SKKN Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 12
- Mã tài liệu: MP1032 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 527 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Chu Văn An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Chu Văn An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 12” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ tư duy, chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng.
– Bước 2: Thiết lập các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan.
– Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ tư duy. Ở bước này, giáo viên cần kiểm tra lại toàn bộ sơ đồ tư duy để điều chỉnh phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ hiểu.
Mô tả sản phẩm
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CẤP CƠ SỞ
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
“Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT Chu Văn An”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục và đào tạo (môn Địa lí).
- Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Áp dụng vào dạy học môn Địa lí tại một số lớp khối 12 trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; sau khi được ngành giáo dục và đào tạo công nhận, sáng kiến có thể áp dụng vào dạy học môn Địa lí lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Thời gian thực hiện sáng kiến:
Sáng kiến được thực hiện từ ngày 24 tháng 8 năm 2020 đến ngày 08 tháng 01 năm 2022 (từ năm học 2020 – 2021 đến học kỳ I năm học 2021 – 2022).
- Tác giả:
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
- Tình trạng giải pháp đã biết
1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp
- Sáng kiến “Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT Chu Văn An” được thực hiện từ năm học 2020 – 2021 đến học kỳ I năm học 2021 – 2022 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa & hội nhập quốc tế.
- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tao tỉnh Yên Bái về những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2021 – 2022 & Chương trình THPT 2018, mục tiêu của môn Địa lí đã có những thay đổi, mục đích kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm vào đánh giá việc lĩnh hội kiến thức mà cần chú ý hơn vào việc đánh giá kĩ năng, năng lực và thái độ của học sinh, đánh giá một cách toàn diện kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở đó hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu và những lỗ hổng kiến thức của từng học sinh.
1.2. Thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học Địa lí lớp 12 ở trường THPT Chu Văn An
1.2.1. Đối với giáo viên
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của não bộ.
Sơ đồ tư duy được sử dụng phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học. Giáo viên có thể thực hiện trên bảng phấn, trên vở, trên giấy… hoặc có thể thiết kế trên phần mềm để trình chiếu. Khai thác tính năng và sử dụng sơ đồ tư duy có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực.
Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của trường THPT Chu Văn An tương đối đầy đủ thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Nhà trường có hệ thống các phòng học bộ môn, trang thiết bị tiên tiến tại các lớp học, điều này tạo điều kiện cho giáo viên có thể linh động thiết kế giáo án với phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh.
Mặt khác, môn Địa lí là một trong những môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, môn thi tốt nghiệp THPT nên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, Ban giám hiệu nhà trường, sự chú ý của các em học sinh. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, vận dụng được các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn phù hợp với từng bài. Tuy nhiên do đây là phương pháp mới, nên một số giáo viên còn bỡ ngỡ, nên cần nhiều thời gian để xây dựng sơ đồ tư duy.
Khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là một tiết học Địa lí trong vòng 45 phút giáo viên phải rèn luyện nhiều kĩ năng để khai thác tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học tập. Học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức đã học, đặc biệt là mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí. Thế nên việc hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy là rất khó.
Chính vì vậy để học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên phải có kĩ năng vận dụng tốt sơ đồ tư duy vào dạy học Địa lí, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, giáo viên thường ít khi sử dụng vì phải mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị bài, vì vậy hiệu quả đạt được trong một tiết giảng dạy là chưa cao.
1.2.2. Đối với học sinh
Hiện nay, theo cách học thông thường, để ghi nhớ kiến thức thì các em thường học thuộc và cảm thấy như bị nhồi nhét do lượng kiến thức trong sách giáo khoa thường lớn, khó hiểu.
Thực tế cho thấy, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện năng lực tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài nấy, cô lập nội dung của mỗi môn, mà chưa có sự liện hệ kiến thức giữa các môn với nhau, vì vậy khó phát triển được tư duy lôgic và tư duy hệ thống. Học sinh không có kiến thức tổng hợp, khái quát nội dung của các chủ đề mà thường học lệch, học tủ.
Trường THPT Chu Văn An, Yên Bái là một trường đóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn… Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo còn chiếm tỉ lệ khá cao. Vì thế ngoài việc học tập các em còn phải dành phần lớn thời gian cho việc giúp công việc gia đình nên thời gian học tập của các em còn thiếu.
Bên cạnh đó, học sinh trường THPT Chu Văn An có đầu vào còn thấp. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, có một số ít học sinh còn coi nhẹ bộ môn, không mấy hứng thú với môn học, chưa đầu tư nhiều thời gian công sức nên giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học. Với đặc thù môn học, Địa lí có nhiều nội dung từ tự nhiên đến kinh tế – xã hội, với khối lượng kiến thức lớn nên học sinh không nhớ nổi toàn bộ kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc.
Nhiều học sinh có năng lực học tập tốt, chịu khó, chú ý tiếp thu bài, biết cách hệ thống kiến thức từ sơ đồ tư duy để nắm bài nhanh chóng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, còn một số học sinh yếu, chưa quen với cách học mới nên còn lúng túng khi viết hoặc triển khai nội dung từ sơ đồ tư duy. Nhiều em còn cho rằng học theo cách này bị tốn vở nhiều nên cũng không mấy “mặn mà” với phương pháp này.
Do nguyên nhân trên, trong những năm gần đây việc kích thích hứng thú tự học cho hoc sinh chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng, hiệu quả giáo dục môn Địa lí chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Sáng kiến tập trung vào việc nghiên cứu các giải pháp về sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy và học môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT Chu Văn An, Yên Bái nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí và thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của của Nhà trường.
- Nội dung giải pháp:
2.2.1. Cách xây dựng một sơ đồ tư duy
- Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo, giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành.
- Trong dạy học Địa lí, có thể xây dựng các kiểu sơ đồ tư duy sau:
+ Sơ đồ tư duy để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài giảng một cách trực quan, dễ khái quát, dễ tiếp thu.
+ Sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức.
+ Sơ đồ tư duy để kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
2.2.2. Các bước xây dựng một sơ đồ tư duy
- Bước 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ tư duy, chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng.
- Bước 2: Thiết lập các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan.
- Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ tư duy. Ở bước này, giáo viên cần kiểm tra lại toàn bộ sơ đồ tư duy để điều chỉnh phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dễ hiểu.
2.2.3. Cách sử dụng sơ đồ tư duy
- Giáo viên dựa vào chính sơ đồ tư duy để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ tư duy chính là mục đích, phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Trong khi sử dụng sơ đồ tư duy, giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ tư duy.
2.2.4. Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn
Đây chính là bước đầu tiên tôi chuẩn bị cho một tiết học, đó là việc lựa chọn kiến thức cơ bản thể hiện trên sơ đồ tư duy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]