SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3061 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 667 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp rèn cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ.. dễ nhầm lẫn
2. Luyện ngắt, nghỉ hơi đúng trong câu, đoạn, bài tập đọc.
3. Biện pháp luyện đọc thành tiếng đoạn, bài
4. Luyện đọc thầm
5. Luyện đọc qua các buổi sinh hoạt tập thể.
6. Luyện đọc qua tổ chức các trò chơi
7. Luyện đọc ở nhà
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học hiện nay, tập đọc là phân môn có tầm quan trọng bậc nhất, nếu học sinh đọc, viết kém thì khó mà học tốt được các môn học khác. Học sinh đọc tốt thì khi học các phân môn khác mới đọc đúng, hiểu đúng nội dung bài, hiểu đúng yêu cầu của bài tập để làm bài chính xác hiệu quả.
Tập đọc cung cấp cho học sinh cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng đọc được hình thành thông qua các bài học. Tính chất của việc thực hành đòi hỏi giáo viên cần coi trọng việc luyện đọc thật tốt cho học sinh qua phân môn tập đọc. Vì thế tập đọc là yêu cầu không thể thiếu được đối với người đi học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó không những có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong các kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường. Kỹ năng đọc – tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, viết thạo. Mặt khác, tập đọc còn hình thành cho các em phẩm chất mới như: tính kỷ luật, tính cần cù tỉ mỉ, tính năng động, sáng tạo…Việc dạy học tập đọc sẽ giúp các em hiểu nhiều hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô- gíc cũng như có hình ảnh. Như vậy dạy đọc mang một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” đó là: đọc lưu loát, trôi chảy, đọc có ý thức và tiến tới đọc diễn cảm. Để góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt nói chung và đặc biệt là kĩ năng đọc nói riêng cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Thọ Tiến bản thân tôi đã thực hiện: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Thọ Tiến” và đã đạt được hiệu quả cao trong dạy học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3, từ kết quả đó đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng về đọc đúng, đọc tốt cho học sinh khói 3 nói riêng và học sinh trong trường Tiểu học Thọ Tiến nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các kĩ năng dạy đọc đúng, đọc tốt cho học sinh lớp 3 qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận ngôn ngữ học, hiểu rõ quá trình đọc, nắm bản chất kỹ năng đọc phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm vùng miền của học sinh ở địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sang lớp 3 yêu cầu về phân môn Tập đọc của học sinh cao hơn hẳn so với lớp 2. Từ chỗ chỉ cần đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn, bước đầu biết đọc thầm và hiểu được ý chính của đoạn ở lớp 2, đến lớp 3 các em cần đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí,… với tốc độ từ 70 đến 80 tiếng/ phút. Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn ở lớp 2, bên cạnh đó học sinh lớp 3 còn cần phải nắm được ý chính của của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.
Nói rộng ra, dạy Tập đọc ở lớp 3 nói riêng và bậc Tiểu học nói chung là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ngày càng cao hơn để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi [1,5].
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với giáo viên
Giáo viên chuẩn bị bài lên lớp đôi khi chưa thật sự chu đáo (như công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học còn hạn chế…)
Giáo viên sống ở vùng nông thôn chịu ảnh hưởng nhiều tiếng địa phương nên việc phát âm vẫn chưa được chuẩn.
Khi học sinh đọc, giáo viên chưa kịp thời sửa sai cho học sinh, chưa động viên kịp thời cho các em.
- Đối với học sinh
Học sinh phần đa là con gia đình nông thôn, gia đình hoàn cảnh khó khăn bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà như em: Vũ Văn Thắng, Lại Thị Thu Hường, Dương Văn Vũ…, Một số em phát âm không chuẩn vì quá ngọng: Lê Đình Việt, Lê Thị Huyền Trang, Đỗ Ngọc Thắng….
Qua thực tế giảng dạy ở lớp vào đầu năm học, tôi nhận thấy trong lớp có nhiều học sinh đọc còn chậm, đọc còn sai, sót từ, đa số các em ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu và giữa cụm từ, số học sinh có khả năng nắm được nội dung đoạn (bài) sau khi đọc còn ít. Khả năng đọc lưu loát bài văn, bài thơ còn vài em. Trong lớp có nhiều học sinh chưa tự giác học dẫn đến chất lượng học sinh khá thấp. Mặt khác trong môi trường giao tiếp tại gia đình các em hầu như ngôn ngữ nói chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp sơ đẳng hàng ngày trong mối quan hệ với người thân. Gia đình các em chưa quan tâm chỉ phó mặc cho giáo viên, nhiều em đến lớp còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập…
Trong mục 2.1 tham khảo SGV TV 3 tập 1, Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3
- Khảo sát chất lượng đọc của các em kết quả như sau:
Tổng số HS | Đọc đúng | Đọc diễn cảm | Đọc sai vần, dấu… | Đọc sai
phụ âm |
Đọc ngọng | |||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | |
28 | 11 | 39,3% | 3 | 10,7% | 5 | 17,8% | 5 | 17,8% | 4 | 14,4% |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp rèn cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ… dễ nhầm lẫn
– Đối với các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn như: x/s, r/d, ch/tr, …
Trong các bài dạy có âm dễ lần hoặc dễ đọc sai, giáo viên cần mô tả tỉ mỉ cách phát âm nhiều hơn. Cần so sánh để thấy sự khác nhau về cấu tạo, cách phát âm các âm đó, giáo viên phải phát âm chuẩn xác đồng thời nói rõ cách phát âm như thế nào để học sinh nắm bắt được, phân biệt được các âm sau đó yêu cầu học sinh phát âm lại, thi tìm tiếng có âm đó để học sinh nhớ kĩ. Mục đích là để học sinh nắm chắc cách phát âm cũng như phân biệt cấu tạo của âm dễ lẫn đó. Giáo viên cần phát âm nhiều lần cụ thể hai tiếng có âm đó để học sinh nhận rõ sự khác nhau như thế nào giữa cách phát âm của hai âm, từ đó học sinh có thể tự phát âm một cách chính xác.
Cụ thể Phân biệt tr/ch, x/s, r/d…
Giáo viên hướng dẫn học sinh:
Khi phát âm tiếng có âm tr thì lưỡi phải cong lên, đầu lưỡi chạm vào hàm trên, miệng há to.
Học sinh tự phát hiện cách phát âm các âm này (cong lưỡi…), sau đó các em tự tập phát âm cho bạn quan sát.
Học sinh phát âm đồng thanh, cá nhân, lớp nghe và phát hiện các lỗi sai khi bạn đọc, sửa sai cho bạn cũng chính là giúp các em luyện đọc đồng thời giáo viên theo dõi, sửa chữa phát âm cho học sinh.
Cần luyện nhiều cho những học sinh đọc còn hạn chế.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]