SKKN Nâng cao kỹ năng giải toán liên quan đến phép nhân cho học sinh lớp 3 (CD) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3046 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 632 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao kỹ năng giải toán liên quan đến phép nhân cho học sinh lớp 3 (CD) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Đối với phép tính nhân trong bảng: Hình thành bảng nhân
2. Đối với phép tính nhân ngoài bảng
3. Đối với phép tính nhân nhẩm
Mô tả sản phẩm
- I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
- Tên biện pháp: Nâng cao kỹ năng giải toán liên quan đến phép nhân cho học sinh lớp 3 (CD)
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Toán
- Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 3… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong chương trình Tiểu học, lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học và chuẩn bị xây dựng nền móng toán học tiếp giai đoạn sau. Cho nên học sinh phải nắm chắc cơ sở ban đầu về kỹ năng tính toán bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100, 1000, 10000, 100000. Vì bốn phép tính này được sử dụng hầu hết vào các khâu trong quá trình tính toán và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Như vậy, phép nhân cũng là một trong những phép tính đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi kiến thức số học. Nó góp phần giúp học sinh học tốt môn Toán.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy toán, để giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng thực hiện phép nhân này là một vấn đề không dễ. Đặc điểm ở các em là thường đơn giản hoá vấn đề, hấp tấp, cầu thả ít tập trung trong làm bài. Học sinh bậc Tiểu học – với độ tuổi tập trung từ 6 đến 10 tuổi, với lứa tuổi này; các em rất hiểu động; say mê và ham thích tìm tòi; sáng tạo những điều mới lạ và lí thú. Đặc biệt là hình ảnh trực quan rất nhạy cảm trong việc hình thành tư duy. Tuy nhiên các em thường thiếu tập trung ít chú ý vào vấn đề đang học và ít kiên nhẫn, khi gặp khó khăn các em dễ chán nản, buông xuôi. Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, sự phát triển tư duy cũng như trí nhớ của các em không đồng đều. Còn một số em học chậm nhớ mà nhanh quên. Kỹ năng tính toán của các em còn nhiều sai sót. Không ít em còn quên bảng nhân, việc thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ hai, ba lần nhưng các em chỉ nhớ lần đầu mà quên không nhớ các lần tiếp theo. Hoặc phép nhân có nhớ nhiều hơn 1 thì các em thường chỉ nhớ 1, …
Hiện nay, việc áp dụng theo phương pháp giảng dạy “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép” đã không còn là phương pháp hữu hiệu đặc biệt là ở bậc tiểu học. Trong chương trình GDPT 2018 cũng đã có những yêu cầu đổi mới rõ rệt về định hướng giảng dạy xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực thay vì truyền thụ kiến thức. Từ đó, bộ sách Cánh Diều cũng đã ra mắt sách giáo khoa mới theo đúng yêu cầu của chương trình GDPT 2018, trong đó có môn Toán. Chính vì vậy, tôi cần nghiên cứu và thay đổi phương pháp giảng dạy để giúp học sinh tiếp cận kiến thức môn một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy: kĩ năng giải toán liên quan đến phép nhân của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em vẫn còn làm sai kết quả tính và nhầm lẫn cách làm các dạng bài. Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp biện pháp “Nâng cao kỹ năng giải toán liên quan đến phép nhân cho học sinh lớp 3” thông qua bộ sách Cánh diều.
2. Nội dung giải pháp
– Dạy học phép nhân thường áp dụng các phương pháp truyền thống như: nêu vấn đề, trực quan, giảng giải, minh hoạ, gợi mở – vấn đáp, luyện tập – thực hành,… Đây vẫn là những phương pháp mang lại hiệu quả cao nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Trong đó, để hình thành khái niệm phép nhân, lập các bảng tính nhân thì phương pháp trực quan, giảng giải – minh hoạ (nhất là giai đoạn đầu) đóng vai trò chủ yếu. Để rèn kỹ năng tính nhân thì phương pháp chủ yếu là luyện tập – thực hành, cụ thể:
2.1. Đối với phép tính nhân trong bảng: Hình thành bảng nhân
Chúng ta đều biết, nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của việc dạy phép nhân ở lớp
3 là trước hết giúp học sinh nắm chắc các bảng nhân và có kỹ năng thực hiện tốt nhân trong bảng. Vì học sinh tính nhẩm nhân trong bảng tốt thì sẽ rất thuận lợi cho quá trình thực hiện nhân ngoài bảng. Do vậy, để dạy cho học sinh thực hiện phép nhân trong bảng đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải coi trọng việc hình thành khái niệm phép tính nhân.
Trước khi học “Phép nhân”, học sinh phải được học bài “Tổng của nhiều số”. Ở đây học sinh được tính tổng của các số hạng bằng nhau. Giáo viên phải lưu ý để học sinh nhận ra ở các tổng này đều có các số hạng bằng nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên giúp các em học bài phép nhân, tính kết quả của phép nhân trong các bảng nhân(nhất là bảng nhân đầu tiên). Chẳng hạn:
Khái niệm phép nhân: Phép nhân hai số tự nhiên được định nghĩa như là phép cộng các số hạng bằng nhau. Với hai số tự nhiên a, b đã cho phép cộng:
Được viết thành a x b, số a và số b được gọi là thừa số, kết quả của phép nhân a x b gọi là tích.
Chẳng hạn: 5 + 5 ghi là 5 x 2
5 + 5 = 5 x 2
Cách viết: 5 x 2 = 10
Cách đọc: 5 lấy 2 lần được 10
Hay: 5 nhân 2 bằng 10. Trong đó: 5 là thừa số, 2 là thừa số , 10 là tích.
Do đó, giáo viên phải làm tốt các khâu sau:
Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong từng giai đoạn lập bảng nhân cũng hết sức quan trọng. Kĩ thuật chung của nhân trong bảng là: học sinh thao tác trên các tấm bìa có các chấm tròn. Tuy nhiên, mức độ trực quan không giống nhau ở từng giai đoạn. Ở lớp 3 (học kì I), học sinh tiếp tục học các bảng nhân 6, 7, 8, 9. Lúc này, các em đã có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng học tập, đã quen và thành thạo với cách xây dựng phép nhân từ những miếng bìa. Hơn nữa, lên lớp 3 trình độ nhận thức của học sinh phát triển hơn trước. Do vậy, khi hướng dẫn học sinh lập bảng nhân ở giai đoạn này, giáo viên phải tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh.
Chẳng hạn: Giáo viên không hướng dẫn cách lập các phép tính nhân như các
bảng nhân trước mà chỉ nêu lệnh để học sinh thao tác trên các tấm bìa với các chấm tròn để lập 3, 4 phép tính nhân trong bảng. Các phép tính còn lại yêu cầu học sinh phải tự lập bằng cách dựa vào phép đếm thêm hoặc dựa vào các bảng nhân đã học.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 6 (trang 20/SGK Toán 3 – bộ sách Cánh Diều)
6 x 1 = 6
6 x 2 = 12
6 x 3 = 18
Sau đó học sinh nhận xét để từ 6 x 2 = 12 Suy ra 6 x 3 = 18.
Cụ thể là: Với 3 tấm thẻ, học sinh nêu: “6 lấy 3 lần, ta có 6 x 3”
Mặt khác, cũng từ 3 tấm thẻ này ta lấy 6 x 3 cũng chính là 6 x 2 + 6.
Vậy 6 x 2+ 6 = 18.
Bằng cách như vậy, học sinh có thể không dùng các tấm thẻ mà vẫn tìm được kết quả của phép tính:
6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 24
6 x 5 = 6 x 4 + 6 = 30
Hoặc dựa trên bảng nhân đã học :
6 x 4 = 4 x 6 = 24
6 x 5 = 5 x 6 = 30
Trên cơ sở hình thành tương tự như thể học sinh có thể tự hình thành các bảng nhân một cách tư duy hơn; có thể không cần dựa vào giáo cụ trực quan nữa.
Sau đó, để giúp học sinh thực tốt nhân trong bảng thì giáo viên cần dựa vào đặc điểm lứa tuổi của các em (nhất là ở giai đoạn đầu), khả năng ghi nhớ máy móc rất tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc các bảng nhân bảng cách cho các em đọc đi, đọc lại nhiều lần. Tái hiện các phép tính nhiều lần bảng cách cho học sinh thường xuyên làm bài, giáo viên theo dõi, kiểm tra liên tục. Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra việc ghi nhớ bảng nhân lẫn nhau trong lớp. Đây là việc làm cần thiết vì học sinh nhớ được bảng nhân thì mới có đủ cơ sở thực hiện phép tính nhân ngoài bảng. Như vậy, sử dụng phương pháp dạy học hợp lí không chỉ giúp học sinh nắm chắc kiến thức mà còn phát triển tư duy rất nhiều.
2.2. Đối với phép tính nhân ngoài bảng
Đối với nhân ngoài bảng, phương pháp chủ yếu là làm mẫu, luyện tập – thực hành trên các ví dụ cụ thể. Trong quá trình hình thành kiến thức mới về các phép nhân ngoài bảng, sau khi thực hiện mẫu giảng giải – hỏi đáp, giáo viên cho học sinh nhắc lại về các bước thực hiện tính và thứ tự thực hiện phép tính. Từ đó học sinh tự rút ra kiến thức mới của bài. Như vậy, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức và nắm bài chắc hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tính nhân ngoài bảng học sinh còn thường mắc các sai lầm như: đặt sai phép tính (lệch cột, nhân không đồng quy tắc, …) quên nhớ hoặc thực hiện nhớ sai trong các bài tính có nhớ,…
a/ Các bài tính nhân không nhớ.
+ Với các bài tập này, khi thực hiện đại đa số học sinh đều có kết quả đúng.
Nhưng có một số học sinh thực hiện đặt tính sai hoặc thực hiện tính sai thứ tự; nếu chúng ta không chú ý điều chỉnh thì “vô hình chung” tạo lỗ hổng kỹ năng cho học sinh mà về sau khó sửa được.
Ví dụ: Thực hiện tính: 23 x 3 (Trang 70/SGK Toán 3 – bộ sách Cánh Diều)
Đại đa số học sinh đều tính được kết quả đúng (69), nhưng có thể học sinh đặt sai phép tính. Chẳng hạn:
23
x
3
Hoặc thực hiện tính sai thứ tự như: lấy 3 nhân 2, 3 nhân 3. Với lỗi này nếu không điều chỉnh khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả của các bài tính nhân có nhớ sau này hoặc các bài tính nhân một số có nhiều chữ số được học ở các lớp sau.
Khắc phục lỗi sai này, giáo viên cho học sinh nhắc lại, củng cố lại:
+ Cách đặt tính như thế nào?
Đặt các số cùng hàng theo cùng một cột. (Số 3 đặt cùng cột với số 3)
+ Thực hiện phép nhân theo thứ tự ra sao?
Thực hiện từ phải sang trái. (3 nhân 3; 3 nhân 2)
+ Cách viết kết quả như thế nào?
Viết kết quả theo cột với hàng tương ứng. (Số 6 đặt cùng cột với số 2: hàng đơn vị; số 9 đặt cùng cột với số 3 ….)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]