SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn lớp 3
- Mã tài liệu: BM3078 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 403 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
*Các giải pháp thực hiện:
– Nắm vững mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình của môn Tiếng Việt lớp 3 nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
– Nắm vững phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học của phân môn. Biết kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức một cách hài hoà và phù hợp nhằm làm cho tiết học đạt hiệu quả cao.
– Chuẩn bị và xây dựng bài học cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình.
– Có hiểu biết về tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 3 nhất là từng đối tượng học sinh trong lớp.
– Có lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao.
– Luôn thực hiện việc tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, mỗi phần kiến thức để bổ sung điều chỉnh ở các bài sau, năm học sau.
Mô tả sản phẩm
1. Mở đầu
- 1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người lao động, tự chủ, năng động, sáng tạo, có những kĩ thuật, có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu phân công trong xã hội.Đặc biệt là giáo dục bậc tiểu học là nền tảng cho các bậc học phổ thông. Chính vì vậy, chúng ta cần coi trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Ở cấp tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc phát triển những cơ sở ban đầu quan trọng của nhân cách con người. Trong các môn học, môn Tiếng Việt là một môn học có vị trí quan trọng trong việc phát triển nhân cách con người, kích thích sự sáng sáng tạo của học sinh, nó góp phần giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, là nền tảng cho bậc học tiếp theo.Qua cách miêu tả quan sát các em nhận thức được một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe-nói-đọc-viết”. Trong đó môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn…Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy-chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.
Ngôn ngữ (dưới dạng nói-ngôn bản, và dưới dạng viết-văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn lớp 3 nói rêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm văn theo hướng đổi mới như thế nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu của học sinh? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.
1.2. Mục đích của sang skieens :
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp giới thiệu về mình và những người xung quanh.Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó, giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó, là một giáo viên,qua thực tế một số năm giảng dạy tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn lớp 3 ”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Học sinh lớp 3
– Đối tượng “ Môn Tập Làm Văn” trong chương trình lớp 3 Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lý luận.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp.
– Phương pháp điều tra, khảo sát
– Phương pháp luyện tập, thực hành
– Phương pháp thống kê.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận :
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn. Để làm được một bài văn, học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Phải vận dụng các kiến thức về tiếng việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tạo tập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức, ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết, cách hành văn cho học sinh.
Tóm lại: Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện để hỗ trợ cho việc dạy tập làm văn được tốt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
+ Về phía giáo viên:
Qua thực tế dự giờ thăm lớp của giáo viên tôi nhận thấy:
– Giáo viên còn thụ động kiến thức ở SGV mà không chịu tìm tòi đọc thêm tài liệu khác liên quan đến giảng dạy đặc biệt là khi dạy Tập làm văn nên ngôn ngữ của giáo viên còn hạn hẹp, bí từ.
– Hình thức tổ chức dạy còn nghèo do giáo viên chưa thực sự đầu tư vào chất lượng bài soạn. Việc làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng của giáo viên còn nhiều hạn chế.
– Giáo viên chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiết dạy mà chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt rập khuôn.
– Việc tổ chức dạy các giờ tập làm văn (được coi là dạy mẫu ) ở các trường tiểu học chưa nhiều nên giáo viên chưa có cơ hội để học tập lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.
+ Về phía học sinh:
Học sinh lớp 3 đang ở lứa tuổi rất thích học và ham học. Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bị dạy học hiện đại, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. Các em ở lớp 2 đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 3.
Tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. Hơn nữa, Tập làm văn là một trong những phân môn khó nên học sinh không hứng thú học bằng các phân môn khác của Tiếng Việt.
- Sự hiểu biết của học sinh lớp 3 về phân môn Tập làm văn còn hạn chế. Bước đầu kế thừa, tập làm quen phân môn tập làm văn của lớp 2.
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học.
- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgic; tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động.
– Học sinh ở đây còn dùng nhiều tiếng địa phương nên khi nói, viết còn mắc nhiều lỗi do phát âm, các em còn nói tiếng địa phương và dùng từ ngữ của địa phương nhiều . Do vậy ngôn ngữ văn học của các em còn tối nghĩa, câu văn chưa trọn vẹn, ý văn còn nghèo nàn, dẫn đến phần trình bày văn nói chưa hấp dẫn, phần văn viết còn chưa trau chuốt do đổi chỗ diễn đạt theo ảnh hưởng của khẩu ngữ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]