn
– Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của công đoàn trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn.
– Tổ chức thể nghiệm đánh giá hiệu quả của đề tài và rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Các phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về cơ sở pháp lý, các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các tạp chí, sách, báo, đặc san tham khảo có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
– Điều tra quan sát:
Điều tra, khảo sát thực tế; phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT.
– Thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực nghiệm đề tài vào thực tiễn để xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài cũng như tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC CHUYỆN MÔN.
- Một số khái niệm liên quan:
1.1 Công đoàn.
Ở các nước trên thế giới, Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích của người lao động, Công đoàn cũng có thể tham gia vào các hoạt động chính trị hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên trong tổ chức, Công đoàn là hiệp hội tự nguyện được hình thành để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên về kinh tế, chính trị và xã hội nhằm duy trì, cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống của họ. Công đoàn có thể đại diện người lao động thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc; hoặc có thể tác động đến luật lệ có lợi cho toàn thể người lao động, họ có thể tiến hành tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính Đảng ứng cử vào các vị trí công quyền. Ở mỗi quốc gia, có thể có một tổ chức công đoàn thống nhất hoặc nhiều tổ chức công đoàn.
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có duy nhất một tổ chức Công đoàn, luật pháp không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác đại diện người lao động trong quan hệ lao động ngoài tổ chức Công đoàn.
Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 1, Luật Công đoàn 2012 (Luật số 16/2012/QH13) khẳng định:
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2 Vai trò của Công đoàn:
Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, mở rộng qua các thời kỳ. Ngày nay trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của Công đoàn Việt Nam tác động trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – tư tưởng và xã hội. Được quy định tại Luật Công đoàn (Luật số 12/2012/QH13):
“Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật”. 1.3 Công đoàn giáo dục:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]