SKKN Sử dụng thí nghiệm hóa học đê nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Hoá học ở lớp 8
- Mã tài liệu: BM8060 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 593 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Minh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Minh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng thí nghiệm hóa học đê nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Hoá học ở lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Sử dụng thí nghiệm qua giới thiệu vào bài 9
3.2. Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng và thí nghiệm đối chứng trong quá trình tìm kiến thức mới 10
3.3. Sử dụng Thí nghiệm trong giờ thực hành nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. 14
3.4. Sử dụng thí nghiệm trong giai đoạn củng cố vận dụng gắn với thực tiễn.
Mô tả sản phẩm
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Môn Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, để truyền tải kiến thức môn Hóa học đến học sinh đều phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm, nên việc sử dụng thí nghiệm hóa học đóng vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học môn Hóa học. Thông qua thí nghiệm, học sinh sẽ nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Vậy, sử dụng thí nghiệm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ? Đó là điều mà tôi trăn trở trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy.
Trên thực tế dạy học thời gian qua việc sử dụng thí nghiệm để dạy học môn Hóa học chưa thực sự nâng cao chất lượng dạy học như mong muốn.
Vì lí do trên, tôi đã chọn “Sử dụng thí nghiệm để nâng cao hiệu quả trong dạy học Hóa học ở lớp 8 trường THCS Thành Trực” làm đề tài nghiên cứu khoa học, sau 2 năm áp dụng đã đạt được kết quả tốt, tôi xin mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Giúp cho học sinh có kỹ năng làm thí nghiệm, khai thác thí nghiệm thu thập kiến thức, từ đó nêu được tính chất, ứng dụng của chất.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tự học của từng cá nhân học sinh.
+ Tạo niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất.
+ Gây hứng thú, học tập môn hoá học.
+ Rèn luyện những phẩm chất, thái độ cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong học tập, làm việc.
3. Đối tượng nghiên cứu:
+ Học sinh lớp 8 Trường THCS Thành Trực
+ Sử dụng thí nghiệm vào giảng dạy môn Hóa học trong chương trình lớp 8 trung học cơ sở.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn làm thí nghiệm hóa học; cách sử dụng thí nghiệm vào giảng dạy môn hóa học, sách giáo viên, sách giáo khoa, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Thường xuyên làm thí nghiệm trước khi làm thí nghiệm cho học sinh quan sát.
+ Thực nghiệm thao giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
+ Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ thực hành làm thí nghiệm của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sử dụng thí nghiệm trong giờ dạy.
+ Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
+ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: SỬ DỤNG THÍ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC Ở LỚP 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH TRỰC.
1. Cơ sở lí luận
1.1.Vai trò của việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học:
– Bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh: Trong một bài học, có những nội dung có thể làm thí nghiệm được thì chúng ta cần cố gắng sưu tầm hay tự làm dụng cụ để tiến hành thí nghiệm, học sinh sẽ rất thích thú khi học tập có thí nghiệm kèm theo. Học sinh không chỉ được nghe mà còn được thấy một cách cụ thể. Tính trực giác của thí nghiệm đã gây hứng thú cho học sinh học tập.
– Nâng cao lòng tin vào khoa học: Khi có thí nghiệm, học sinh tin tưởng vào những điều thầy, cô giáo nói vì có thí nghiệm chứng minh cho lời của thầy, cô giáo. Người ta thường nói trăm nghe không bằng một thấy.
– Phát triển tư duy của học sinh: Nếu làm thí nghiệm, qua quan sát thí nghiệm các dấu hiệu bên ngoài như sự thay đổi trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, sự thoát khí, sự toả nhiệt, sự phát sáng v..v… tác động vào các giác quan của học sinh, làm học sinh nảy sinh trong đầu những câu hỏi “Vì sao?”, “Tại sao?”, như vậy là tư duy của học sinh được hoạt động. Để trả lời được câu hỏi đặt ra buộc học sinh nhớ lại, có khi phải phân tích, tổng hợp mới tìm được lời giải đáp. Như vậy là năng lực nhận thức của học sinh được phát triển.
– Học sinh dễ tiếp thu kiến thức, nhớ lâu nội dung học tập : Trong giảng dạy có sử dụng thí nghiệm, lời nói của giáo viên được thí nghiệm minh hoạ, nên học sinh dễ tiếp thu hơn. Cùng một lúc được huy động nhiều giác quan tham gia, nên thông tin được tiếp thu sẽ trở nên vững chắc hơn, dễ nhớ, nhớ lâu hơn.
– Hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên cho học sinh một cách chính xác: Khi đã hiểu được nhiệm vụ cần làm sáng tỏ (mục đích của thí nghiệm) bằng tư duy tích cực, HS sẽ hình thành được các giả định. Câu hỏi được hình thành từ những liên tưởng dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có của học sinh. Khi giả định được hình thành, trong đó hàm chứa con đường phải giải quyết đó là làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm để chứng minh cho giả định đã nêu.
Động tác thí nghiệm khi biểu diễn thí nghiệm, khi quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm tác động trực tiếp đến giác quan của học sinh, làm cho học sinh hiểu, ghi nhớ giúp học sinh hình thành trong các em kỹ năng thí nghiệm chính xác. Mặt khác, nhờ thí nghiệm giúp học sinh giải thích được bản chất của quá trình xảy ra và trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống.
Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và biết sử dụng thí nghiệm thành thạo và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm sao cho phù hợp
với nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học nhằm phát huy tính tích cực chủ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]