SKKN Một số giải pháp tổ chức trò chơi nâng cao hiệu quả tiết ôn tập môn Địa lý lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- Mã tài liệu: MT7009 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 578 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thuý Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thuý Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp tổ chức trò chơi nâng cao hiệu quả tiết ôn tập môn Địa lý lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Tổ chức trò chơi trong phần khởi động của tiết “Ôn tập”
Giải pháp 2: Tổ chức trò chơi trong phần nội dung chính của tiết “Ôn tập”
Giải pháp 3: Tổ chức trò chơi ở phần củng cố của tiết “Ôn tập”
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay khi mục tiêu giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 đã xác định rõ ràng, chương trình – sách giáo khoa tương đối ổn định về nội dung thì phương pháp dạy học càng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thể hiện rõ quan điểm “học sinh là trung tâm của dạy học” nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì thế phải nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý là việc làm cần thiết theo hướng phát huy các phương pháp tích cực. Đó cũng là mục tiêu mà bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng tới khi phân bổ các đơn vị kiến thức phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh.
Đối với bộ môn Địa lý nói chung và Địa lý ở trường THCS có thể áp dụng nhiều phương pháp như thuyết trình, đóng vai, đàm thoại gợi mở hoặc trò chơi địa lý… để gây hứng thú học tập và tác động đến tình cảm, niềm vui của học sinh. Trong đó, trò chơi địa lý không chỉ tạo hứng thú học tập, nâng cao tình cảm, niềm vui mà hoạt động này còn có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết về bộ môn Địa lý và các kỹ năng hoạt động theo nhóm, tập thể. Bên cạnh đó, tổ chức trò chơi địa lý còn là phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong quá trình tham gia giảng dạy học Địa lý, tôi nhận thấy chương trình Địa lý ở trường THCS có thể tiến hành các trò chơi qua tiết ôn tập địa lý nhằm củng cố kiến thức, khắc sâu kiến thức địa lý và giúp cho tiết học thêm sinh động.
Vậy làm thế nào để mỗi khi học các tiết Địa Lý nói chung và tiết “Ôn tập” nói riêng trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh? Chính vì vậy, tôi đã đưa một số trò chơi vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em: thích hoạt động, hiếu động và ưa khám phá. Học sinh được học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rất hào hứng, không khí học tập hứng khởi và phấn chấn mà kiến thức vẫn được khắc sâu, dễ nhớ, dễ thuộc.
Với các lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tổ chức trò chơi nâng cao hiệu quả tiết ôn tập môn Địa lý lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý ở cấp THCS đặc biệt trong các tiết “Ôn tập” theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động giao lưu. Quan trọng hơn, khi tham gia vào các trò chơi học tập sẽ tạo điều kiện cho các em ngoài việc tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác mà còn rèn luyện, phát triển cả về trí tuệ , thể lực và nhân cách.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh lớp 7 năm học … trường THCS ….
– Cách tổ chức trò chơi ở một số tiết “Ôn tập” Địa lí 7 tại trường THCS …
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để thu thập thông tin về cơ sở lý luận của trò chơi, về đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh,…
– Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học môn Địa lí thông qua dự giờ, thăm lớp ở trong trường và trong huyện để thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng trò chơi.
– Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh để thu thập thông tin về thực trạng của vấn đề nghiên cứu
– Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm kết quả nghiên cứu về ứng dụng
trò chơi trong môn Địa lí, so sánh và đối chiếu với thực trạng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận
Từ trước đến nay, có nhiều tác giả cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học là rất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng cho người học, không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ.
Đối với môn Địa lý, trong suy nghĩ của nhiều người, nhiều học sinh Địa lý được coi là môn “đất đá, khô khan” nên rất ít học sinh yêu thích môn học này nhất là với tiết dạy “Ôn tập”. Tiết “Ôn tập” trở nên vô cùng cần thiết cho vấn đề củng cố kiến thức cho các em trong tất cả các môn học nói chung. Riêng đối với môn Địa lí thì đây là một trong những tiết khó dạy, vì trong sách giáo khoa không có bài ôn tập cụ thể, lại không có sách nào hướng dẫn một tiết ôn tập một cách chi tiết. Hơn nữa, cũng chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy tiết “Ôn tập”. Có chăng, một số tác giả chỉ đề cao vai trò, tác dụng và giới thiệu các trò chơi có thể sử dụng trong dạy học. Cũng có một số sáng kiến kinh nghiệm thể hiện dạy tiết “Ôn tập” bằng phương pháp dạy học mới.
Dựa trên cơ sở tâm lý học sinh THCS nói chung và học sinh khối lớp 7 nói riêng: Giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên – học sinh trung học cơ sở. Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn bè rất mạnh mẽ. Giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Sự phát triển tri giác của học sinh THCS được tăng lên rõ rệt. Đặc biệt hơn đó là sự phát triển chú ý của các học sinh THCS phát triển mạnh song không bền vững. Điều này phụ thuộc vào hứng thú nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng, thái độ của học sinh trong giờ học. Bởi vậy, giáo viên cần tổ chức giờ học có nội dung hấp dẫn, Vậy thông qua các trò chơi trong học tập Địa lý sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển tốt cả hai loại ghi nhớ trên và nhất là tạo điều kiện cho học sinh phải tích cực hoạt động, tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài,…
Chính vì lẽ đó, tôi thấy rằng đề tài: “Một số giải pháp tổ chức trò chơi nâng cao hiệu quả tiết ôn tập môn Địa lý lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” của tôi là cần thiết nhằm phần nào thay đổi nhận thức cũng như cách dạy, cách học về môn Địa lý đối với nhiều người, đặc biệt với người dạy và người học.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thực trạng : Tiết ôn tập có vai trò quan trọng trong chương trình Địa lý
nói chung và Địa lý 7 nói riêng. Bởi tiết “Ôn tập” ngoài việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức về: dân cư thế giới, vị trí – đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường Địa lý thuộc và các châu lục nó còn rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ cho các em. Qua tiết dạy này, giáo viên ôn chắc phần mục tiêu cần đạt được còn bổ sung phần kiến thức học sinh bị khuyết hoặc còn non, thiếu nhằm chuẩn bị cho tiết kiểm tra một tiết có kết quả tốt nhất. Thế nhưng, trên thực tế, các tiết “Ôn tập” lại ít được giáo viên và học sinh quan tâm nhất. Vì sao lại vậy?
+ Đối với giáo viên:
– Giáo viên có tâm lý rất ngại dạy tiết “Ôn tập” vì nội dung hoặc dàn ý ôn tập không có trong sách giáo khoa hay các sách tham khảo.
– Giáo viên tổ chức tiết ôn tập rất đơn giản, chưa chu đáo thậm chí là sơ sài (chủ yếu soạn và dạy theo câu hỏi cuối mỗi bài học trong sách giáo khoa)
– Giáo viên không đổi mới phương pháp: thường sử dụng phương pháp vấn đáp (thầy hỏi – trò trả lời) sao cho hết bài, hết tiết.
– Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi. Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều (đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổ chức….).
– Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học? Khi tổ chức các trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể. Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng.
+ Đối với học sinh:
– Học sinh không thích tiết ôn tập, hơn nữa học sinh rất thực tế, các em chạy theo các môn khoa học tự nhiên và môn ngoại ngữ, không thích các môn xã hội, nhất là môn Địa lý các em xem đây là môn phụ thì chính các tiết ôn tập làm các em nhàm chán nhất.
– Học sinh chưa có ý thức tự ôn tập ở nhà, còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn, gợi ý hoặc giao việc (nhất là đối với học sinh xã Hoằng Vinh, phần đông là học sinh nhà nông, bố mẹ đi làm ăn xa).
– Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy, cô những câu hỏi có nội dung, yêu cầu chưa hiểu.
.- Trên lớp, khi học tiết ôn tập, nhiều em không chú ý, cho rằng phần kiến thức này đã học rồi.
* Kết quả của thực trạng trên:
Qua quá trình dạy học khối lớp 7 năm học …, tôi khảo sát thấy kết quả học tập của các em còn thấp, ngại học bài cũ, còn tinh thần học tập trên lớp thường uể oải và ít hào hứng khi học đến tiết “Ôn tập”. Tôi đã nhận thấy kết quả làm bài kiểm tra một tiết của học sinh lớp 7 khi chưa áp dụng đề tài nghiên cứu là rất thấp.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện:
Giải pháp 1: Tổ chức trò chơi trong phần khởi động của tiết “Ôn tập”
Sử dụng trò chơi khi bắt đầu vào tiết học có tác dụng khởi động tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong giờ học. Cách chuyển tiếp này, giúp học sinh thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học.
Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi “AI NHANH HƠN” vào phần luyện tập – vận dụng, bài 1 “Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu” (trang 96 Sách Lịch sử và địa lý 7 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Mục đích:
– Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới.
– Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.
– Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh.
+ Chuẩn bị:
– Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.
– Học sinh: thẻ đúng, sai.
+ Cách tổ chức:
– Chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ, cử 4 tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo.
– Thời gian: 4 phút
– Cách chơi: Tôi lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu để giáo viên đọc từng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới được sử dụng thẻ (đúng hoặc sai) để trả lời. Em nào vi phạm luật là loại kết quả. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, tôi đưa đáp án cho câu hỏi luôn để các em đối chiếu kết quả.
– Cách tính điểm: mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm/học sinh, trả lời sai trừ 5 điểm/học sinh. Tổng điểm mỗi đội được ghi lên bảng luôn sau mỗi câu trả lời.
Xem thêm:
- SKKN Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng học tập Địa lý 8 cho học sinh (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
- SKKN Một số cách thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 7 (Bộ sách kết nối tri thức)
- SKKN Một số biện pháp tổ chức dạy học các bài về pháp luật hiệu quả trong môn GDCD lớp 6 (Bộ sách kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]