SKKN Rèn luyện kỹ năng thực hiện các dạng bài toán liên quan đến phép chia cho học sinh lớp 3 (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3044 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 632 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kỹ năng thực hiện các dạng bài toán liên quan đến phép chia cho học sinh lớp 3 (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh cách chia.
2. Rèn kĩ năng chia thông qua hệ thống bài tập.
Mô tả sản phẩm
- (CTST)I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
- Tên biện pháp: Rèn luyện kỹ năng thực hiện các dạng bài toán liên quan đến phép chia cho học sinh lớp 3 (CTST)
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Toán – Kỹ năng làm bài toán có phép chia
- Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 3… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Chương trình GDPT 2018 đã có sự đổi mới quan trọng: chuyển từ định hướng dạy học lý thuyết, kỹ năng sang định hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Thực hiện theo đúng yêu cầu của chương trình GDPT 2018, bộ sách Chân trời sáng tạo được thiết kế theo hướng mở giúp phát triển năng lực cho học sinh, mở ra một chân trời mới về tư duy và sáng tạo. Do đó, bản thân là một giáo viên dạy Toán lớp 3, tôi nhận thấy cần phải tìm ra phương pháp mới phù hợp với sách mới và giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ trọng yếu của môn Toán tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán – một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Trọng tâm và hạt nhân của chương trình Toán ở Tiểu học là nội dung Số học. Trong đó phép chia các số tự nhiên là một phần nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Ở lớp 3, phép chia được hình thành đồng thời với phép nhân. Sau khi hình thành khái niệm phép chia, các bảng chia, phép chia được mở rộng từng bước:
+ Chia số tròn chục cho số có một chữ số.
+ Chia số có ba, bốn, năm chữ số cho số có một chữ số.
Thực tế cho thấy ở lớp 3 phép chia là một phép tính mà học sinh khó tiếp thu và dễ sai phạm. Qua thực tế tìm hiểu tình hình dạy học phép chia cho học sinh lớp 3 tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Đại đa số học sinh vẫn còn một số tồn tại và gặp phải một số khó khăn và sai lầm khi học về phép chia hết và phép chia có dư trong chương trình Toán 3 cụ thể như sau:
– Một số học sinh do việc lập bảng chia còn lúng túng. Không thuộc bảng chia nên việc áp dụng thực hành làm bài tập gặp rất nhiều khó khăn.
– Một số học sinh do nhầm lẫn với thứ tự thực hiện phép cộng, phép trừ nên thực hiện phép chia theo thứ tự từ phải sang trái:
Ví dụ: Khi thực hiện phép chia 69 chia cho 3 một số học sinh làm như sau:
– 9 chia 3 được 3, viết 3, 3 nhân với 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.
– Hạ 6 , 6 chia 3 được 2, viết 2, 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
Vậy 69 : 3 = 32.
– Học sinh thực hiện phép chia ở một hàng nào đó của số bị chia không chia được cho số chia thường không thêm 0 vào thương mà hạ ngay hàng tiếp theo của số bị chia để thực hiện chia.
Đầu năm học …………… tôi tiến hành kiểm tra khảo sát kỹ năng tính phép chia và làm các bài toán liên quan đến phép chia của 30 em học sinh lớp 3A kết quả như sau:
Bảng khảo sát kỹ năng làm phép tính chia của học sinh lớp 3A trước khi áp dụng biện pháp
Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ Thực hiện phép chia 8 25% Làm các bài toán liên quan đến phép chia 6 18,8% Nhìn vào kết quả trên tôi thấy chưa hài lòng. Về kĩ năng thực hiện phép chia của học sinh lớp 3A chỉ có 8 em đạt trong tổng số 30 em học sinh cả lớp. Về kĩ năng vận dụng thực hành làm các bài toán liên quan đến phép chia chỉ có 6 em đạt chiếm 18,8% số học sinh cả lớp. Đây là một kết quả rất kém, trong khi đó phép chia là nền móng cho học sinh học tập các kiến thức nâng cao về sau. Nếu phép tính cộng, trừ, nhân, chia, học sinh không thực hiện tốt, các em sẽ không thể học tốt môn Toán. Từ đó, chất lượng học tập môn kém đồng thời học sinh càng áp lực, chán nản với môn học. Do đó, tôi bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao và thấy vướng mắc ở những vấn đề sau:
– Đa số học sinh, nhất là học sinh thuộc đối tượng chưa hoàn thành thường gặp nhiều khó khăn và nhầm lẫn trong việc thực hiện phép chia (chia hết và chia có dư).
– Học sinh chưa nắm vững các bảng chia cho nên khi thực hiện phép chia các em thường tìm thương trong phép chia bằng cách đọc nhẩm, rà dần từ bảng nhân có thừa số là số chia.
– Kỹ năng cộng, trừ, nhân chưa thành thạo nên thường thực hành chậm hoặc kết quả bài tính bị sai mà các em chưa tìm ra sai sót nhầm lẫn của mình.
– Khó khăn nhất cho học sinh là bước chia nhẩm để tìm từng chữ số ở thương. Các em thường lúng túng và xác định số lần ở thương không đủ hoặc thừa.
Sở dĩ, học sinh mắc phải tình trạng trên trong quá trình học phép chia, nguyên nhân chính là do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa hợp lý. Hiện tại, với phương pháp học tập truyền thống, học sinh tiếp thu kiến thức và áp dụng công thức một cách máy móc không có sự tư duy, linh hoạt dẫn đến việc các em không hiểu rõ bản chất của phép chia, không biết cách vận dụng làm bài tập. Để khắc phục những tồn tại nói trên tôi đã mạnh dạn đưa ra các biện pháp “Rèn luyện kỹ năng thực hiện các dạng bài toán liên quan đến phép chia cho học sinh lớp 3” qua bộ sách Chân trời sáng tạo
2. Nội dung giải pháp
2.1. Hướng dẫn học sinh cách chia.
Trong chương trình Toán lớp 3 nội dung phép chia được học trong 46 tiết. Hệ thống bài luyện tập thực hành đã được đưa vào theo các dạng bài khác nhau nhưng chưa đa dạng và chủ yếu là ở mức độ sơ giản. Nhưng với học sinh lớp 3 thì các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện phép chia, đòi hỏi người giáo viên phải hết sức linh hoạt trong việc hướng dẫn học sinh cách chia.
Bài tập áp dụng: “Phép chia hết và phép chia có dư” – trang 53 SGK Toán 3 – bộ sách Chân trời sáng tạo
* Phép chia hết:
Hướng dẫn học sinh nhẩm xem số nào nhân với 2 để được 10:
Có học sinh chia được 6 thì phải hướng dẫn 4 2 = 8, mà số bị chia là 10, vậy cần hướng dẫn học sinh “thêm” bằng cách gợi ý: 10 lớn hơn hay bé hơn 8 ( HS trả lời lớn hơn). Vậy ta phải lấy lên là 5, vậy 5 2 bằng bao nhiêu? (5 2 = 10 ). Vậy 10 – 10 bằng 0, và ta thực hiện được phép chia 10 : 2 = 5 là phép chia hết
* Phép chia có dư:
Trong trường hợp chia số có hai chữ số cho số có một chữ số tôi hướng dẫn học sinh như sau:
Ví dụ 1:
Tôi hướng dẫn học sinh cách chia. Yêu cầu học sinh nêu tên gọi các số trong phép chia (11 gọi là số bị chia, 2 là số chia) ta thực hiện phép chia bằng cách tìm số nào khi nhân với 2 được 11. Hướng dẫn học sinh ước lượng: số 6 nhân với 2 được bao nhiêu? (12). Vậy 11 có trừ hết cho 12 không? Học sinh trả lời: Không. Vậy số nhỏ hơn 6 một đơn vị là số mấy? (số 5); 5 nhân 2 bằng bao nhiêu? (10). Vậy 11 trừ 10 còn bao nhiêu? (1). Số dư 1 lớn hay nhỏ hơn số chia 2? (nhỏ hơn). Nhắc cho học sinh cần nhớ: khi thực hiện phép chia có dư, số dư bao giờ cũng phải nhỏ hơn số chia.
Cũng với ví dụ trên tôi có thể hướng dẫn học sinh làm nhiều cách khác: Đó là làm giảm số bị chia ở mỗi lần chia hoặc tìm số lớn nhất.
Nếu số bị chia mà khi chia cho số chia không có trong bảng chia thì ta làm giảm số bị chia (tức là bớt đi 1, 2 hoặc 3 , 4, 5… đơn vị ở số bị chia để chia).
Ví dụ: 11 : 2. Muốn ước lượng 11 : 2 = ? Ta làm giảm 11 xuống 1 đơn vị để có 10 : 2 được 5, sau đó thử lại: 5 2 = 10 để có kết quả 11 : 2 = 5 dư 1.
Trên thực tế, việc làm giảm số đó 1, 2 hoặc 3, 4 , 5 … đơn vị để thử chọn khi chia, giúp tìm thương đúng cho mỗi lần chia.
Tôi còn hướng dẫn học sinh cách ước lượng khác:
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh cách chia khi thực hiện phép chia có dư trong mỗi lượt chia như sau: Ví dụ: 11 : 2 = ?
Tìm số lớn nhất (không vượt quá 11) trong các tích (số bị chia) của bảng nhân (chia 2) ta được 10 ; 10 : 2 = 5. Vậy 11 : 2 = 5 (dư 1)
Với phép chia có dư khi chia số có ba chữ số cho số có một chữ số tôi hướng dẫn như sau:
Ví dụ 2: ( Ví dụ a bài 1 SGK Toán 3 trang 73)
Ở lượt chia thứ nhất : Lấy 63 chia cho 7, 63 chia cho 7 có trong bảng chia 7. Vậy 63 : 7 = 9
Lượt chia thứ hai: hạ 2, được 2, 2 chia cho 7 không có trong bảng chia 7. tiếp tục giảm 2 đi mấy đơn vị? ( 2) còn 0; 0 chia cho 7 được 0; 0 7 = 0 ; 2 trừ 0 bằng 2, dư 2.
Với phép chia có dư khi chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số tôi cũng hướng dẫn tương tự để các em có thể thực hiện được như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]