SKKN Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8
- Mã tài liệu: BM8053 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 635 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng và lợi ích của vấn đề đặt ra.
2. Sử dụng các tư liệu lịch sử hóa học
3. Phương pháp trực quan: Sử dụng các hình ảnh, thí nghiệm hóa học.
4. Hệ thống hóa kiến thức bằng: “Bản đồ tư duy” hoặc sơ đồ thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
5. Đặt thành thơ vui, câu đố hóa học
6. Dạy học bằng câu hỏi hoạt động hóa người học.
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng, hứng thú học tập có vai trò đặc biệt quan trọng. Kết quả học tập của người học không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm trí tuệ của cá nhân, mà còn phụ thuộc vào động cơ, thái độ và hứng thú học tập của người học. Hứng thú học tập có tác dụng nâng cao tính tích cực, tự giác và làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, hứng thú học tập tạo ra sự say mê nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, nhu cầu cần hiểu biết, vận dụng kiến thức về một lĩnh vực, một bộ môn khoa học nào đó, giúp người học có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích nhanh nhất.
Lí luận dạy học đã chỉ ra rằng: “Dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người học”. Một mặt trí tuệ của học sinh chỉ có thể phát triển tốt trong quá trình dạy học khi thầy giáo phát huy tốt vai trò của người tổ chức, điều khiển. Bởi một sự gợi ý khéo léo có tính chất gợi mở của giáo viên sẽ có tác dụng kích thích tính tự lực và tư duy sáng tạo của học sinh, lôi kéo họ chủ động tham gia vào quá trình dạy học một cách tích cực, tự giác. Mặt khác đối với học sinh để phát triển trí tuệ của mình không có cách nào khác là phải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. J. Piaget đã kết luận: “Người ta không học được gì hết nếu không phải trải qua sự chiếm lĩnh bằng hoạt động, rằng học sinh phải phát minh lại khoa học, thay vì nhắc lại những công thức bằng lời của nó”.
Thực tiễn chứng tỏ rằng: thiếu hứng thú học tập làm cho tinh thần mệt mỏi, làm giảm khả năng tư duy, giảm khả năng lĩnh hội tri thức và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự yếu kém trong học tập. Vì vậy, một trong những yêu cầu sư phạm quan trọng của người giáo viên là phải hình thành và kích thích hứng thú học tập bộ môn cho học sinh nhằm nâng cao năng lực nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tăng nội dung thí nghiệm biểu biễn, bài thực hành và bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học không những tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lĩnh hội hệ thống kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy, mà còn giúp học sinh hình thành thế giới quan khoa học đúng đắn.
Tuy nhiên, việc dạy và học bộ môn Hóa học hiện nay ở các trường phổ thông cũng còn khá nhiều hạn chế như chủ yếu vẫn thiên về lí thuyết, chưa cung cấp cho học sinh các kiến thức có tính ứng dụng thực tế nhiều, hay việc thí nghiệm hóa học chưa được thể hiện trong nhiều giờ lên lớp, học sinh ít được tự làm thí nghiệm…Chính những điều này đã làm cho học sinh chưa thực sự có hứng thú học tập bộ môn Hóa học, dẫn đến chất lượng bộ môn chưa cao.
Từ các lí do trên tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài :
“Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương oxi – không khí môn Hóa học 8″
- Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi – không khí lớp 8, khơi dậy niềm đam mê của các em học sinh với bộ môn Hóa học. Từ đó, kết quả học tập của các em cũng như chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao hơn.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận của vấn đề
- Hứng thú học tập
Hoạt động học tập với tư cách là hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo, là một quá trình đòi hỏi phải nỗ lực thường xuyên.
A.G. Covaliop cho rằng: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể với đối tượng của hoạt động học tập về sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân”.
ACômenky xem tạo hứng thú là một trong những con đường chủ yếu “làm cho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui”. Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, khái quát hóa các hiện tượng thì các em hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ rệt. Có hứng thú thì mới có tính tích cực, tính sáng tạo.
- Tư duy và sự phát triển tư duy trong dạy học.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Trường (ĐHSP Hà Nội) thì “Tư duy là hành động trí tuệ nhằm thu thập và xử lí thông tin về thế giới quanh ta và thế giới trong ta. Chúng ta tư duy để hiểu, làm chủ tự nhiên, xã hội và chính mình”.
Dạy học ngày nay suy cho cùng là dạy cách học, cách tư duy cho học sinh, kiến thức lâu ngày có thể quên, điều còn lại trong mỗi người là năng lực tư duy. Như vậy, nhà vật lí nổi tiếng N.I.sue đã nói: “Giáo dục – đó là cái được giữ lại khi mà tất cả những điều học thuộc đã quên đi”. Câu này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển tư duy cũng như mối quan hệ mật thiết của nó với giảng dạy.
Vì vậy, vấn đề phát triển tư duy cho học sinh cần phải được coi trọng trong quá trình dạy học. Nếu không có khả năng tư duy thì học sinh không thể hiểu biết, không thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân.
- Thực trạng vấn đề
- Thuận lợi
– Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana đã thành lập các cụm chuyên môn, trong đó có cụm tổ chuyên môn Hóa học là nơi để các giáo viên trong tổ Hóa trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
– Ban giám hiệu trường THCS Lê Văn Tám rất quan tâm đến việc dạy và học của bộ môn, hàng năm đã có sự hỗ trợ về hóa chất, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn.
– Trong quá trình giảng dạy môn Hóa, giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp như: phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài giảng….
– Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh…. và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học.
– Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát thí nghiệm, giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống và suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra.
– Học sinh tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
- Khó khăn
Hiện nay ở Trường THCS Lê Văn Tám, kết quả dạy học môn hóa học tuy đã có tiến bộ so với những năm học trước, song vẫn kết quả còn chưa cao, một số học sinh chưa chưa yêu thích môn hóa học, do việc giảng dạy ở trường còn mắc phải một số tồn tại:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]