SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp Lập bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực và năng lực tư duy sáng tạo phần Lịch sử 7 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT7047 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 752 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Minh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Minh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp Lập bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực và năng lực tư duy sáng tạo phần Lịch sử 7 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Đối với dạng bài lịch sử tìm hiểu về nội dung chính trị, kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật
2. Đối với dạng bài về các cuộc kháng chiến. (Ví dụ: Kháng chiến chống quân xâm lược Minh, quân xâm lược Mông Nguyên….)
3. Đối với dạng bài tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa
4. Đối với các dạng bài ôn tập
5. Đối với dạng bài tổng kết
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
- Tên báo cáo biện pháp: Vận dụng hiệu quả phương pháp Lập bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực và năng lực tư duy sáng tạo phần Lịch sử 7 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Tác giả
– Họ và tên:
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là môn học có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử Thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giúp học sinh biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và thực hành cho học sinh.
Sự đổi mới trong lĩnh vực giáo dục là một vấn đề đang nhận được sự quan tâm sâu sắc và tiếp tục phát triển trong thời đại hiện nay. Trong quá trình này, xu hướng sử dụng các bộ sách giáo trình mới đã ngày càng trở nên phổ biến, và một trong số đó là bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đặc biệt, trong môn học Lịch sử, bộ sách này không chỉ cung cấp tri thức mà còn hỗ trợ giáo dục toàn diện các kỹ năng quan trọng, bộ sách này không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức thông qua việc trình bày sự kiện lịch sử một cách hợp lý và chi tiết, mà còn khuyến khích sự tư duy sáng tạo và phân tích sự cố trong lịch sử.
Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn lịch sử đang thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích và học môn lịch sử có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trên, một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn lịch sử nói chung và bản thân tôi nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn để tìm ra phương pháp hay, cách dạy mới giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức môn học một cách dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh, để các em được sống lại với quá khứ thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam và Thế giới.
Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích và học tốt môn lịch sử ở trường trung học cơ sở hiện nay? Có rất nhiều phương pháp được các đồng chí giáo viên sử dụng trong dạy học lịch sử như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học… Nhưng “Lập bảng biểu” là một việc rất quan trọng giúp học sinh không chỉ nắm vững những kiến thức đã học mà còn giúp các em có khả năng khái quát hóa, tổng hợp kiến thức để hiểu rõ bản chất của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên sử dụng và mang lại những kết quả khả quan, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở. Với việc nghiên cứu đề tài: Vận dụng hiệu quả phương pháp Lập bảng biểu nhằm phát huy tính tích cực và năng lực tư duy sáng tạo phần Lịch sử 7 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên và học sinh có thêm một phương pháp mới trong việc dạy – học môn lịch sử để đạt kết quả cao hơn.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
– Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 7… trường Trung học cơ sở…
– Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt các dạng bài liên quan đến phân môn luyện từ và câu theo Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đổi mới phương pháp dạy – học của giáo viên và học sinh khối lớp 7 trường trung học cơ sở … trong bộ môn Lịch sử theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp giáo viên có thêm một phương pháp dạy mới, học sinh có một cách học mới để tiếp thu và lĩnh hội những tri thức lịch sử có hiệu quả, góp phần quan trọng trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng bảng biểu trong học tập môn lịch sử nhằm phát huy năng lực tư duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết học lịch sử.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Trên cơ sở các dạng bảng biểu cơ bản nêu trên, cùng với quá trình thực tế giảng dạy môn lịch sử khối lớp 7 trường, tôi đã vận dụng cụ thể, linh hoạt, sáng tạo và phù hợp các bảng biểu đối với nội dung của từng bài học như sau:
1.1. Đối với dạng bài lịch sử tìm hiểu về nội dung chính trị, kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật.
Dạng bài lịch sử tìm hiểu về nội dung chính trị, kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật là dạng bài lịch sử nghiên cứu và trình bày về các khía cạnh quan trọng của một quốc gia hoặc một thời kỳ lịch sử cụ thể. Dựa trên nội dung của bài học, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu, điểm nổi bật về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật, nghệ thuật… của một giai đoạn lịch sử nhất định và điền nội dung vào bảng sau.
* Kinh tế
Lĩnh vực | Những điểm nổi bật |
Nông nghiệp | |
Thủ công nghiệp | |
Thương nghiệp |
* Chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật
Lĩnh vực | Những điểm nổi bật |
Chính trị | |
Xã hội | |
Văn hóa | |
Giáo dục | |
Khoa học-kĩ thuật |
Ví dụ: Khi giáo viên dạy Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225) – trang 52, sách Lịch sử 7 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về tình hình kinh tế của đất nước trong giai đoạn này theo bảng sau:
Lĩnh vực | Những điểm nổi bật |
Nông nghiệp | – Nhà nước thi hành chính sách ngụ binh ư nông, cày ruộng tịch điền, bảo vệ trâu bò, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,…– Nhiều năm mùa màng bội thu. |
Thủ công nghiệp | – Thủ công nghiệp nhà nước (đúc tiền, chế tạo binh khí,..) và thủ công nghiệp nhân dân (làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng,..) |
Thương nghiệp | – Hình thành các chợ và một số trung tâm trao đổi hàng hóa.– Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển. |
1.2. Đối với dạng bài về các cuộc kháng chiến. (Ví dụ: Kháng chiến chống quân xâm lược Minh, quân xâm lược Mông Nguyên….)
Dạng bài lịch sử về các cuộc kháng chiến là một loại bài viết hoặc tường thuật về những cuộc đấu tranh và kháng chiến quan trọng trong lịch sử của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó. Những bài viết này thường được viết để trình bày sự kiện, chiến lược, nhân vật và kết quả của các cuộc kháng chiến đó. Đối với dạng bài này, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng nhiều loại bảng biểu khác nhau trong quá trình giảng dạy cho phù hợp với nội dung từng bài.
Ví dụ: Khi giáo viên dạy bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) – trang 74, sách Lịch sử 7 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức theo bảng sau:
Nội dung | |
Âm mưu của nhà Minh | |
Những chi tiết chính của cuộc kháng chiến | |
Kết quả |
Tuy nhiên, khi dạy phần diễn biến của các cuộc kháng chiến, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khai thác nội dung kiến thức phần này theo bảng số liệu sau (tùy vào nội dung từng bài để chọn cách thức trình bày, tiêu chí của bảng biểu cho phù hợp).
Ví dụ: Bảng sự kiện khi dạy bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) – trang 74, sách Lịch sử 7 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
1.3. Đối với dạng bài tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa.
Đối với dạng bài tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa, học sinh sẽ tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, xã hội hoặc chính trị trong đó một nhóm người hoặc một tập hợp lớn người dân cùng nhau nổi dậy để đấu tranh cho mục tiêu chung. Cuộc khởi nghĩa thường xảy ra khi nhóm người cảm thấy bất công, bị đàn áp hoặc không hài lòng với chế độ hiện tại và quyết định đưa ra hành động để thay đổi hoặc lật đổ chế độ đó. Các cuộc khởi nghĩa có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, xã hội, kinh tế hoặc văn hóa. Sau khi cho học sinh tìm hiểu nội dung của các cuộc khởi nghĩa trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thông qua việc điền thông tin nội dung còn thiếu vào bảng sau:
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả – ý nghĩa |
Ví dụ: Đối với Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) – trang 78, sách Lịch sử 7 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tôi đã sử dụng bảng niên biểu sau để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức của nội dung bài này.
1.4. Đối với các dạng bài ôn tập.
Trong các tiết ôn tập, đặc biệt là các tiết ôn tập chương đòi hỏi giáo viên phải hệ thống, tổng hợp lại toàn bộ nội dung kiến thức của cả một thời kì, một giai đoạn lịch sử về tất cả các lĩnh vực và nâng cao, khái quát hóa để học sinh nắm được bản chất của các sự kiện lịch sử. Với một khối lượng kiến thức nhiều như vậy mà chỉ tìm hiểu trong một tiết nên đòi hỏi giáo viên phải rất linh hoạt và sáng tạo trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập một cách có hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo viên nên sử dụng các bảng biểu để hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của từng triều đại, từng thời kỳ lịch sử.
Đối với những kiến thức liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học – nghệ thuật… của nước ta dưới các triều đại phong kiến, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức thông qua bảng niên biểu sau:
Tên triều đại | Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Giáo dục –văn hóa | Khoa học – nghệ thuật |
Khi tìm hiểu các cuộc kháng chiến, giáo viên có thể sử dụng các bảng niên biểu so sánh để làm nổi bật bản chất của các sự kiện lịch sử.
Tên cuộc kháng chiến | Thời gian | Lãnh đạo | Trận đánh tiêu biểu |
Ví dụ: Khi dạy Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên – trang 68, sách Lịch sử 7 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng biểu so sánh để học sinh thấy được những điểm nổi bật của hai cuộc kháng chiến này.
Xem thêm:
- SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa Lý 6 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 (Bộ sách Kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]