Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Bộ sách cánh diều)
- Mã tài liệu: HT3025 Copy
Môn: | Tự nhiên xã hội |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 893 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Bộ sách cánh diều)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu và thiết kế nội dung bài giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 2: Ứng dụng hiệu quả phương pháp quan sát thực tế để nâng cao năng lực nhìn nhận, đánh giá cho học sinh
Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực, phát triển năng lực của học sinh
Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi học tập để nâng cao hứng thú, phát triển tư duy, năng lực cho học sinh
Biện pháp 5: Ứng dụng phương pháp đóng vai để rèn luyện, phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- A. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiBậc học tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đây là bước đầu trong quá trình học tập của các em học sinh. Ở giai đoạn này mục đích quan trọng nhất mà giáo viên và học sinh hướng tới là giúp các em học sinh phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, sự năng động, sáng tạo. Để làm được điều đó các em cần được học tập đều tất cả các môn. Trong đó môn học Tự nhiên và xã hội đóng vai trò cực kì quan trọng cho sự phát triển toàn diện cho các em học sinh.Tự nhiên và xã hội là môn học được đưa vào hệ thống giáo dục bậc tiểu học từ năm 1995 – 1996 và được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các môn học trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoa học”, “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”. Môn học cung cấp cho các em học sinh những hiểu biết về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Thông qua việc học tập môn Tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em mở mang tầm hiểu biết về thế giới xung quanh từ đó dạy cho các em những kỹ năng cần có giúp ích cho đời sống thực tế. Môn học Tự nhiên và xã hội được xây dựng hệ thống kiến thức từ dễ đến khó lần lượt từ lớp 1, lớp 2 và với môn học này của lớp 3 lượng kiến thức đã nâng cao phức tạp hơn. Chính vì vậy các thầy cô cần nghiên cứu và thay đổi phương pháp sao cho phù hợp để giúp các em học tốt hơn môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.Trong những năm gần đây, ngành giáo dục luôn luôn có động thái đổi mới để phù hợp với học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học và môn Tự nhiên và xã hội không nằm ngoài tiêu chí đó. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội cho các em học sinh lớp 3, tôi luôn luôn mong muốn tìm ra phương pháp mới giúp các em học sinh cải thiện chất lượng học tập môn học này. Đó là lý do tôi đã nghiên cứu và đưa ra phương án đề xuất “Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 3” (theo bộ sách Cánh diều) áp dụng trực tiếp cho các bài học trong sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 của bộ sách Cánh diều. Sở dĩ môn học Tự nhiên và xã hội nói chung và khối lớp 3 tập trung phát triển kĩ năng sống, vốn hiểu biết về sự vật hiện tượng trong tự nhiên nên nếu dạy học theo phương pháp truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép” sẽ khiến các em học sinh học tập một cách thụ động, có thể ghi nhớ kiến thức lý thuyết nhưng không áp dụng được vào thực tế. Để chất lượng học tập môn học Tự nhiên và xã hội đạt mức tối đa, mục đích của tôi là giúp các em chủ động học tập, chủ động tiếp thu kiến thức và phát huy toàn bộ khả năng thực hành, hợp tác, phản biện, sáng tạo,… Chính vì thế việc xây dựng các biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực là phương pháp phù hợp nhất đối với môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3.2. Mục đích nghiên cứu+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong hệ thống giáo dục
+ Giúp các em học sinh học tập môn học Tự nhiên và xã hội tốt hơn. Hình thành cho các em niềm yêu thích môn học từ đó các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, phát huy toàn diện năng lực, khả năng thực hành áp dụng lý thuyết vào cuộc sống
+ Giúp thầy cô có thêm phương pháp giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 đạt hiệu quả cao.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp giúp các em học sinh lớp 3 học tập môn Tự nhiên và xã hội theo hướng phát triển năng lực thúc đẩy tinh thần học tập chủ động, phát huy khả năng sáng tạo. Các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào các bài học trong sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 của bộ sách Cánh diều.
4. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp giảng dạy môn học Tự nhiên và xã hội cho các em học sinh lớp 3 trường ….
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây nền giáo dục Việt Nam bắt đầu có bước chuyển dịch mới về tư duy giảng dạy. Nghị quyết trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Bản thân tôi nhận thấy định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối đa khả năng của học sinh. Trong đó, năng lực là tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy và học có sự đan xen, liên quan,… nhằm mục đích giúp các em học sinh chứng minh khả năng học tập thực sự của mình. Từ đây, các bạn có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập. Việc tập trung phát triển năng lực sẽ khơi gợi hứng thú, nhu cầu, cá tính,… của mỗi học sinh từ đó mở rộng định hướng, nâng cao khả năng thực hành, hợp tác, phản biện, sáng tạo của các em. Ngoài ra phương pháp này sẽ thúc đẩy sự chủ động trong học tập và tính tự giác của các em.
Như các thầy cô cũng đã biết môn tự nhiên và xã hội là sự khám phá tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến thức trong chương trình môn học tự nhiên và xã hội lớp 3 là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. Đặc thù của môn học tự nhiên và xã hội lớp 3 là giúp các em học sinh tìm hiểu về thế giới quan, rèn luyện cho các em tinh thần trách nhiệm với gia đình, với môi trường sống xung quanh mình. Do đó, việc giảng dạy theo hướng phát triển năng lực đóng vai trò rất quan trọng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó ngoài ra còn gián tiếp rèn luyện cho các em những kĩ năng mềm khác.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay các phương pháp nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy và học đều được nhà trường quan tâm chú trọng. Tuy nhiên hầu hết các thầy cô lựa chọn nghiên cứu môn Toán, Tiếng Việt mà ít ai dành sự quan tâm cho môn Tự nhiên và xã hội. Mặc dù trong hệ thống giáo dục bậc tiểu học, môn Tự nhiên và xã hội là môn học bắt buộc, bên cạnh đó nó còn giúp ích rất nhiều trong việc rèn luyện kĩ năng, phẩm chất, đạo đức và mở mang tầm hiểu biết cho các em học sinh. Nhưng các thầy cô chỉ coi môn học này là môn phụ nên trong việc giảng dạy chưa có sự đầu tư kĩ lưỡng. Đối với các em học sinh cũng không ngoại lệ. Thời gian học của các em đều dành nhiều cho môn Toán, Tiếng Việt mà quên đi việc phát triển toàn diện bản thân. Chính vì thế trong các tiết học môn Tự nhiên và xã hội các em học không tập trung, học đối phó và có cả khi sử dụng giờ học môn này để làm bài tập các môn khác.
Tâm lý của các em học sinh tiểu học nói chung và với khối lớp 3 nói riêng, các em vẫn còn thích chơi hơn học. Bản thân các em chưa tự ý thức được tầm quan trọng của việc chủ động học tập. Khi có cơ hội tham gia dự giờ các tiết học môn Tự nhiên và xã hội của các lớp tôi thấy các thầy cô đang chủ động thay cho các em. Trên bục giảng, các thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết nhưng lại không tạo được hứng thú cho các em học sinh. Một tiết học Tự nhiên và xã hội chỉ có tiếng thầy cô giảng bài và học sinh ngồi chăm chú chép bài để đảm bảo ghi đầy đủ những gì thầy cô đọc. Các thầy cô đã quên mất một điều rằng chính các em học sinh mới nên là người chủ động trong việc học của mình. Chỉ khi các em được tư duy, được nói lên ý kiến của bản thân thì mới có thể phát huy được toàn bộ năng lực của mình và tạo cho các em hứng thú hơn trong học tập.
Bản thân tôi thời điểm đầu năm học vừa rồi, khi đón các em học sinh khối lớp 2 lên lớp 3 tôi đã áp dụng phương pháp dạy truyền thống trong vòng 2 tuần đầu tiên. Khi áp dụng phương pháp dạy đó, không khí lớp rất trầm, các em không tập trung vào bài giảng. Sau 2 tuần tôi có cho các em làm một bài kiểm tra kiến thức và thống kê lại kết quả như sau:
ĐỀ KIỂM TRA
- Trắc nghiệm : Khoanh vào câu trả lời đúng
Câu 1: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra bệnh thấp tim?
a, Do ăn uống không đủ chất
b, Do một loại vi khuẩn gây nên
c, Do bị viêm họng, viêm A-bi-đan kéo dài hoặc bị thấp khớp cấp
d, Tất cả các ý trên
Câu 2: Cơ thể cá có đặc điểm gì chung?
a, Có xương sống, sống dưới nước
b, Thở bằng mang
c, Thường có vảy, vây
d, Tất cả các ý trên
Câu 3: Hoa có các bộ phận nào?
a, Cuống hoa
b, Đài hoa
c, Cánh hoa và nhị hoa
d, Tất cả các ý trên
Câu 4: Cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy bộ phận?
a, 2 b, 3 c, 4, d, 5
Câu 5: Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu?
a, Nhiễm trùng ống đái
b, Viêm thận
c, Thấp tim
d, Sỏi thận
Câu 6: Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài là:
a, Cơ quan bài tiết.
b, Cơ quan hô hấp.
c, Cơ quan tuần hoàn.
d, Cơ quan tiêu hóa.
Câu 7: Lông mũi và chất nhầy trong mũi có tác dụng gì?
a, Cản bụi làm không khí vào phổi sạch hơn.
b, Diệt vi khuẩn và làm ẩm không khí vào phổi.
c, Sưởi ấm không khí vào phổi.
d, Cản bụi, diệt vi khuẩn và làm ẩm không khí vào phổi.
- Tự luận
Câu 8: Để bảo vệ và giữ gì vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, em phải làm gì?
Câu 9: Nêu vai trò của não và tuỷ sống?
Câu 10: Kể tên các môn học em được học ở trường?
Câu 11: Nêu một số quy định đối với người đi xe đạp?
Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra
Tổng số học sinh
Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 40 5 12.5 8 20 50 28 7 17.5 Từ những bất cập kể trên khiến cho việc học tập môn Tự nhiên và xã hội của các em học sinh đạt kết quả thấp, tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề xuất Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 3” (theo bộ sách Cánh diều) để các em học môn Tự nhiên xã hội lớp 3 tốt hơn và phát triển bản thân một cách toàn diện nhất.
3. Giải pháp thực hiện
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy bản chất của phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh cần đảm bảo 4 yếu tố:
Một là dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
Hai là chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới… Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba là tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn là chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá.
Các biện pháp tôi nghiên cứu dưới đây bám sát 4 yếu tố trên với mong muốn giúp các em học sinh lớp 3 lĩnh hội kiến thức môn học Tự nhiên và xã hội một cách tự nhiên và đầy đủ nhất để từ đó các em linh hoạt áp dụng kiến thức sách vở vào đời sống thực tiễn.
3.1 Biện pháp 1: Xác định mục tiêu và thiết kế nội dung bài giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung: Như đã trình bày phía trên, mục đích giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực là tạo ra không khí sôi nổi thu hút các em học sinh để các em chủ động học tập, tích cực thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến của bản thân. Để áp dụng được phương pháp này, các thầy cô nên thiết kế nội dung bài học sao cho mỗi tiết học môn Tự nhiên và xã hội, các em học sinh được tìm kiếm, phát hiện, chiếm lĩnh, phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tức là thầy cô chỉ ra con đường học sinh tư duy như thế nào để đạt được những kết quả đó. Với mỗi phần kiến thức khác nhau tôi sẽ thiết kế nội dung học tập theo các bước sau:
Bước 1: Diễn đạt mục tiêu theo yêu cầu của học sinh.
Bước 2: Xác định những mục tiêu thích đáng (quan trọng, thiết thực, phù hợp, khả thi)
Bước 3: Diễn đạt bằng động từ hành động đơn nghĩa và tập trung vào kết quả.
Bước 4: Kết quả được diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát thấy được.
Bước 5: Xác định rõ thời gian, điều kiện thực hiện
Bước 6: Chuẩn bị đầy đủ các công cụ phục vụ cho tiết học
Ví dụ minh hoạ: Bài 1 “Họ hàng nội, ngoại” trang 6-7 Chủ đề 1 sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3 (Bộ sách cánh diều)
Kiến thức bài học này rất gần gũi với các em học sinh vì nó nói về chủ đề gia đình. Thực hiện xây dựng nội dung bài học tôi sẽ tuân thủ theo các bước trên:
Bước 1: Đặt mình vào tâm lý học sinh tôi biết với chủ đề này các em sẽ rất thích kể về gia đình mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học giúp các em hiểu được các thế hệ trong gia đình
Bước 3: Tôi sử dụng các từ ngữ gần gũi đơn giản giúp các em hiểu bài dễ dàng hơn
Bước 4: Để củng cố bài giảng tôi sẽ kể cho các em học sinh về gia đình của mình và để các em đoán xem gia đình cô giáo đang sống có mấy thế hệ
Bước 5: Tôi xác định rõ tổng thời gian 1 tiết học là 45 phút. Tôi sẽ có 5 phút để giới thiệu bài học, 20 phút dành cho các em tự giới thiệu về gia đình của mình với người bạn bên cạnh. 10 phút để mời các bạn lên bảng kể cho cả lớp nghe về gia đình mình và các bạn nhận xét. 10 phút cuối dành cho việc củng cố bài giảng và giao bài tập về nhà cho các em.
Bước 6: Trước tiết học, tôi cần chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến gia đình để giới thiệu với các em và một vài phần quà nhỏ như đồ dùng học tập, ngôi sao điểm tốt,… để khen thưởng cho những bạn có tinh thần tích cực phát biểu, xung phong xây dựng bài để khích lệ động viên các em.
Minh chứng: Bản thân tôi đã và đang áp dụng các bước trên để xây dựng nội dung mỗi bài tập. Khi có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho bài giảng, tiết học của tôi diễn ra theo quy trình khoa học, thời gian vừa đủ để các em lĩnh hội kiến thức bài học. Với cách trên học sinh có cơ hội được trao đổi, bên cạnh việc tiếp thu tốt kiến thức bài học các em được phát triển năng lực bản thân, rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp.
3.2 Biện pháp 2: Ứng dụng hiệu quả phương pháp quan sát thực tế để nâng cao năng lực nhìn nhận, đánh giá cho học sinh
Nội dung: Năng lực của các em học sinh chỉ được phát triển toàn diện khi học đi đôi với hành. Nghĩa là nếu chỉ học lý thuyết đơn thuần các em có thể ghi nhớ kiến thức nhưng có thể không vận dụng được vào cuộc sống thực tế. Ngoài ra với môn học Tự nhiên và xã hội lớp 3 nếu được quan sát thực tế sẽ giúp các em hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và góp phần phát triển năng lực tự học (khi học sinh được quan sát, tìm tòi kiến thức), năng lực giải quyết vấn đề (khi học sinh từ quan sát phát hiện vấn đề hoặc từ quan sát thu thập thông tin để giải quyết vấn đề)
Ví dụ minh hoạ 1: Bài 5 “Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học” trang 25 Chủ đề 2 sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội (Bộ sách cánh diều)
Cách thức triển khai: Trước tiên giáo viên hỏi học sinh về các hoạt động của các học sinh trong ảnh. Sau đó giáo viên có thể chiếu các video về các hoạt động của trường cho các bạn học sinh theo dõi nêu cảm nghĩ sau khi tham gia các hoạt động trên. Qua đó sẽ rèn luyện cho các em kĩ năng quan sát, phân tích vấn đề.
Ví dụ 2: Bài 7 “Thực hành khảo sát về sự an toàn của trường học” trang 33 Chủ đề 2 sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3 (bộ sách Cánh diều)
Cách thực hiện: Các thầy cô chia lớp thành 4 nhóm, và phát phiếu khảo sát cho các em học sinh. Các em thảo luận và xuống sân trường theo sự giám sát của thầy cô để quan sát, phân tích về sự an toàn của trường học và điền vào phiếu khảo sát theo từng mục. Sau đó các nhóm sẽ lên lớp và lần lượt từng nhóm chia sẻ lại quan điểm của mình về sự an toàn của trường sau khi đã được quan sát và đánh giá.
Minh chứng: Với cách thức kết hợp việc giảng dạy với việc cho các em quan sát thực tế, giúp các em hiểu sâu kiến thức bài giảng và phát triển năng lực quan sát cũng như phân tích, tự mình cảm nhận mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống.
3.3 Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực, phát triển năng lực của học sinh
Nội dung: Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm cũng là một trong những biện pháp tối ưu giúp các em học sinh phát triển các kĩ năng mềm. Khi hoạt động nhóm, các em được tranh luận tích cực, tương tác cùng nhau. Các bạn trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau, biết lắng nghe ý kiến đóng góp và biết cách tiếp thu. Phương pháp này sẽ giúp học sinh chủ động và tích cực sáng tạo hơn trong học tập
Ví dụ minh hoạ 1: Bài 2 “Một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình” trang 10-11 Chủ đề 1 sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3 (bộ sách Cánh diều)
Cách thức thực hiện: Với chủ đề này giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, mỗi tổ là 1 nhóm. Các bạn sẽ thảo luận với nhau về một ngày kỉ niệm đặc biệt trong gia đình và viết cảm nhận ra giấy. Sau đó giáo viên cử đại diện lên bảng kể về ngày kỉ niệm đặc biệt đó cho cả lớp. Các bạn sẽ cùng nhau lắng nghe và trao đổi về ý nghĩa của những sự kiện đó.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt xé dán môn Mĩ thuật lớp 3 ( Sách Cánh Diều)
- SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)
- SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]