SKKN Giải thích các hiện tượng trong thực tế tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học Lớp 9
- Mã tài liệu: BM9074 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1427 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Lĩnh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Lĩnh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giải thích các hiện tượng trong thực tế tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học Lớp 9”:
Trong quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên học sinh thực hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy trình sau:
– Thu thập thông tin: thông qua việc tự làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, ảnh, ôn lại những kiến thức đã học, học sinh sẽ thu được những thông tin cần thiết về các hiện tượng hóa học cần học.
– Xử lí thông tin: thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết.
– Vận dụng: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn.
Mô tả sản phẩm
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
- Cơ sở lí luận.
Hoá học trong trường trung học cơ sở giữ một vai trò quan trọng trong
việc hình thành và phát triển tri thức của học sinh. Mục đích của môn học là
giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những
tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành…
của hoá học. Học hoá là để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông
qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các
phương trình phản ứng hoá học… Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy
tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá
học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm ảnh hưởng đến đời sống,
tinh thần của con người…
Để đạt được mục đích của học hoá học trong chương trình thì giáo viên
dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những
hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp
truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó
là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
Để đạt các mục tiêu đó thì đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học
truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm
cho “học” là quá trình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí
thông tin,…Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
“Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học,
sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách
học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai…giúp
học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và
cho sự phát triển xã hội.
Xuất phát từ những thực tế và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy học sinh sẽ hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Vì vậy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn sáng kiến: “Giải thích các hiện tượng trong thực tế tạo hứng thú học tập bộ môn hóa học 9”, áp dụng cho chương trình hóa học lớp 9 cấp THCS.
- Phương pháp tiếp cận.
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa,
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 9. Mục
tiêu chương trình hóa 9 để xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học phát
huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê
học tập bộ môn.
Nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu: Luật giáo dục về đổi mới chương
trình, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa…
Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa học 9 ở trường THCS Tân Pheo Huyện Đà Bắc – Tỉnh Hòa Bình. Tổng hợp các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy cụ thể ở hóa học 9.
- Mục tiêu sáng kiến.
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều
coi là chiến lược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt
Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai
của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển
như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo
dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà
còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống mang tính
giáo dục.
Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp
cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn
nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó.
Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của
học sinh, từ đó để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.Trong đó phương
pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự
nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với
các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh theo
những cơ sở lí luận sau:
Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa học…nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành
khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,…
Tuy nhiên để dạy theo cách trên, người giáo viên phải biết chọn những
vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy. Ngoài ra giáo
viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng
hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng thực tiễn thì ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập mà còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và
đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để
đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về
môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng
đồng trên toàn thế giới, những vấn đề có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm
bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng
hợp; tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những
quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi
lượng kiến thức không đồng nhất .
Môn hoá học là một trong những môn học khó, nếu không có bài giảng
và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ
động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh
không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt
ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt
cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không
ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm
nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh
chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học.
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên
hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]