SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3082 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 304 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu phân loại đối tượng học sinh
2. Rèn nề nếp, tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả.
3. Rèn lỗi phát âm, đọc nói đúng tiếng phổ thông
4. Luyện viết đúng phụ âm đầu
5. Luyện viết đúng tiếng có vần khó
6. Luyện viết chữ đúng, đẹp
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết: Đất nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để biến lí tưởng, mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội thành hiện thực thì giáo dục giữ một vai trò, vị trí cực kì quan trọng đó là tạo ra những con người phù hợp với thời đại: có đủ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về khoa học kĩ thuật để góp phần xây dựng đất nước. Mà trong sự nghiệp giáo dục bậc tiểu học lại chính là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng, phát huy tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. [1]
Người xưa thường nói: “Nét chữ – Nết người” hàm ý về hai vấn đề: Thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người ; thứ hai thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Như vậy “Viết chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
Chữ viết còn giúp học sinh rèn luyện được những đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì…
Hiện nay ở nhiều trường, học sinh viết chữ khá đẹp. Song vẫn còn một số ít phụ huynh phàn nàn về chất lượng chữ viết của con em mình. Trong các kì thi số học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày tuỳ tiện, cẩu thả chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Vậy làm thế nào để dạy chữ viết – rèn nết người cho học sinh ?
Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện kiên quyết giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng.
Từ những lí do trên, để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả cho học sinh lớp 3” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng cho học sinh viết đúng chính tả và phụ âm đầu, vần khó.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận thực tiễn việc rèn chữ viết chính tả cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng nhằm củng cố và phát huy nề nếp rèn chữ viết cho học sinh, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen đúng Tiếng Việt. Từ đó để nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 3.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả nhằm giúp học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quảng Phú viết đúng, viết đẹp.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
– Phương pháp xây dựng cơ sở lý luận: Đọc các tài liệu, các sách bồi dưỡng Tiếng việt, tập san giáo dục và thu thập tài liệu trên mạng intenet liên quan đến đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ chính tả”.
– Phương pháp điều tra, khảo sát , thu thập thông tin.
– Khảo sát thực tế chất lượng viết chính tả lớp 3A.
– Phương pháp dạy thực nghiệm.
– Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực tiễn chương trình, phân tích lỗi sai.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo đảm cho ngườì viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
Phân môn chính tả trong nhà trường, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết. Trong những năm gần đây, phòng giáo dục thành phố luôn quan tâm đến nền nếp “Vở sạch – Chữ đẹp”, Đặc biệt là phong trào thi đua “Viết chữ đẹp – Giữ vở sạch” giữa các lớp trong nhà trường được tổ chức hằng năm. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết chữ đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả.
Hiện nay có những phương án dạy – học Tiếng Việt khác nhau ở tiểu học. Đó là một xu hướng lành mạnh – điều đáng nói là các phương án này đều hướng tới một mục tiêu chung đó là giáo dục một cách toàn diện hình thành và phát triển cho học sinh những tri thức và kĩ năng cơ sở thiết thực với cuộc sống cộng đồng, lòng tự tin, tính hồn nhiên, sự năng động và linh hoạt. Giúp học sinh có đầy đủ phẩm chất, ý chí và ước mơ đem sức mình đáp ứng được những nhu cầu phù hợp với xã hội trong thời đại mới.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một trong những môn học chiếm nhiều thời lượng trong chương trình. Dạy học sinh viết chữ được coi là một trong những yêu cầu cơ bản quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Nét chữ – Nết người”. [2].
Chữ đẹp nào phải hoa tay
Ta chăm luyện tập hàng ngày đâu quên.
Rèn chữ viết là rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì; rèn khả năng thẩm mỹ, tính chính xác, khoa học, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô bạn bè khi đọc bài của mình. Như vậy, việc rèn chữ viết tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Trong những năm gần đây việc rèn chữ viết cho giáo viên và học sinh tiểu học là một việc làm quan trọng, là một trong những mũi nhọn hàng đầu của phong trào thi đua.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC CHÍNH TẢ:
2.2.1. Thuận lợi:
Năm học ……….tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A, tôi đã tìm hiểu kỹ về học sinh, đa số các em đều ngoan, chăm học đã có sự tập trung chú ý trong các giờ học chính tả. Các em đã nắm được độ cao, rộng của các nhóm chữ để vận dụng vào bài viết, phần lớn đã có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.
Mặt khác được Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, hầu hết đồ dùng và thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ. Vì vậy có sự thuận lợi cho giáo viên dạy học.
2.2.2. Khó khăn:
Lớp 3A là lớp học phần đa gia đình làm nông nghiệp nên việc chăm lo đến học tập của các bậc phụ huynh đối với các em còn hạn chế. Có em đi học còn hay quên sách vở, thiếu đồ dùng học tập.
Mặt khác do cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế như: phòng học còn hẹp do HS đông. Bàn học kê chật học sinh ngồi khó viết, bảng lớp dòng kẻ đã mờ, sơn bảng trơn trượt viết chữ không đẹp, khó viết,… đã làm ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng chữ viết của học sinh.
2.2.3. Thực trạng chữ viết của học sinh:
Nhiều năm tôi dạy lớp 3, tôi thấy đầu năm, các em còn có những hạn chế chữ chưa đều nét, chưa đúng dòng kẻ, chưa đúng chuẩn.
VD: chữ r, s nét móc chưa lên ¼ li, chữ t kéo 2 li, các nét khuyết hơi gãy, thế chữ chưa nhất quán câc em còn chệch choạc li.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]