SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
- Mã tài liệu: BM3085 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 619 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Cư Trinh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Cư Trinh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Dạy đúng quy trình
2. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý
3. Lựa chọn phương pháp dạy
4. Đa dạng hóa các hoạt động học tập
5. Hệ thống bài tập phong phú
6. Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết bậc Tiểu học không những là bậc nền móng cho các bậc học cao hơn, mà còn là bậc học nền tảng cho việc dạy môn Tiếng Việt ở các bậc học khác. Bởi tiếng Việt là môn học giúp các em hình thành bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong phân môn tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 3. Bởi phân môn Luyện Từ và câu rèn cho các em hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ,và qua đó cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Tiếng Việt. Nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập , để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,…)
Qua việc học Luyện từ và câu giúp học sinh việc mở rộng, hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh. Ngay tên gọi của phân môn đã cho ta thấy mục đích của nó. Luyện từ và câu dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu…..Tuy nhiên, trong thực tế đây là một phân môn rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 và Tiếng Việt 3 không có những bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có những bài tập để học sinh thực hành về từ và câu khá phong phú và đa dạng kiểu loại……Nhằm giúp học sinh nhận diện các kiến thức sơ giản chứ không có sự tổng thể về mặt lý thuyết.
Luyện từ và câu lớp 3 ngoài nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm, ôn luyện kiến thức về từ loại, các kiểu câu, dấu câu đã học ở lớp 2 còn làm quen với các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh). “So sánh” là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình lớp 3 .Vì vậy, tôi thấy rằng việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh làm tốt các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu là rất cần thiết và tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” để nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm giúp học sinh:
- Nhận biết, phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh.
- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,…)
– Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
Từ những mục tiêu của môn Tiếng việt nói chung và phân môn “ Luyện từ và câu” nói riêng giúp học sinh : khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽ gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các kiến thức về biện pháp so sánh trong Luyện Từ và câu. Áp dụng vào làm bài tập và giao tiếp .
– Giúp học sinh nắm vững kiến thức về biện pháp so sánh trong Tiếng Việt và áp dụng vào làm bài tập , giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống .
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp phân tích.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
So sánh là thao tác thường trực của tư duy, là cách nói rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như sáng tạo văn chương. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nền cho hình thức mưu tả sinh động. Đây là một nội dung khó, mang tính trừu tượng. Trong khi đó tư duy nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách chung chung tác dụng câu so sánh. Các em sẽ gặp khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít, chưa có thói quen và chưa biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả… Điều đó phần nào lý giải vì sao các bài tập tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn. Trong khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽ gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn. . Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này. Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm.
“So sánh” trong chương trình “Luyện từ và câu” lớp 3. Đây là một nội dung mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp ba. Các kiến thức được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập không lý thuyết nên hệ thống dữ liệu được lựa chọn phải thực sự chính xác cho học sinh. Nội dung so sánh được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập thực hành với mục tiêu cụ thể là:
+ Học sinh nhận biết biện pháp so sánh (bao gồm hình ảnh so sánh, các kiểu so sánh, ngang bằng, hơn kém) sự vật – sự vật, âm thanh – âm thanh, hoạt động – hoạt động, từ so sánh, phương tiện so sánh trong các bài học trong ngôn từ nói hàng ngày, kể cả lời nói của chính các em.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong giao tiếp.
Như vậy trong “Luyện từ và câu” lớp 3 so sánh bước đầu được đưa vào thông qua sách giáo khoa, qua các ví dụ và bài tập thực hành giúp cho học sinh cảm nhận, gây hứng thú và từ đó tìm ra được kiến thức mới để áp dụng trong nói và viết hàng ngày.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng
* Thuận lợi:
– Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, của các tổ chuyên môn đã có vai trò tích cực giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu.
– Học sinh lớp 3 giai đoạn này rất ham học, đặc biệt hơn lứa tuổi này các em không còn bỡ ngỡ trước môi trường học tập thật sự như ở các lớp học trước, quan trọng là ở lớp 3 các em đã được trang bị một lượng kiến thức ở lớp 2, đã nắm vững kiến thức, kĩ năng mà các thầy cô giáo trước đó đã trang bị. Đây là cơ sở giúp cho các em học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
– Đa số các em có ý thức trong việc học, có chuẩn bị bài khá chu đáo trước khi đến lớp, một số em đã biết dùng từ đặt câu, diễn đạt tương đối lưu loát.
– Đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao nên việc đầu tư cho con cái học tập cũng có những thuận lợi nhất định.
* Khó khăn
– Vốn từ vựng của học sinh còn hạn chế, cũng ảnh hưởng đến việc thực hành luyện tập
– Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3, lứa tuổi mau nhớ nhưng cũng mau quyên, mức độ tập trung thục hiện các yêu cầu của bài học chưa cao.
– Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học.
Ở lớp 3, học sinh vẫn chỉ đang ở giai đoạn của một quá trình nhận thức nên nội dung dạy học so sánh không có tiết lý thuyết riêng mà chỉ được cung cấp kiến thức thông qua hệ thống bài tập. Các bài tập được đưa ra dưới nhiều dạng khác nhau. Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn hạn chế. Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ thực tế.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]