SKKN Nâng cao khả năng giải toán bằng 2 bước tính cho học sinh lớp 3 (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3043 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 922 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 10 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 10 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao khả năng giải toán bằng 2 bước tính cho học sinh lớp 3 (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Bước 1: Đọc kĩ bài toán và tóm tắt bài toán.
2. Bước 2: Phân tích đề toán để tìm cách giải.
3. Bước 3: Tổng hợp và trình bày bài giải.
4. Bước 4: Kiểm tra và thử lại các kết quả.
Mô tả sản phẩm
- THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP1. Tên báo cáo biện pháp:
Nâng cao khả năng giải toán bằng 2 bước tính cho học sinh lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Toán học Tiểu học rất đa dạng, phong phú, có nhiều bài toán thuộc nhiều dạng toán khác nhau. Do đó, trong chương trình đổi mới giáo dục 2018, Bộ đặt ra yêu cầu chú trọng phát huy năng lực và phẩm chất cốt lõi cho học sinh thay vì giảng dạy quá nhiều lý thuyết. Khi giải toán có lời văn, học sinh phải tập trung vào bản chất của đề toán, biết gạt bỏ những cái thứ yếu, phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, biết phân tích để tìm ra mối liên hệ giữa các số liệu. Nhờ đó mà đầu óc các em sẽ sáng suốt hơn, tư duy của các em sẽ linh hoạt, chính xác hơn, cách suy nghĩ và làm việc sẽ khoa học hơn. Để đạt được mục tiêu này, bộ sách Chân trời sáng tạo đã hệ thống các dạng bài tập từ dễ đến khó, phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi em, khiến học sinh không còn bỡ ngỡ và lo lắng khi tiếp cận kiến thức mới.
Khi giải bài toán bằng hai phép tính đòi hỏi các em phải phân tích các dữ liệu của đề bài, suy luận các yếu tố có liên quan đến câu hỏi. Từ đó đi tìm lời giải cho phép tính thứ nhất sao cho phù hợp. Chính vì vậy khá nhiều học sinh bỡ ngỡ và khó khăn trong việc tìm ra lời giải thứ nhất cho bài toán. Các em thường nêu lời giải thứ nhất trùng với dữ liệu đã cho của đề bài hoặc viết những câu lời giải hết sức ngô nghê, chưa phù hợp với yêu cầu, hoặc chỉ giải bài toán bằng một phép tính, chưa trả lời được câu hỏi của bài toán đã đáp số. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy – học giải bài toán có lời văn, trong năm học 2019 – 2020 này, tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Nâng cao khả năng giải toán bằng 2 bước tính cho học sinh lớp 3 (Chân trời sáng tạo)” và áp dụng vào thực tế lớp mình đang dạy.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3B trường ở TH ….
– Đối tượng nghiên cứu: Quy trình sử dụng phương pháp dạy tốt giải bài toán bằng hai phép tính Toán lớp 3.
3. Mục đích nghiên cứu.
Trước tiên, tôi nghiên cứu sách giáo khoa để nắm được nội dung chương trình; Trên cơ sở lí luận thực tiễn, phân tích những ưu điểm, tồn tại để đưa các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài toán giải bằng 2 phép tính.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Trên cơ sở nắm một cách chắc chắn các đối tượng học sinh lớp mình, nắm được cấu trúc chương trình, tôi lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp với học sinh. Quá trình dạy học giải bài toán bằng hai phép tính gồm các bước sau:
1.1. Bước 1: Đọc kĩ bài toán và tóm tắt bài toán.
Hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán, tìm hiểu nội dung bài toán để nắm được: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? Xác định mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán. Đây là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, các em có đọc kĩ đề toán mới nắm bắt được các dữ kiện của bài toán; Ở bước này tôi luôn gọi những em giải toán chưa tốt đọc đề bài nhiều lần và yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch 1 gạch dưới những dữ kiện bài toán đã cho, gạch 2 gạch dưới câu hỏi của bài toán; Đồng thời nhấn mạnh ở những dữ kiện của bài toán để giúp cho học sinh hiểu một số thuật ngữ của bài toán. Học sinh biết diễn đạt ngắn gọn đề toán bằng cách tóm tắt, nhìn vào tóm tắt để định ra các bước giải của bài toán.
Có 4 cách tóm tắt bài toán:
– Cách 1: Dưới dạng câu ngắn.
– Cách 2: Dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng.
– Cách 3: Dưới dạng hình vẽ.
– Cách 4: Tóm tắt bằng kí hiệu.
Tuỳ vào từng dạng toán mà tôi hướng dẫn cho các em cách tóm tắt phù hợp. Với những bài toán tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc hình vẽ cần phải đảm bảo tính cân đối, chính xác. Ở những dạng toán học sinh mới gặp lần đầu, giáo viên có thể làm mẫu tóm tắt. Sau đó, hướng dẫn học sinh tự mình tóm tắt bài toán. Sau khi tóm tắt, yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn bài toán mà không cần nhắc lại nguyên văn. Khi học sinh đã xác định được mối quan hệ giữa các dữ kiện, xác định được bài toán yêu cầu tìm gì thì các em dễ dàng giải được bài toán đó.
Ví dụ 1: Bài giải bằng hai phép tính (trang 30 Toán 3 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
Với bài tập này, tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
– Giáo viên đưa bài toán trên bài giảng điện tử.
– Yêu cầu học sinh đọc bài toán (1- 2 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm).
– Hỏi: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên dùng hiệu ứng gạch 1 gạch dưới các dữ kiện bài toán đã cho, gạch 2 gạch dưới câu hỏi của bài toán, nhấn mạnh và in đậm thuật ngữ ít hơn. Tổ 1 trồng được 8 cây, tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 là 4 cây. Hỏi cả hai tổ trồng được bao nhiêu cây?
Trên cơ sở hiểu nội dung của bài toán, hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
Ví dụ 2: Bài 1 (trang 30 Toán 3 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
Với cách dẫn dắt tương tự ví dụ 1; tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Tuấn cắt được 14 lá cờ. Thu cắt được ít hơn Tuấn 5 lá cờ. Hỏi cả hai bạn cắt được bao nhiêu lá cờ?
Thực tế, một bài toán có thể có nhiều cách tóm tắt. Tuy nhiên tôi luôn hướng dẫn các em chọn cách tóm tắt nào dễ hiểu nhất. Với những bài toán có liên quan đến “Nhiều hơn; Ít hơn; Gấp lên một số lần; Giảm đi một số lần; Tìm một phần mấy của một số”, tôi luôn khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để các em dễ nhận thấy mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho.
1.2. Bước 2: Phân tích đề toán để tìm cách giải.
Bước phân tích đề toán để tìm ra cách giải là bước quan trọng nhất trong quá trình giải một bài toán của học sinh; Đồng thời cũng là bước khó khăn nhất đối với các em. Vì vậy, khi giải một bài toán có lời văn, tôi thường xuyên rèn luyện, hướng dẫn các em phân tích từng bước một cách rõ ràng, chính xác thông qua hệ thống câu hỏi, câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu. Cụ thể, tôi hướng dẫn học sinh bằng cách đi từ câu hỏi của bài toán đến các dữ kiện đã cho. Giúp học sinh hiểu bài toán giải bằng hai phép tính chính là một dạng bài toán có lời văn mà khi giải bài toán đó (mặc dù đầu bài chỉ có một câu hỏi) nhưng phải tiến hành giải hai bài toán đơn (tức là giải bằng 2 phép tính). Dần dần các em sẽ quen và biết phân tích, lập sơ đồ để tìm cách giải một cách đúng đắn và nhanh chóng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]