SKKN Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1
- Mã tài liệu: BM1007 Copy
Môn: | Đạo đức |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 527 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Xây dựng ma trận kĩ năng sống, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học môn Đạo đức
Biện pháp 2: Tổ chức ngoại khóa để thực hành hành vi đã học
Biện pháp 3: Kết hợp với nhà trường để rèn kĩ năng sống cho học sinh qua các buổi sinh hoạt
Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình để rèn kĩ năng sống cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài1.1 Cơ sở lý luậnTrong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng CSVN đã xác định con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững. Giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực con người thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng XHCN “Dân giàu, nước mạnh- xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Đảng ta đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực, nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”Trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, Luật giáo dục Việt Nam 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.” Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ giáo dục hàng đầu của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Bởi lẽ, đó là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay thì giáo dục đạo đức lại là một nội dung giáo dục cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết vì thông qua giáo dục đạo đức thì học sinh sẽ được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mức trong việc lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.Trong nhà trường tiểu học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông qua hai con đường cơ bản. Đó là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và dạy học các môn học, đặc biệt là môn đạo đức.
Môn đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ở cả ba mặt ý thức, thái độ, hành vi theo các chuẩn mực hành vi đạo đức mà xã hội yêu cầu ở học sinh. Môn đạo đức ở tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở ban đầu những phẩm chất đạo đức cho người học sinh – người lao động mới.
Việc dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức giúp cho học sinh được học đi đôi với hành, được thực hành trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Chính nhờ có sự trải nghiệm này mà học sinh sẽ tích lũy được nhanh chóng các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau, ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội. Từ đó giúp các em hình thành các quan điểm niềm tin và tình cảm
Trong dạy học môn đạo đức, việc dạy kĩ năng sống rất quan trọng. Bởi lẽ, học sinh của chúng ta hiện nay chịu rất nhiều tác động từ nhiều phía khác nhau: từ thầy cô, ông bà, anh chị em, bạn bè, thông tin đại chúng. Tất cả các yếu tố này có yếu tố tiêu cực và tích cực. Mà đối với học sinh lớp 1, vốn kinh nghiệm sống của các các em còn ít, một số thói quen hành vi chưa ổn định nên rất dễ bị những ảnh hưởng xấu tác động lôi cuốn và phân tán. Trong khi đó, chương trình môn đạo đức lớp 1 lại có những chuẩn mực hành vi thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Vì vậy, cần dạy kĩ năng sống để giúp học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong thực tiễn dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học cho thấy giáo viên rất ít khi dạy kĩ năng sống, giáo dục chỉ bó hẹp ở bài học, việc học thực hiện đúng các chuẩn mực hành vi hay không giáo viên không cần biết. Bên cạnh đó, việc đánh giá không thường xuyên, không cập nhập còn mang tính đối phó.
Mặt khác, nhiều gia đình mải lo công việc làm ăn, kinh doanh, họ có quá ít thời gian và cũng không coi trọng thời gian giáo dục con cái, hướng dẫn kiểm tra việc học tập giao lưu bạn bè của chúng, uốn nắn cách cư xử xã hội. Họ phó mặc giáo dục cho hệ thống nhà trường với ý nghĩ đơn giản chỉ cần cung cấp cho con cơm no, áo đẹp, có tiền giải trí.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống là vấn đề nghiên cứu không còn mới ở Việt Nam :
+ Năm 1996, thuật ngữ kĩ năng sống được biết đến thông qua cách tiếp cận về
4 trụ cột trong giáo dục của thế kỉ 21: “Học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống, học để tự khẳng định”. Sau đó, thuật ngữ này được đề cập đến
trong chương trình UNICEF tại Việt Nam: “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ
sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà
trường”.
+ Năm 2000, theo chương trình hành động “Giáo dục cho mọi người” tại diễn
đàn giáo dục thế giới, giáo dục kĩ năng sống đã được xem như một nội dung
của chất lượng giáo dục thế giới, giáo dục kĩ năng sống đã được xem như một
nội dung của chất lượng giáo dục mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
+ Năm 2003, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục ở Việt Nam mới hiểu đầy
đủ hơn về Kĩ năng sống sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống”
do UNESCO tổ chức tại Hà Nội.
+ Năm 2005, nhóm tác giả của Viện chiến lược và chương trình giáo dục đã
có công trình nghiên cứu đầu tiên: “Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam”.
Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ
bản: các quan điểm về kĩ năng sống; cơ sở pháp lý của giáo dục kĩ năng sống
ở Việt Nam; giáo dục kĩ năng sống ở các bậc học; cách thức giáo dục kĩ năng
sống; đánh giá về giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam; những thách thức và
định hướng giáo dục kĩ năng sống trong tương lai. Đây là công trình nghiên
cứu quan trọng, làm cơ sở, nền tảng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo
về kĩ năng sống ở Việt Nam.
+ Ở bậc Tiểu học, vấn đề giáo dục kĩ năng sống đã được quan tâm nhưng chỉ
được thực hiện tích hợp thông qua các môn học trong nhà trường. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói
chung, cho học sinh tiểu học nói riêng. Có thể kể ra đây một số công trình
nghiên cứu như:
1. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống. NXB
Đại học Sư phạm, 2009
2. Nguyễn Thị Thu Hằng : Một số vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu học. Tạp chí giáo dục số 204 (kì 2 – 12/2008)
3. Đỗ Khánh Nam: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
Khoa học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Tạp chí
giáo dục số 206 (kì 2 – 1/2009)
4. Nguyễn Đức Thạc: Rèn kĩ năng sống cho học sinh – một cách tiếp cận
về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạp chí giáo dục số 226 (kì 2 –
11/2009)
5. Phan Thanh Vân: Giáo dục kĩ năng sống – Điều cần cho trẻ. Tạp chí
giáo dục số 225 (kì 1- 11/2009)
Ngoài ra còn rất nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống ở
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nói đến việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học, các tác giả mới chỉ đề cập đến sự cần thiết phải giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh như thế nào mà chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng
thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học môn Đạo đức. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh thông qua môn học này.
4. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tìm hiểu các vấn đề lý luận của đề tài (Kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức…)
– Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học môn Đạo đức
– Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp để khắc phục thực trạng và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phân tích, tổng hợp lý thuyết
– Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn– Phương pháp quan sát
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
– Phương pháp phỏng vấn
– Phương pháp thống kê toán họcPHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiến
CƠ SỞ LÍ LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG SỐNG
Khái niệm kĩ năng sốngCó nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS):
-Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sông hàng ngày.
– Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
– Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết; Học làm người; Học để sống với người khác; Học để làm.
Từ những qua niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]