Biện pháp rèn chữ viết dành cho học sinh lớp Một
- Mã tài liệu: BM1061 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 473 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp rèn chữ viết dành cho học sinh lớp Một” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách các đồ dùng học tập
3.2.2. Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ
3.2.3. Chữ mẫu của giáo viên:
3.2.4. Giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua
trang vở không bị rối bài viết sẽ thoáng hơn.
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt là ở tiểu học nhất là đối với lớp Một. Học vần, Tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông và viết thạo có quan hệ mất thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh sẽ giúp học sinh có điều kiện ghi chép tất cả các môn học tốt hơn. Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mĩ. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”. Hay người xưa cũng đã từng nói: “Nét chữ – nết người ”. Qua câu nói đó người xưa muốn nói với các thế hệ đi sau rằng chữ viết là thể hiện tính cách của con người và thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường – kĩ năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Học vần, tập đọc giúp cho việc rèn luyện năng lực đọc thông, tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ một tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình đọc thông, viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau.
Lâu nay, nhiều thế hệ thầy giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp dạy tập viết và nghiên cức các đề tài: “ Rèn chữ giữ vở” cho học sinh. Tuy vậy chỉ có một bộ phận học sinh là biết “Rèn chữ giữ vở” và vẫn còn nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu và viết rất chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tiếng Việt nói riêng học các môn khoa học khác nói chung của các em. Học sinh lớp Một ngày đầu tiên đến trường còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi đôi tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Mà kĩ thuật viết chữ đúng là điều cốt lõi để duy trì kĩ năng viết đúng, viết nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự đó. Khi các em đã có kĩ thuật viết chữ đúng các em mới viết đẹp và từ kĩ thuật viết đúng đó sẽ là cơ sở giúp các em viết được những kiểu chữ sáng tạo đẹp hơn.
Là một người giáo viên đang trực tiếp đứng trên bục giảng, trong tôi luôn đặt ra câu hỏi phải làm gì, làm như thế nào để giúp các em viết đúng, viết đẹp để góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em với các môn học khác. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chữ viết đúng, đẹp cho các em và và làm cho phong trào “ Vở sạch – chữ đẹp” của lớp cũng như của trường ngày một đi lên một cách bền vững nhất. Chính vì vậy mà tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài:
“ Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Giúp giáo viên dạy lớp 1 nói riêng, giáo viên Tiểu học nói chung tìm ra phương pháp rèn chữ viết tốt nhất, hay nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Giúp giáo viên có đủ vốn kiến thức cần thiết cho việc rèn chữ.
Giúp giáo viên có trình độ, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm tích cực hoá hoạt động của người học.
Ngoài ra, còn giúp giáo viên tích cực hoá hoạt động của mình: Giao việc cho học sinh; Kiểm tra học sinh; Tổ chức báo cáo kết quả làm việc;Tổ chức đánh giá.
Thông qua việc nghiên cứu để có biện pháp cải tiến phương pháp giảng day, khắc phục những tồn tại về chữ viết cho học sinh nhằm giúp các em viết đúng, viết đẹp.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, người giáo viên phải thực hiện được những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu những vấn đề chung về quá trình rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
Nghiên cứu những khó khăn trong việc rèn chữ và biện pháp khắc phục.
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1.
Tìm hiểu thực tế ở trường tiểu học về những nội dung, chương trình trong phạm vi đề tài, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại và đề xuất một số biện pháp giải quyết.
Qua đó, hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp, góp phần rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Quyết Thắng
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, vì điều kiện thời gian có hạn tôi chỉ tập trung nghiên cứu “ Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” Trường Tiểu học Quyết Thắng – huyện Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Để xây dựng một đề tài thì việc nghiên cứu là không thể thiếu. Đây là phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu để tìm ra những kiến thức cơ bản có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó xây dựng phần cơ sở lí luận của đề tài, giúp cho kết quả đề tài được nâng cao, mở rộng. Với phương pháp này, tôi đã tìm hiểu, thu thập thông tin ở một số tài liệu như: Mẫu chữ tập viết trong chương trình giảng dạy chữ viết thường ; tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu k III ………… tập II ; Vở tập viết tập 1,2 lớp 1,2 Nhà xuất bản giáo dục
Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp này nhằm thu thập rộng rãi các thông tin, hiện tượng thực tế những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tôi sử dụng khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi chủ nhiệm Lớp 1A )
Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp nhằm điều tra các số liệu qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi, từ đó phát hiện vấn đề cần giải quyết. Xác định tính phổ biến hay nguyên nhân nào đó chuẩn bị cho việc nghiên cứu tiếp.
Tôi sử dụng phương pháp này thông qua việc phỏng vấn trực tiếp giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nhằm nắm bắt thu thạp những tài liệu, thông tin về tình hình thực tế liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.Tôi đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Thái – Chủ nhiệm lớp 1B; Đồng chí Lưu Thị Lan – Chủ nhiệm lớp 1C, cùng một số em học sinh lớp 1.
Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp thực hành để kiểm tra kết quả đưa ra có tốt không để qua đó điều chỉnh cho hợp lý. Phương pháp này tôi sử dụng thực nghiệm 2 bài: Tiết 3: lễ, cọ, bờ, hổ. Tiết 8: xưa kia, mùa dưa, gà mái.
II PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Tầm quan trọng của chữ viết.
Chữ viết là sáng tạo k diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được mọi người quan tâm. việc thực hiện rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh tiểu học đã được nhiều thế hệ thầy, cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Tuy vậy vẫn còn có những học sinh viết sai viết xấu và viết chậm. Đều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập Tiếng Việt nói riêng, học các môn khác nói chung.
Học sinh lớp 1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè việc giúp các em làm quen với chữ viết thật là khó khăn, tay cầm bút còn vụng về, Sau mỗi tiết học tập viết, tôi cảm thấy đối với học sinh ở độ tuổi lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng, viết đẹp ngay là một điều khó có thể thực hiện được. Do vậỵ, đối với giáo viên cần phải có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp với lứa tuổi, để các em tiếp thu được một cách vững chắc, chúng ta cần được sự kết hợp với gia đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh, với ý chí không ngừng cố gắng, chăm rèn chữ viết của học sinh . Vậy để việc rèn chữ viết đẹp của từng học sinh, của tập thể lớp 1/1 có hiệu quả cao, trước tiên cần xây dựng được nề nếp và kỹ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong suốt quá trình học tập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]