SKKN Một số kinh nghiệm dạy học cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3071 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 350 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Văn Bạch |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Văn Bạch |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy học cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1 : Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
Biện pháp 2 : Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo gây hứng thú học cảm thụ văn học
Biện pháp 3 : Lựa chọn hệ thống bài tập để giúp HS cảm thụ văn học
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1 .1 Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng cùng với môn Toán và các môn khác nó góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người là nền móng cho nền khoa học .
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là rất cần thiết nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học. Trong giảng dạy Tiếng việt ở Tiểu học, việc dạy học sinh cảm thụ văn học góp một phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển cái đẹp trong tâm hồn của học sinh. Để trau dồi năng lực môn Tiếng Việt cho HS tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, người giáo viên phải quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao năng lực văn học cho các em.
Cảm thụ văn học nó không phải học trong phạm vi một bài, một chương, một lớp mà nó được sử dụng liên tục ở các bài sau, chương sau và các lớp sau và còn được sử dụng trong thực tiễn hàng ngày. Vì vậy, yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học như trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, hay yêu cầu tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
Qua nghiên cứu SGK, SGV Tiếng Việt lớp 3, tôi thấy cần hình thành choHS năng lực cảm thụ văn học thông qua hệ thống bài tập, yêu cầu đặt ra cho HS tập viết các bài văn hay, học tốt các giờ luyện từ và câu, luyện về cảm thụ văn học qua các giờ tập đọc các tiết Tiếng Việt để học sinh trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Vậy làm thế nào để giúp HS hình thành khả năng cảm thụ văn học và phát huy tính sáng tạo, kích thích niềm say mê học môn Tiếng Việt cho HS lớp 3 là lí do tôi chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm dạy học cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3”.
1.2.Mục đích nghiên cứu :Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích :
– Tìm hiểu một cách đầy đủ nội dung phương pháp hướng tập luyện và cảm thụ văn học.nghiên cứu làm sáng tỏ 1 số khó khăn về quá trình cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy Tiếng Việt theo chương trình hiện hành.Trên cở đó đề ra 1 số biện pháp cụ thể , mở rộng về sự hiểu biết của bản thân đồng thời giúp cho học sinh về biết cảm thụ văn học noí riêng và phục vụ dạy tốt hơn Tiếng Việt nói chung .
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu : học sinh lớp 3.Nămhọc : ………..
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp quan sát- Nêu vấn đề – Giảng giải – Luyện tập – Học cá nhân – Học nhóm -Học cả lớp.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp kiểm tra qua luyện tập về cảm thụ văn học tiểu học,đánh giá tổng kết thực tiễn: trên cơ sở thông tin thu lượm ta sẽ hình dung được thực trạng về cảm thụ văn ở học sinh.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận:
Khi dạy học Tiếng Việt phải hiểu rõ những cơ sở về tâm lí giáo dục để dự kiến được nhiều hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. Quá trình dạy học sinh cảm thụ được các bài tập đọc sẽ mang lại kết quả khả quan nếu như thầy biết tổ chức đúng đắn và khêu gợi được những hoạt động cần thiết ở các em, vì tư duy của trẻ ở lứa tuổi Tiểu học thường thiên về tính cụ thể. Ở lứa tuổi này có những yếu tố của tư duy trừu tượng nhưng còn hạn chế nhiều so với học sinh ở các lớp trên. Quá trình nhận thức của học sinh lớp 3. Vì thế người giáo viên cần phải quan tâm đúng mức và giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài văn.
Có thể nói rằng: khi học sinh cảm thụ được bài văn, đoạn thơ là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sản phẩm, là sự đúc kết của việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý, học sinh Tiểu học và đặc điểm môn Tiếng Việt. Nội dung môn Tiếng Việt bậc Tiểu học được sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm theo các chủ đề. Nhờ sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm mà các nội dung của môn Tiếng Việt được củng cố thường xuyên và phát triển dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nhà sư phạm người Pháp đã từng nói: “Dạy học chân chính của nó không chỉ là dạy con người chung chung mà còn là dạy từng con người cụ thể …” Bởi vậy việc dạy học rất đa dạng và phong phú về nhận thức mỗi con người có một thể chất riêng, một tư duy, tình cảm riêng biệt, do đó không thể rập khuôn tùy vào lứa tuổi, tính cách, năng lực cảm thụ văn học của các đối tượng để chúng ta có thể lựa chọn hệ thống bài tập để giúp HS cảm thụ văn học.
2.2.Thực trạng của việc dạy học cảm thụ văn học của lớp 3 trường tiểu học trước khi áp dụng sáng kiến.
- Đối với việc dạy của giáo viên
Năm học ………..tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A sĩ số là 30 HS. Sau thời gian một tháng đầu nhận lớp, qua quá trình giảng dạy tôi đã nhận ra một điều khả năng cảm thụ văn học của các em còn hạn chế. Các em không hào hứng mạnh dạn phát biểu bài.
Để hiểu biết thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học tôi tiến hành dự giờ trao đổi với đồng nghiệp( GV), học sinh đồng thời cho HS làm bài kiểm tra về cảm thụ văn học qua các tiết tập đọc, giờ tự học, các buổi học buổi hai cho học sinh .
Dự giờ tập đọc của GV khối 3 bài “Mẹ vắng nhà”, “Cô giáo tí hon”. Thông qua dự giờ và khảo sát học sinh tôi nhận thấy rằng GV chỉ dựa vào SGK và sách hướng dẫn để truyền đạt thông tin có sẵn trong SGK, không sáng tạo và chủ yếu khai thác bài bằng hệ thống câu hỏi có sẵn trong SGK và luyện đọc là chủ yếu, phần cảm thụ văn học không đề cập tới hoặc chỉ là sơ sài. Giáo viên và HS phụ thuộc vào tài liệu như SGK, sách bài soạn mà không nắm bắt chương trình yêu cầu gì ở HS có năng khiếu.
– Ví dụ : khi dạy bài “Cô giáo tí hon” GV chỉ khai thác câu hỏi trong SGK rồi cho luyện đọc. Qua dự giờ tôi thấy HS phải chấp nhận giá trị đã có mà chưa độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ đặc biệt phần cảm thụ văn học.
Hạn chế của việc dạy học theo tôi thường gặp ở GV là :
+ Kiến thức bó gọn trong bài .
+ HS không được chuẩn bị đúng mức để hoạt động độc lập, sáng tạo, luôn lệ thuộc vào thầy cô.
+ HS học tập thường ít hứng thú không bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân.
+ Một số GV còn làm việc máy móc, rập khuôn, không năng động sáng tạo.
Chính vì vậy, các em không cảm nhận được những câu thơ, câu văn,
đoạn thơ, đoạn văn, bài thơ hoặc bài văn hay.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]